Trẻ đi ngủ và thức dậy sớm hơn khung giờ này, chiều cao có thể giảm đi 5cm

Hạ Mây - Ngày 07/12/2021 19:00 PM (GMT+7)

Trẻ ở độ tuổi đang phát triển, cha mẹ cần lưu ý khung giờ ngủ và thức dậy dưới đây để giúp con có thể phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn thể chất.

Như chúng ta đều biết, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt là thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, hiện nay một số trẻ nhỏ do ảnh hưởng nếp sinh hoạt của người lớn, sản phẩm công nghệ mà dần dần hình thành một số thói quen không tốt như đi ngủ muộn, thức dậy sớm... Từ đó những hiểm họa về sức khỏe cũng đang dần xuất hiện, đặc biệt là về chiều cao của trẻ.

Chị Lý là một giáo viên, con gái chị năm nay 10 tuổi và là học sinh tiểu học, mặc dù có mẹ là giáo viên nhưng thành tích học tập của cô bé không mấy khả quan, cô bé luôn xếp cuối lớp mỗi khi tổng kết quá trình học tập, điều này đôi khi khiến chị Lý cảm thấy xấu hổ với các đồng nghiệp ở trường. 

Để giúp con cải thiện việc học, chị Lý đặt ra rất nhiều mục tiêu, cụ thể chị thường giao thêm bài tập cho con, có hôm cô bé phải thức đến 12 giờ đêm và thức dậy sớm khoảng 5 giờ để hoàn thành. Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện kế hoạch học tập nghiêm khắc, chị Lý phát hiện ra con gái mình trông nhỏ bé hơn các bạn cùng trang lứa.

Một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ.

Một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ.

Sau đó, chị cùng chồng quyết định đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám, tại đây bác sĩ bất ngờ hỏi cô bé được đi ngủ lúc mấy giờ, chị Lý thản nhiên nói rằng cô bé thường đi ngủ vào khoảng 12 giờ, bắt đầu thức dậy từ 5 giờ. giờ sáng.

Từ đây, các bác sĩ cho rằng, việc duy trì thời gian ngủ muộn và thức dậy quá sớm đã khiến con gái chị Lý bỏ lỡ khung giờ vàng để cơ thể tiết hoocmon tăng trưởng, việc đứa trẻ 10 tuổi phải chịu về áp lực học tấp lớn cũng tác động đến quá trình phát triển chiều cao. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến chiều cao của cô bé chậm tăng lên so với các bạn.

Từ câu chuyện trên, các bác sĩ nhắc nhở rằng, cha mẹ nên chú ý thời gian sinh hoạt của con, vì khung giờ ngủ của trẻ em khác với khung giờ ngủ của người lớn. Trẻ ở độ tuổi đang phát triển, cha mẹ cần lưu ý những khung giờ ngủ dưới đây để có thể phát triển toàn diện về trí tuệ lẫn thể chất.

Trẻ đi ngủ và thức dậy sớm hơn khung giờ này, chiều cao có thể giảm đi 5cm - 3

Trẻ ngủ muộn hơn thời điểm này, có thể ảnh hưởng chiều cao

Ngoài các yếu tố như di truyền, vận động, bổ sung dinh dưỡng thì giấc ngủ cũng là một nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ, theo nhiều nghiên cứu chứng minh nếu trẻ đi ngủ muộn sau 10 giờ đêm thì chiều cao có thể giảm ít nhất là 5cm.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngoài 70% yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chiều cao, thì giấc ngủ chiếm vị trí đầu tiên trong số 30% yếu tố bên ngoài khác, điều này đủ cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển chiều cao. 

Sau khi chìm vào giấc ngủ, một người thực sự ở trong trạng thái xen kẽ giữa giấc ngủ nhẹ và giấc ngủ sâu. Trong khi ngủ sâu, tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng trong một khoảng thời gian nhanh nhất.

Trẻ ngủ muộn sau 10 giờ đêm, có thể bỏ lỡ thời điểm vàng tiết hoocmon tăng trưởng.

Trẻ ngủ muộn sau 10 giờ đêm, có thể bỏ lỡ thời điểm vàng tiết hoocmon tăng trưởng.

Khi mới đi vào giấc ngủ, chúng ta thường đi vào giấc ngủ nhẹ và dần dần chuyển sang giấc ngủ sâu, thời điềm cho thấy thời gian ngủ sâu của trẻ tốt nhất là vào lúc 10-12 giờ đêm, do đó sự tiết hormone tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn này. 

Nhưng điều này không có nghĩa là trẻ có thể đi ngủ lúc 10 giờ, vì đây là giai đoạn chuyển tiếp của giấc ngủ nhẹ, vì vậy tốt nhất cha mẹ nên đảm bảo rằng trẻ đã ngủ trước 9 giờ hoặc 9 giờ 30 phút, để trẻ có thể đi vào giấc ngủ sâu sau 10 giờ. 

