Có nhiều cách để đánh thức trẻ vào buổi sáng, nhưng nếu cha mẹ thường áp dụng hai phương pháp này, có thể tạo ra tác động xấu đến quá tình phát triển IQ và tăng chiều cao của con.
Hiện tượng trẻ ngủ nướng, uể oải khi được đánh thức vào buổi sáng không chỉ gặp ở những trẻ còn đang tuổi đi học, mà ngay nhiều người lớn cũng gặp phải tình trạng này.
Khi một đứa trẻ bắt đầu đi học, có những yêu cầu khắt khe về thời gian và quản lý thời gian, vì vậy việc đi ngủ là và thức dậy đúng giờ đặc biệt quan trọng.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, cách thức mà cha mẹ gọi con dậy vào buổi sáng có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ.
Có nhiều cách để đánh thức trẻ vào buổi sáng, nhưng nếu cha mẹ thường áp dụng sai cách, có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đặc biệt là về chiều cao và chỉ số IQ.
Tại sao nhiều trẻ nhỏ thích ngủ nướng, khó gọi thức dậy?
Việc trẻ nhỏ thích ngủ nướng, uể oải khi được gọi thức dậy là một điều rất bình thường, và tình trạng này trở nên rõ ràng hơn khi trẻ thiếu ngủ.
Vì vậy, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu lý do tại sao nhiều trẻ nhỏ thích ngủ nướng trên giường, chủ yếu ở hai điểm sau
Trẻ gặp áp lực học tập, chất lượng giấc ngủ của trẻ kém
Nhiều trẻ nhỏ hiện nay thường gặp áp lực học tập ở trường. Điểm số, bài kiểm tra sắp tới, hay bài tập về nhà luôn tạo ra những áp lực vô hình lên trẻ và từ đó khiến trẻ lo lắng và dễ bị áp lực, thậm chí một số trẻ phải thức khuya thường xuyên để hoàn thành bài tập về nhà.
Điều này vô tình làm phá vỡ đồng hồ sinh học của trẻ, việc sinh hoạt và đi ngủ đúng giờ giúp cho đồng hồ sinh học của trẻ được ổn định và đảm bảo được chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Ngược lại, phá vỡ đồng hồ sinh học có thể sẽ khiến trẻ bị đảo lộn thời gian biểu, tâm trạng cáu gắt, khó chịu và tệ hơn là khiến trẻ ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ kém.
Vì vậy, nhiều trẻ sẽ có hiện tượng nằm mãi trên giường, đêm không thể ngủ, sáng không thể thức dậy được. Do đó, các mẹ nên tuân theo thời gian biểu của các con để đảm được chất và lượng cho giấc ngủ vàng của trẻ.
Ngủ không yên giấc
Trẻ ngủ không ngon giấc về đêm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tổng quát và sinh hoạt hàng ngày. Nếu như ban ngày hoạt động quá mức, có thể sẽ dẫn đến mỏi cơ bắp hoặc mệt mỏi về thần kinh, kết quả là trẻ ngủ không ngon giấc về đêm.
Đồng thời, việc trẻ lo lắng và sợ hãi khi phải ngủ một mình, trong khi trước đó vẫn thường ngủ với cha mẹ, chính vì điều này có thể dẫn đến tình trạng ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc.
Điều này liên quan đến việc thiết lập lịch trình ngủ cho trẻ. Nếu gia đình để trẻ tự do, ngủ sớm hoặc ngủ muộn theo ý muốn, không theo giờ giấc nào cả thì có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng trẻ khó thức dậy vào sáng hôm sau.
Nhiều cha mẹ áp dụng phương pháp gọi gọi thức dậy chưa đúng cách.
Thời gian ngủ trưa quá dài
Đối với trẻ sơ sinh, phần lớn các bé vẫn chưa phân biệt được ngày và đêm, nên có thể bé sẽ ngủ nhiều vào ban ngày và ngủ ít lại vào ban đêm, điều này vô tình kéo thời gian ngủ trưa của trẻ thêm dài hơn.
Nếu thói quen ngủ trưa dài được hình thành, trẻ sẽ khó có thể buồn ngủ vào ban đêm, do đó xuất hiện tình trạng nhiều trẻ sơ sinh đi ngủ muộn, cộng với việc thiếu ngủ tự nhiên khiến trẻ dậy sớm nên nhiều trẻ thường có xu hướng ngủ nướng.
Vì vậy, cha mẹ cần nắm bắt đồng hồ sinh hoạt, thói quen nghỉ ngơi của trẻ để có thể điều chỉnh và làm thế nào để đánh thức trẻ đúng cách.
Nếu yêu cầu trẻ dậy vào buổi sáng sai cách không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao mà còn cả IQ, nhưng hầu hết các bậc phụ huynh đều mắc phải.
Việc gọi trẻ thức dậy vội vàng, dễ khiến trẻ thêm mệt mỏi.
Đánh thức trẻ sai cách, có thể ảnh hưởng phát triển trí não
Có nhiều cách để đánh thức trẻ, nhưng nhiều bậc cha mẹ thường áp dụng hai phương pháp này mà không biết rằng điều này có thể tạo ra tác động xấu đến trí não của con.
Đánh thức trẻ trước sáu giờ
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng kế hoạch tốt nhất là buổi sáng nên đánh thức con dậy sớm, trước 6 giờ sáng để trẻ có nhiều thời gian chuẩn bị cho bữa sáng, vệ sinh cá nhân hoặc thậm chí có thể ôn lại một số bài tập. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây không phải là phương pháp phù hợp.
