Trẻ ngủ vào khung giờ này sẽ cao lớn nhanh và tăng IQ vượt bậc

Thi Thi - Ngày 16/10/2023 19:02 PM (GMT+7)

Bố mẹ nên thiết lập cho trẻ thói quen ngủ khoa học, nhằm hỗ trợ tăng chiều cao và phát triển trí não tốt.

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong suốt quá trình ngủ, não bộ hoạt động một cách tích cực để ghi nhớ thông tin, xử lý kỹ năng và phát triển những khả năng tư duy... Ngược lại trẻ thức khuya, thiếu ngủ sẽ tạo ra những hệ quả xấu đối.

Do đó, các chuyên gia khuyên bố mẹ nên tạo cho trẻ môi trường ngủ thoải mái, thiết lập thói quen ngủ đều đặn, ngủ đủ giấc ngủ theo từng độ tuổi.

Trẻ ngủ vào khung giờ này sẽ cao lớn nhanh và tăng IQ vượt bậc - 2

Trẻ đi ngủ muộn ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Cơ thể giảm tiết hormone tăng chiều cao

Lượng hormone tăng trưởng tiết ra trong khi ngủ, chính là chìa khóa quyết định liệu trẻ có thể phát triển chiều cao tốt hay không. Nếu trẻ không đạt giấc ngủ sâu, cơ thể sẽ giảm tiết lượng hormone này.

Sau 12 giờ tối là thời điểm tiết hormone tăng trưởng đạt đỉnh điểm, tuy nhiên trẻ đang trong trạng thái ngủ nông không dễ đạt được mục tiêu. Vì vậy, tốt nhất nên cho trẻ đi ngủ trước 22 giờ đêm để đạt trạng thái ngủ sâu càng sớm càng tốt.

Giấc ngủ sâu là điều kiện tiên quyết để cơ thể tiết hormone tăng trưởng ở mức độ cao. Vì vậy, bố mẹ nên cố gắng hạn chế can thiệp khi trẻ đang ngủ.

Lượng hormone tăng trưởng tiết ra trong khi ngủ, chính là chìa khóa quyết định liệu trẻ có thể phát triển chiều cao tốt hay không.

Lượng hormone tăng trưởng tiết ra trong khi ngủ, chính là chìa khóa quyết định liệu trẻ có thể phát triển chiều cao tốt hay không.

Ảnh hưởng chức năng tim

Nhiều phụ huynh nhận thấy con mình có thói quen ngủ bất thường, không thể ngủ ngon vào ban đêm, thức dậy mệt mỏi vào buổi sáng. Một số trẻ còn có biểu hiện chán ăn, cáu kỉnh.

Nguyên nhân chính khiến trẻ cáu kỉnh và khó chịu là do thiếu ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng hưng phấn, khi trẻ ở trạng thái hưng phấn, nhịp tim sẽ tăng nhanh. Nếu trạng thái này kéo dài, có thể gây ra các vấn đề về tim mạch.

Trẻ đi ngủ muộn từ khi còn bé, có thể không nhận ra những tác động tiêu cực ngay lập tức. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên các bệnh tiềm ẩn sẽ bắt đầu xuất hiện, và tim mạch là một trong số đó.

Giảm khả năng tập trung, ghi nhớ

Giấc ngủ là một yếu tố quan trọng để hỗ trợ sự phát triển não bộ và trí tuệ ở trẻ. Trẻ thiếu ngủ thường gặp khó khăn trong tập trung, tiếp thu kiến thức chậm, khả năng học hỏi, ghi nhớ kém.

Đề kháng yếu, dễ ốm vặt

Nếu trẻ đi ngủ muộn lâu ngày, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi, không sản sinh ra các yếu tố miễn dịch có để chống lại bệnh tật, từ đó tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn xâm nhập.

Do đó, việc trẻ đi ngủ sớm để cơ thể thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi các cơ quan và cải thiện khả năng miễn dịch. Điều này giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh và bệnh truyền nhiễm.

Nếu trẻ đi ngủ muộn lâu ngày, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi tốt.

Nếu trẻ đi ngủ muộn lâu ngày, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi tốt.

Trẻ ngủ vào khung giờ này sẽ cao lớn nhanh và tăng IQ vượt bậc - 5

Trẻ có thể cao thêm nếu ngủ đúng 2 giờ vàng?

Thời lượng giấc ngủ cần thiết cho trẻ phụ thuộc vào các yếu tố phát triển thể chất khác nhau. Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng 70% chiều cao của trẻ phụ thuộc vào di truyền từ bố mẹ, 30% còn lại ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài.

Trong đó, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển chiều cao, vượt trội hơn cả việc tập luyện và chế độ ăn uống, bởi vì hormone tăng trưởng được tiết ra trong quá trình ngủ.