Trẻ đi ngủ và thức dậy sớm hơn khung giờ này, chiều cao có thể giảm đi 5cm - 5

Gọi trẻ thức dậy sớm hơn khung giờ này, cũng ảnh hưởng đến phát triển chiều cao

Hiện nay, một số trẻ em phải dậy trước 7 giờ vì phải đi học sớm, hoặc thậm chí sớm hơn.

Các chuyên gia cho biết, từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng và từ 5 giờ đến 7 giờ sáng là khung giờ hoàn hảo cho sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ, là thời điềm hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất. 

Nếu cha mẹ đánh thức con trước 7 giờ sáng không chỉ khiến cho trẻ ngủ không đủ giấc mà còn làm giảm cơ hội nhận hormone tăng trưởng trong giấc ngủ của trẻ. 

Do đó, nếu trẻ có thể ngủ sâu và trọn vẹn khung giờ này sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực lâu dài cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cha mẹ hãy cố gắng đừng đánh thức trẻ dậy trong khung giờ này. Hãy để trẻ tận hưởng trọn vẹn những lợi ích tuyệt vời mà khung giờ này mang lại.

Việc trẻ luôn trong tình trạng ngủ không đủ giấc một thời gian dài thì chiều cao và não bộ sẽ không phát triển toàn diện như các bạn bè cùng trang lứa.

Nếu cha mẹ đánh thức con trước 7 giờ sáng không chỉ khiến cho trẻ ngủ không đủ giấc mà còn làm giảm cơ hội nhận hormone tăng trưởng trong giấc ngủ của trẻ.

Nếu cha mẹ đánh thức con trước 7 giờ sáng không chỉ khiến cho trẻ ngủ không đủ giấc mà còn làm giảm cơ hội nhận hormone tăng trưởng trong giấc ngủ của trẻ. 

Trẻ đi ngủ và thức dậy sớm hơn khung giờ này, chiều cao có thể giảm đi 5cm - 7

Vậy làm thế nào giúp trẻ duy trì thói quen ngủ và thức dậy lành mạnh?

Đối với những đứa trẻ vốn đã trong tình trạng sinh hoạt, nghỉ ngơi không lành mạnh thì việc muốn duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy ổn định là điều không dễ dàng, tuy nhiên cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:  

Không nên tạo áp lực bài tập về nhà lên trẻ

Bài tập về nhà thực sự là một trở ngại chính, đôi khi trẻ phải thức khuya hoặc thức dậy sớm để hoàn thành. Đồng thời, áp lực học tập cũng vô tình tạo gắng nặng cho tâm lý của trẻ, có thể khiến trẻ lo lắng, ngủ không sâu giấc. Do đó, cha mẹ nên có biện pháp phù hợp, giúp con hoàn thành việc học sớm. 

Đồng thời, nếu muốn trẻ đi ngủ sớm, tốt hơn hết cha mẹ nên bỏ qua những việc đang làm khi đến giờ đi ngủ, hãy kể cho trẻ nghe một câu chuyện và để trẻ chìm vào giấc ngủ yên bình. 

Trẻ đi ngủ và thức dậy sớm hơn khung giờ này, chiều cao có thể giảm đi 5cm - 8

Trước khi ngủ không nên cho trẻ xem TV, sử dụng thiết bị di động, hạn chế vận động mạnh cũng như những trò chơi kích thích.

Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử, xem TV trước khi ngủ

Trước khi ngủ không nên cho trẻ xem TV, sử dụng thiết bị di động, hạn chế vận động mạnh cũng như những trò chơi kích thích, có thể nghe nhạc nhẹ, chơi những trò chơi không kích thích như lắp ghép gỗ, xếp hình.

Nên thường xuyên tạo ra bầu không khí yên tĩnh trước khi ngủ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện của não rằng: “Bé ơi, đây là nhịp điệu trước khi ngủ, chuẩn bị đi ngủ thôi”.

Khuyến khích trẻ vận động trong ngày

Cũng cần đảm bảo cho trẻ vận động hợp lý trong ngày, vì trẻ rất giàu năng lượng, những năng lượng này nếu không được giải phóng thì sẽ gây khó ngủ vào ban đêm, hãy thực hiện một số hoạt động nhỏ trong ngày để đảm bảo trẻ chìm vào giấc ngủ càng sớm càng tốt vào ban đêm. 

Cũng cần đảm bảo cho trẻ vận động hợp lý trong ngày, vì trẻ rất giàu năng lượng, những năng lượng này nếu không được giải phóng thì sẽ khó ngủ vào ban đêm.

Cũng cần đảm bảo cho trẻ vận động hợp lý trong ngày, vì trẻ rất giàu năng lượng, những năng lượng này nếu không được giải phóng thì sẽ khó ngủ vào ban đêm.

Trẻ có đặc điểm này thông minh vượt trội, mẹ làm điều sau con tương lai dễ thành thiên tài
Một số phương pháp hữu ích mà cha mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ phát triển trí thông minh hiệu quả, đặc biệt là rèn luyện não phải. 

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con