Ông bà có thể truyền cảm hứng cho trẻ thông qua những hoạt động phong phú và ý nghĩa.
Trong xã hội hiện đại, nhiều bậc phụ huynh thường có xu hướng nhìn nhận ông bà như người "cổ hủ", không phù hợp cách nuôi dạy trẻ hiện đại.
Tuy nhiên, thực tế là những giá trị truyền thống mà ông bà mang lại có vai trò quan trọng nhất định trong việc phát triển trí tuệ và cảm xúc ở trẻ nhỏ. Nếu ông bà thuộc 3 kiểu hình mẫu này, sẽ giúp trẻ trở nên thông minh và có trí tuệ cảm xúc cao.
Ông bà có sự đồng cảm với cháu
Là người có kinh nghiệm sống, nên ông bà thường lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của trẻ. Họ đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống và từ đó tích lũy được những kinh nghiệm quý báu.
Trong những lúc khó khăn, ông bà an ủi, đồng hành, sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện từ quá khứ, giúp trẻ nhận ra rằng mọi khó khăn đều có thể vượt qua.
Khi trẻ cảm thấy buồn chán hay thất vọng, ông bà trở thành những người động viên tuyệt vời, khuyến khích trẻ nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau và tìm ra những giải pháp khả thi.
Sự đồng cảm này giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, nền tảng cho sự phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ. Khi trẻ thấy ông bà hiểu và chia sẻ với mình, học được cách diễn đạt cảm xúc một cách rõ ràng và hiệu quả.
Hơn nữa, sự hiện diện của ông bà trong cuộc sống ẻ tạo ra một môi trường an toàn, nơi trẻ có thể tự do thể hiện bản thân. Ông bà kiên nhẫn và không có những kỳ vọng cao, trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi bộc lộ cảm xúc.
Khi trẻ cảm thấy an tâm, sẽ dám thử nghiệm nhiều điều mới, từ đó phát triển sự tự tin và khả năng đối mặt với những thách thức trong tương lai.
Ông bà có sự đồng cảm với cháu.
Ông bà thích đưa trẻ đi chơi ngoài trời
Một trong những điều tuyệt vời mà ông bà có thể mang lại cho trẻ là những hoạt động ngoài trời. Việc ra ngoài, hít thở không khí trong lành và khám phá thiên nhiên tốt cho sức khỏe, kích thích trí tưởng tượng của trẻ.
Ông bà thường có thời gian rảnh rỗi hơn, và việc đưa trẻ đi dạo hay tham gia các hoạt động thể thao sẽ tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ, là những khoảnh khắc quý giá mà trẻ sẽ mang theo suốt đời.
Khi trẻ được hòa mình vào thiên nhiên, học hỏi về thế giới xung quanh mà còn phát triển những kỹ năng xã hội quan trọng. Việc chơi đùa với ông bà trong công viên hoặc tham gia các trò chơi ngoài trời giúp trẻ rèn luyện khả năng hợp tác, chia sẻ và giao tiếp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em được tiếp xúc với thiên nhiên thường có tinh thần thoải mái, khả năng tập trung tốt và ít có nguy cơ mắc các vấn đề về tâm lý. Việc dành thời gian ở ngoài trời giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện tâm trạng.
Ngoài ra, những hoạt động ngoài trời còn thúc đẩy sự kết nối giữa ông bà và cháu, tạo ra những mối quan hệ bền chặt và yêu thương.
Ông bà thích đưa trẻ đi chơi ngoài trời.
Cho cháu trải nghiệm điều mới: Đọc sách, vẽ tranh, chơi trò chơi...
Ông bà có thể là những người truyền cảm hứng cho trẻ thông qua việc giới thiệu những hoạt động mới mẻ, như đọc sách, vẽ tranh hoặc chơi trò chơi. Việc cùng nhau đọc sách giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, mở rộng kiến thức và trí tưởng tượng.
Những câu chuyện cổ tích... mang lại niềm vui, giúp trẻ hình thành khả năng phân tích và đánh giá. Ông bà có thể kể cho trẻ những câu chuyện từ thời thơ ấu, cảm nhận được giá trị văn hóa và lịch sử, từ đó tạo ra những kết nối sâu sắc giữa các thế hệ.
Ngoài ra, việc vẽ tranh hay tham gia các trò chơi trí tuệ cũng giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Khi trẻ được khuyến khích vẽ tranh,thể hiện cảm xúc và ý tưởng, học cách quan sát và sử dụng màu sắc một cách sáng tạo.
Việc cùng nhau tham gia vào các hoạt động nghệ thuật là cơ hội tuyệt vời để ông bà chia sẻ những kỷ niệm, cảm xúc và ý nghĩa cuộc sống.
Trò chơi trí tuệ, như các trò chơi ghép hình hay cờ vua, giúp trẻ phát triển tư duy logic mà còn rèn luyện khả năng kiên nhẫn và quyết đoán.
Ông bà có thể giúp trẻ hiểu rằng thất bại là một phần tự nhiên của quá trình học hỏi và rằng mỗi lần chơi đều mang đến cơ hội để cải thiện và phát triển.
Những trải nghiệm này tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ và ý nghĩa giữa ông bà và cháu, lưu giữ kỷ niệm đáng nhớ mà trẻ sẽ trân quý suốt đời.
Hơn nữa, khi ông bà tham gia vào những hoạt động này như những người bạn đồng hành. Sự hiện diện của ông bà trong những cuộc sống giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và chấp nhận, yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển tâm lý của trẻ.
Chính sự hỗ trợ và khích lệ này sẽ tạo nên một môi trường an toàn, nơi trẻ tự do khám phá và bộc lộ bản thân. Thực tế, tình yêu thương của ông bà cao đẹp và đáng trân quý.
Cho cháu trải nghiệm điều mới: Đọc sách, vẽ tranh, chơi trò chơi...