Trẻ thông minh có 4 điểm “kỳ quặc” khi còn nhỏ, thật tuyệt vời khi con có 2 trong số đó

Thi Thi - Ngày 20/10/2023 16:00 PM (GMT+7)

Nhiều trường hợp, đứa trẻ thông minh bộc lộ tài năng khác biệt.

Hầu hết phụ huynh đều mong muốn con mình ngoan ngoãn, thông minh, có tài năng riêng. Tuy nhiên, đối với trẻ em, thông minh thực sự không chỉ liên quan đến việc ngoan ngoãn.

Nghiên cứu về trí tuệ đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thực sự thông minh thường bộc lộ đặc điểm độc đáo, đôi khi có phần "kỳ quặc" mà người bình thường khó hiểu được. Tuy nhiên, những "điểm kỳ quặc" này thường bị bố mẹ vô tình bỏ qua.

Ví dụ, một số trẻ rất cứng đầu. Khi bố mẹ bảo trẻ ăn, thay vì làm theo, trẻ lại chơi đồ chơi. Khi bố mẹ yêu cầu trẻ đi tắm, trẻ lại làm nước bắn tung tóe ra sàn nhà. Khi bố mẹ không để ý, trẻ thích tháo dỡ và phá hủy mọi thứ xung quanh. Nhiều phụ huynh liên tượng, nếu không kiểm soát trẻ, ngôi nhà có thể trở nên hổn loạn chỉ trong vài phút.

Thực tế, nhiều đứa trẻ thông minh khi còn nhỏ thường không đi theo con đường thông thường. Sự "lập dị" mà trẻ thể hiện khiến bố mẹ lo lắng, cho rằng con không ngoan, không nghe lời, hay có xu hướng nổi loạn. Vậy chúng ta cùng xem những đặc điểm đáng chú ý của những đứa trẻ thông minh là gì.

Trẻ thông minh có 4 điểm “kỳ quặc” khi còn nhỏ, thật tuyệt vời khi con có 2 trong số đó - 2

Trẻ thông minh có 4 điểm “kỳ quặc” khi còn nhỏ, thật tuyệt vời khi con có 2 trong số đó - 3

Đôi bàn tay nhỏ thích chạm vào mọi thứ, luôn bận rộn

Một phụ huynh chia sẻ câu chuyện của con trai, cậu bé rất thông minh và trí óc hoạt động rất nhanh. Dù chỉ mới 3 tuổi, nhưng đã biết tạo ra nhiều hình dạng khủng long khác nhau bằng đất sét, hay tự tháo và lắp lại chiếc xe ô tô đồ chơi của mình. Đôi bàn tay bé nhỏ không bao giờ ngừng hoạt động.

Nhiều lần vợ chồng chị than phiền về việc ngôi nhà luôn trong tình trạng lộn xộn, đồ chơi vương vãi khắp nơi, quần áo và giày dép bị cậu bé vứt lung tung.

Thực tế, một số trẻ rất năng động, linh hoạt, liên tục cải thiện khả năng linh hoạt của đôi tay thông qua việc chạm vào các đồ vật, qua đó cảm nhận được kích thước, độ nhám, độ mịn của các vật mà mình chạm vào. Những giác quan này sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong trẻ, từ đó khả năng tư duy cũng phát triển theo.

Dựa trên những trải nghiệm này, trẻ hình thành một ấn tượng sâu sắc về thế giới xung quanh, phát triển tư duy sáng tạo. Tạo nền tảng tốt để trẻ khám phá các vật thể trong môi trường hàng ngày.

Một số trẻ rất năng động, linh hoạt, liên tục cải thiện khả năng linh hoạt của đôi tay thông qua việc chạm vào các đồ vật.

Một số trẻ rất năng động, linh hoạt, liên tục cải thiện khả năng linh hoạt của đôi tay thông qua việc chạm vào các đồ vật.

Trẻ thông minh có 4 điểm “kỳ quặc” khi còn nhỏ, thật tuyệt vời khi con có 2 trong số đó - 5

Chìm đắm chìm trong thế giới của riêng mình

Những đứa trẻ này thường rất nghiêm túc và đam mê với những gì mình đang làm, đôi khi còn có chút bướng bỉnh.

Ví dụ, nếu trẻ không thể lắp ráp một chiếc máy bay đồ chơi hoàn hảo, sẽ tiếp tục lắp ráp cho đến khi tạo ra một tác phẩm mà trẻ tự hài lòng. Hay khi chơi đồ chơi, trẻ hoàn toàn chìm đắm vào chúng, cho thấy trẻ có khả năng tập trung rất cao.

Và khả năng tập trung chính là yếu tố quan trọng giúp rèn luyện trí thông minh của trẻ. Trẻ có khả năng tập trung tốt thường ghi nhớ kiến thức, thông tin nhanh.

Ngược lại, đối với trẻ kém tập trung, để ghi nhớ thông tin nào đó trẻ cần nhiều thời gian hơn, kéo dài tới 30 phút hoặc thậm chí lâu hơn, vì trẻ không thể kiểm soát được cảm xúc, cơ thể, tư duy và thậm chí suy nghĩ, dẫn đến sự phân tâm. Bố mẹ có thể cùng trẻ tham gia các trò chơi trí tuệ, hay đọc sách tranh để rèn luyện khả năng tập trung cho con. 