Đây là tiêu chuẩn về thời lượng giấc ngủ được các chuyên gia khuyến nghị để trẻ có khả năng phát triển chiều cao tốt hơn. Ngoài ra, mỗi độ tuổi của trẻ cần một lịch trình ngủ phù hợp riêng.

Thời lượng giấc ngủ cần thiết cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi.

Thời lượng giấc ngủ cần thiết cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi.

Dưới đây là khuyến nghị về thời gian ngủ cho trẻ ở mọi độ tuổi từ Harriet Hiscock, chuyên gia về giấc ngủ trẻ em của Viện Nghiên cứu Trẻ em Úc.

- Trẻ sơ sinh thường cần ngủ từ 14 đến 17 tiếng.

- Trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi cần ngủ từ 12 đến 15 giờ.

- Trẻ mẫu giáo (3 đến 5 tuổi) cần ngủ từ 10 đến 13 giờ.

- Trẻ học tiểu học (6 đến 13 tuổi) cần ngủ từ 9 đến 11 giờ.

- Thanh thiếu niên cần ngủ từ 8 đến 10 giờ.

Thiếu ngủ trong những khoảng thời gian quan trọng nhất, khi hormone tăng trưởng tiết ra (từ 21 giờ đến 1 giờ sáng và từ 5 giờ đến 7 giờ sáng) sẽ làm giảm khả năng cao lên. 

Trẻ ngủ vào khung giờ này sẽ cao lớn nhanh và tăng IQ vượt bậc - 7

3 nguyên tắc giúp trẻ tăng chiều cao thuận lợi, có sức khỏe và phát triển trí não tốt

Trẻ ngủ vào khung giờ này sẽ cao lớn nhanh và tăng IQ vượt bậc - 8

Đừng đợi đến khi trẻ mệt mới ngủ

Thực tế, để trẻ đi ngủ sau khi đã chơi mệt mỏi có thể gây hại cho sức khỏe. Khi trẻ chơi nhiều và quá hào hứng, chất lượng giấc ngủ sẽ giảm đi, ngay cả khi trẻ đã vào trạng thái ngủ, tâm trạng và hoạt động tinh thần vẫn có thể tiếp tục.

Nhiều trẻ xuất hiện tình trạng nghiến răng, lắc chân, tiểu đêm... trong khi trẻ đang ngủ, điều này ảnh hưởng đến phát triển trí não và sức khỏe,  trong những trường hợp nghiêm trọng có thể gây rối loạn về giấc ngủ.

Vì vậy, tốt nhất là bố mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen ngủ tốt, bằng cách đảm bảo rằng trẻ đi ngủ đúng giờ, không nên hoạt động quá phấn khích trước khi ngủ.

Đừng để con thức khuya cùng bố mẹ

Đây là tình trạng thường thấy ở nhiều gia đình, phụ huynh thức khuya nên trẻ cũng học theo thói quen này. Nếu bố mẹ vẫn còn công việc chưa hoàn thành, hãy cố gắng kiên nhẫn chờ đến khi trẻ ngủ, rồi sau đó có thể trở lại tiếp tục công việc.

Nhiều phụ huynh thức khuya nên trẻ cũng học theo thói quen này.

Nhiều phụ huynh thức khuya nên trẻ cũng học theo thói quen này.

Ngủ sớm là bảo vệ gan của trẻ

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, gan được coi là "bộ quản lý chiến lược" trong cơ thể. Nghĩa là sức khỏe của gan ảnh hưởng đến thể chất và các vấn đề sức khỏe quan trọng khác.

Quá trình giải độc gan diễn ra từ 11 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau, cần phải ở trong giai đoạn ngủ sâu để đạt hiệu quả giải độc tốt nhất. Đối với trẻ nhỏ, thời gian giải độc có thể sớm hơn.

Nếu trẻ thường xuyên đi ngủ muộn, gan sẽ không thực hiện quá trình giải độc tốt, làm yếu và giảm chức năng của cơ thể, khiến trẻ mệt mỏi và thiếu năng lượng.

Do đó, khi trẻ còn nhỏ, đặc biệt là trong độ tuổi đi học, cần đảm bảo ngủ đủ giấc để cơ thể có thể thực hiện quá trình trao đổi chất bình thường, giúp trẻ có trí nhớ tốt và khả năng vận động tốt hơn.

Sai lầm gọi trẻ thức dậy có thể đánh cắp chiều cao và IQ, mẹ thông thái hãy bỏ ngay
Có nhiều cách để đánh thức trẻ vào buổi sáng, nhưng nếu cha mẹ thường áp dụng hai phương pháp này, có thể tạo ra tác động xấu đến quá tình phát triển...

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con thông minh