Bố mẹ nên tận dụng 3 năm học mẫu giáo giúp trẻ hình thành những thói quen tốt và khơi dậy tiềm năng.
Trẻ từ 3-6 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ hình thành thói quen và học tập độc lập.
Theo đó, giáo dục gia đình là nền tảng cho sự trưởng thành không có điều gì thay thế được.
Trong 3 năm trẻ học mẫu giáo, nếu bố mẹ tuân thủ và làm tốt 5 điểm, con sẽ được hưởng lợi từ điều đó trong suốt cuộc đời.
Phát triển kỹ năng xã hội
Trong xã hội nhỏ của trường mẫu giáo, trẻ có trải nghiệm đầu tiên về tương tác xã hội.
Theo quan điểm tâm lý học về phát triển ở trẻ nhỏ, lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn nhu cầu giao tiếp xã hội phát triển nhanh chóng.
Trẻ dần dần nắm vững các kỹ năng chia sẻ, hợp tác và giải quyết xung đột thông qua tương tác với các bạn cùng lứa tuổi. Ví dụ, trong các trò chơi tập thể, trẻ sẽ học cách xếp hàng để lần lượt chơi trên cầu trượt. Đây chính là mầm mống của nhận thức về quy tắc và tinh thần hợp tác.
Bố mẹ nên tích cực tạo môi trường xã hội, khuyến khích con tham gia các hoạt động nhóm, như hoạt động thủ công, trò chơi, vẽ... do trường mẫu giáo tổ chức.
Trẻ cần phân chia công việc và hợp tác để hoàn thành công việc, những thành tựu mà tinh thần đồng đội mang lại sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng các mối quan hệ tốt, nâng cao trí tuệ cảm xúc trong tương lai.
Trao cho trẻ quyền tự chủ
Giai đoạn mẫu giáo quan trọng để phát triển khả năng tự nhận thức và tính tự chủ của trẻ.
Nhà giáo dục nổi tiếng Montessori từng nhấn mạnh rằng, trẻ em vốn có động lực phát triển độc lập và người lớn nên trao lại sự tự do, hỗ trợ thích hợp.
Bắt đầu từ việc học các kỹ năng sống cơ bản như mặc quần áo, rửa tay, ăn uống, mỗi lần trẻ tự mình hoàn thành một nhiệm vụ là sự khẳng định khả năng của chính mình.
Khi trẻ mặc thành công bộ quần áo, sẽ có cảm giác thành tựu và sự tự tin sẽ dần tăng lên.
Bố mẹ không nên quá lo lắng trẻ làm không tốt, hãy kiên nhẫn hướng dẫn, động viên. Ví dụ, khi dạy con buộc dây giày, nên làm mẫu từng bước và cho trẻ đủ thời gian để thực hiện, rèn luyện tính tự lập nhằm chuẩn bị tốt cho tương lai.
Trao cho trẻ quyền tự chủ
Trau dồi trí tưởng tượng và sáng tạo
Trẻ tuổi mẫu giáo giàu trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo hoạt động tích cực nhất.
Nghiên cứu khoa học về não bộ cho thấy các kết nối nơ-ron trong não trẻ nhỏ đang ở trạng thái hoạt động mạnh mẽ và đàn hồi, điều này tạo cơ sở sinh lý cho trí tưởng tượng hoang dã.
Trong hoạt động vẽ tranh, trẻ có thể vẽ bầu trời màu đỏ. Đây không phải là lỗi về nhận thức mà là sự thể hiện trí tưởng tượng độc đáo.
Mẹ hãy cung cấp cho trẻ những vật liệu phong phú như giấy màu, kéo, keo dán,... cho phép trẻ tự do sáng tạo những bức tranh ghép hoặc khuyến khích trẻ làm búp bê từ quần áo cũ. Trong các hoạt động này, trẻ có thể vượt qua lối suy nghĩ thông thường để sáng tạo theo ý mình, tạo ra những tác phẩm độc đáo.
Việc rèn luyện tư duy đổi mới này sẽ giúp trẻ suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau, tìm ra giải pháp khi gặp những vấn đề phức tạp trong tương lai.
Trau dồi trí tưởng tượng và sáng tạo.
Nâng cao kỹ năng ngôn ngữ
Trong 3 năm mẫu giáo là giai đoạn vàng phát triển nhanh chóng về kỹ năng ngôn ngữ.
Trẻ tiếp tục tiếp thu và ác quy tắc ngôn ngữ, cũng như kỹ năng diễn đạt khi tương tác với người khác.
Bố mẹ nên giao tiếp nhiều hơn với trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ, cùng con ôn lại cuộc sống mẫu giáo vào mỗi tối. Trong quá trình kể chuyện, trẻ sẽ tiếp tục làm phong phú vốn từ vựng và học cách sắp xếp câu để diễn đạt một cách có hệ thống hơn.
Đồng thời, bố mẹ cũng nên tích cực đáp lại lời nói, giúp trẻ nâng cao tính chính xác, trôi chảy trong khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ thông qua các câu hỏi, hướng dẫn… để tạo nền tảng cho việc giao tiếp hiệu quả trong học tập và làm việc ở tương lai.
Tôn trọng sự tò mò của trẻ
Nhìn lại quá khứ, nhiều phát minh vĩ đại của nhân loại đều bắt nguồn từ sự tò mò.
Newton tò mò về một quả táo và phát hiện ra lực hấp dẫn, Watt tò mò về hơi nước thoát ra từ ấm đun nước và cuối cùng đã cải tiến được động cơ hơi nước, Galileo đã khám phá ra con lắc vì tò mò khi nhìn thấy chiếc đèn chùm rung chuyển.
Trẻ em có bản chất tò mò về thế giới xung quanh, đó là động lực bên trong để khám phá những điều chưa biết và tiếp thu kiến thức.
Bí quyết để duy trì trí tò mò của trẻ là bố mẹ nên xem xét vấn đề từ góc độ nhận thức của con, không nên vội tỏ ra thiếu kiên nhẫn trước những câu hỏi. Bởi nhiều câu hỏi tưởng chừng đơn giản đối với người lớn, nhưng lại là thế giới đối với trẻ.
Tôn trọng sự tò mò của trẻ.
Mẹ có thể đưa trẻ đến bảo tàng khoa học công nghệ, con có những thắc mắc về những hiện tượng khoa học kỳ diệu, điều này kích thích ham muốn khám phá. Hay khi vào vườn thú, trẻ tò mò về thói quen sinh hoạt của các loài động vật, nên thường chủ động quan sát, suy nghĩ.
Quá trình khám phá liên tục này giúp trẻ duy trì được sự hứng thú học tập, đồng thời có khả năng chủ động tìm hiểu những kiến thức mới, không ngừng làm phong phú thêm kho tàng kiến thức trong các nghiên cứu sau này.