Trẻ thông minh thường rất nghiêm túc và đam mê với những gì mình đang làm, khả năng tập trung cao.

Trẻ thông minh thường rất nghiêm túc và đam mê với những gì mình đang làm, khả năng tập trung cao.

Trẻ thông minh có 4 điểm “kỳ quặc” khi còn nhỏ, thật tuyệt vời khi con có 2 trong số đó - 7

Thích nói luyên thuyên

Hầu hết chúng ta đã từng thấy một đứa trẻ 3 tuổi không thể ngừng nói. Đôi khi trẻ nói chuyện với bản thân mình, hay liên tục hỏi bố mẹ những câu kỳ lạ.

Trẻ thích tỏ ra bản thân có khả năng diễn đạt những suy nghĩ nội tâm, câu hỏi tò mò và luận điệu riêng thông qua ngôn ngữ linh hoạt. Tuy nhiên, bố mẹ không nên vội xem đây là một khuyết điểm, mà thực tế đó chỉ là dấu hiệu phát triển trí tuệ tốt ở trẻ.

Trẻ em thường tiếp thu một lượng lớn thông tin nhanh chóng. Thông tin và từ ngữ được xử lý, sắp xếp nhanh chóng trong não và chỉ được thể hiện ra bên ngoài sau khi được mã hóa. Điều này thể hiện sự tưởng tượng, suy nghĩ, khám phá và thử nghiệm của trẻ. Trong quá trình xử lý và thử nghiệm suy nghĩ, tư duy của trẻ sẽ linh hoạt hơn.

Đôi khi trẻ nói chuyện với bản thân mình, hay liên tục hỏi bố mẹ những câu kỳ lạ.

Đôi khi trẻ nói chuyện với bản thân mình, hay liên tục hỏi bố mẹ những câu kỳ lạ.

Để giúp trẻ diễn đạt rõ ràng hơn, bố mẹ có thể tạo ra môi trường ngôn ngữ đa dạng, từ vựng phong phú. Ví dụ, bố mẹ có cùng con đi dạo, quan sát và kể cho con nghe về những điều mới mẻ, để trẻ  có cơ hội tiếp xúc, mở rộng từ vựng của mình. Bố mẹ cũng có thể đọc sách, thảo luận về câu chuyện khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Việc này giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tư duy.

Nếu bố lo lắng về việc trẻ không thể ngừng nói, có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia, để đánh giá tình trạng và cung cấp hướng dẫn, hỗ trợ phù hợp.

Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm riêng, phát triển theo các giai đoạn và tốc độ khác nhau, vì vậy không cần quá lo lắng nếu con mình có một số đặc điểm không giống như trẻ khác. Quan trọng nhất là tạo ra môi trường yêu thương, hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển lành mạnh.

Trẻ thông minh có 4 điểm “kỳ quặc” khi còn nhỏ, thật tuyệt vời khi con có 2 trong số đó - 9

Thích bắt chước lời nói, hành động của người lớn

Có một hiện tượng thú vị mà chúng có thể gặp ở một số trẻ nhỏ. Đó là khi bố mẹ nói một câu, trẻ lại lặp lại nó một cách chính xác và thường cười vui vẻ. Trẻ cũng có thể hát theo các bài hát, hoặc đọc thuộc lòng các quảng cáo, bài thơ, bài hát thiếu nhi. Nếu điều gì đó thú vị, trẻ sẽ lặp lại cho đến khi chúng ta nghe thấy.

Thực tế là quá trình này thể hiện việc trẻ đang học và ghi nhớ những điều mới. Lặp lại, ghi nhớ và bắt chước là cách trẻ nhỏ học tập.

Jill Stam, người sáng lập Viện Nghiên cứu Phát triển Trí não Trẻ sơ sinh Hoa Kỳ, đã đề cập đến việc này trong cuốn sách "Làm thế nào để trẻ từ 0-5 tuổi thông minh hơn". Quá trình lặp lại giúp tăng cường kết nối thần kinh trong não, cải thiện khả năng ghi nhớ. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc tập đọc.

Không khó hiểu vì sao trẻ thích nghe một câu chuyện hàng chục lần, hoặc lặp lại một câu nào đó. Sự lặp lại mang lại cảm giác an toàn giúp trẻ hiểu và ghi nhớ thông tin. Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ thường bắt chước, bố mẹ đừng vội khó chịu. 

Trẻ thích bắt chước lời nói, hành động của người lớn.

Trẻ thích bắt chước lời nói, hành động của người lớn.

Trẻ có 5 hành vi này khi ngủ là dấu hiệu IQ cao vút, thông minh chẳng kém thần đồng
Trẻ có 5 biểu hiện dưới đây trong khi ngủ là tín hiệu cho thấy sự phát triển não bộ của trẻ nhanh chóng và có thể đạt chỉ số IQ cao trong tương lai.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết dạy con thông minh