Bởi trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt trẻ từ 3-10 tuổi là giai đoạn vàng để tăng chiều cao và phát triển trí não. Thực tế, đánh dạy con vào thời điểm này sẽ khiến con không đảm bảo được tình trạng học tập của mình.
Chất lượng giấc ngủ ở trẻ không đủ sẽ dẫn đến trẻ chậm lớn và phát triển, trẻ dễ mất tập trung trong giờ học, như vậy không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, đồng thời ảnh hưởng đến chỉ số IQ và kết quả học tập.
Thực tế, đánh dạy con vào thời trước 6 giờ sáng sẽ khiến con không đảm bảo được tình trạng học tập của mình.
Đánh thức đứa trẻ một cách bạo lực
Nhiều bậc cha mẹ luôn xông vào phòng con với tiếng gọi lớn vào buổi sáng, sau đó kéo rèm cửa, vén chăn bông lên rồi cưỡng bức trẻ đứng dậy, tuy nhiên điều này có thể làm tổn thương đứa trẻ nhiều hơn.
Trước hết, trẻ sẽ cảm thấy buồn chán và nổi loạn, mối quan hệ con cái với cha mẹ có thể ngày càng xấu đi, thứ hai là trẻ sẽ trở nên rất cáu kỉnh, tính tình dần trở nên méo mó, bạo lực.
Và điều này có thể khiến đứa trẻ ngày càng chống lại vấn đề dậy sớm, thậm chí thức khuya để trả thù.
Từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng là thời kỳ tiết hormone tăng trưởng cao điểm. Trẻ phải bước vào giấc ngủ sâu, tức là từ 30 phút đến một giờ sau khi trẻ chìm vào giấc ngủ.
Vì vậy, việc đi ngủ muộn hoặc thức dậy thô bạo sẽ khiến chiều cao của trẻ chậm phát triển và chỉ số IQ thấp hơn.
Chất lượng giấc ngủ ở trẻ không đủ sẽ dẫn đến trẻ chậm lớn và phát triển, trẻ dễ mất tập trung trong giờ học.
Lời khuyên giúp đánh thức trẻ một cách an toàn hơn
Có rất nhiều cách để đánh thức trẻ vào buổi sáng, cha mẹ có thể tham khảo một số cách an toàn sau:
Để trẻ thức dậy với ánh sáng tự nhiên
Đây được coi là cách đánh thức tự nhiên nhất, vừa an toàn vừa hữu hiệu lại không cần phải cố sức. Bởi cơ thể con người có phản ứng một cách bản năng với ánh sáng tự nhiên.
Các nhà tâm lý tại Đại học Westminster (Anh) cho biết những người thức dậy bằng cách này sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn, ít mệt mỏi hơn.
Mẹ có thể bật đèn bàn, điều chỉnh cho nó sáng dần lên rồi đi ra ngoài là đủ. Ánh sáng sẽ thay mẹ đánh thức trẻ, ánh sáng này sẽ làm hệ thống thị giác tỉnh lại, sau đó nó truyền tín hiệu cho tiềm thức và đánh thức não bộ, khởi động tứ chi.
Để trẻ thức dậy với ánh sáng tự nhiên được coi là cách đánh thức tự nhiên nhất, vừa an toàn vừa hữu hiệu lại không cần bạn phải cố sức.
Chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ
Để chuẩn bị tâm lý cho trẻ, trước khi đi ngủ, hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ rằng: “Ngày mai con phải đi học, mẹ sẽ dậy sớm để đánh thức con”. Như vậy, trẻ sẽ không cảm thấy tổn thương khi bị phá vỡ giấc ngủ ngon. Việc chuẩn bị tâm lý từ trước giúp trẻ hiểu rõ dậy sớm là việc mà trẻ cần phải làm, thế nên sẽ ngăn được cảm giác muốn chống đối, khóc lóc hay mè nheo ngủ thêm.
Sau một thời gian khi trẻ đã quen với việc này, có thể không cần nhắc trước nữa. Nhưng nếu có thay đổi về thời gian biểu và cần đánh thức trẻ sớm hay muộn hơn thông thường, hãy thông báo để trẻ có tâm lý chuẩn bị.
Vuốt ve, âu yếm con
Cách thức này đòi hỏi sự kiên trì và yêu thương rất lớn đến từ các mẹ. Khi trẻ vẫn đang chìm vào giấc ngủ sâu, hãy nhẹ nhàng, ôn hòa vuốt ve âu yếm trẻ từ chân, tay, vai rồi đến hai má. Các mẹ còn có thể ôm bé vào lòng, thủ thỉ tâm tình. Khi nhận được tín hiệu, trẻ sẽ có thể sẽ tự nguyện thức dậy.
Khi trẻ vẫn đang chìm vào giấc ngủ sâu, hãy nhẹ nhàng, ôn hòa vuốt ve âu yếm trẻ từ chân, tay, vai rồi đến hai má để gọi con thức dậy.
Sử dụng âm nhạc dịu nhẹ
Con người vốn bị đánh thức bởi âm thanh và sẽ thật tuyệt vời nếu như bắt đầu ngày mới của trẻ bằng một bản nhạc dịu nhẹ, êm ái với âm lượng nho nhỏ. Khi ấy, trẻ sẽ không bị rơi vào tình trạng “sốc”, bị giật mình sau giấc ngủ sâu hoặc một giấc mơ nào đó. Nếu như âm thanh ấy là tiếng nước chảy, hay tiếng chim hót, sự đánh thức sẽ càng hiệu quả hơn.