Một số hành vi của trẻ trong cuộc sống hàng ngày đôi khi cha mẹ cho là nghịch ngợm, bướng bỉnh nhưng đây lại là biểu hiện của đứa trẻ có IQ cao.
Sau quá trình nghiên cứu lâu dài, các nhà nghiên cứu Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng điều thực sự quyết định hướng phát triển trong tương lai của một đứa trẻ là tác động tổng hợp của trí nhớ, khả năng hiểu, tư duy logic, trí tưởng tượng và các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, trong đó trí thông minh bẩm sinh chiếm một phần nhỏ.
Nói cách khác, những khả năng này quan trọng hơn trí thông minh trong việc xác định xem một đứa trẻ có đạt được thành công như mình mong muốn trong tương lai hay không.
Hầu hết tất cả các bậc cha mẹ đều muốn con mình có chỉ số IQ cao hơn, thực tế trẻ sở hữu trí thông minh bẩm sinh là một lợi thế, nhưng điều quan trọng hơn là cha mẹ cần có phương pháp và định hướng đúng đắn nhằm giúp trẻ phát huy tốt khả năng của mình.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng, có một số hành vi của trẻ trong cuộc sống hàng ngày đôi khi cha mẹ cho là nghịch ngợm, bướng bỉnh nhưng đây lại là biểu hiện của đứa trẻ có IQ cao.
3 biểu hiện trẻ có IQ cao, nhưng cha mẹ thường xuyên bỏ qua
Một đứa trẻ nói nhiều, nghịch ngợm, bướng bỉnh không hẳn là đứa trẻ hư. Đôi khi đó có thể là biểu hiện của chỉ số IQ cao.
Bướng bỉnh và mạnh mẽ, quyết đoán
Một nghiên cứu đã tổng hợp và phân tích hành vi của khoảng 3.000 trẻ em từ 8 đến 12 tuổi về nhiều khía cạnh khác nhau như trí thông minh, các biện pháp giáo dục, nguyện vọng, tình trạng kinh tế xã hội, nền tảng gia đình.
Sau hơn 40 năm theo dõi, nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ bướng bỉnh có xu hướng đặt câu hỏi nhiều hơn về những điều xảy ra xung quanh và suy nghĩ vượt trội hơn. Những người được coi là nghịch ngợm, không vâng lời, hung hăng và bướng bỉnh có thể đạt được những vị trí quan trọng trong công việc.
Một số hành vi của trẻ trong cuộc sống hàng ngày đôi khi cha mẹ cho là nghịch ngợm, bướng bỉnh nhưng đây lại là biểu hiện của đứa trẻ có IQ cao.
Các dữ liệu được phân tích đã xác định rằng sự thành công của những đứa trẻ nổi loạn ở tuổi trưởng thành có thể là kết quả của sự ích kỷ và khả năng đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu.
Bởi vì khi trẻ không tuân thủ các quy tắc áp đặt cho mình nên trẻ đã trở thành chuyên gia khi đàm phán và bảo vệ điều mình muốn.
Biết nói dối sớm
Nhiều phụ huynh cảm thấy phiền lòng khi con biết nói dối, nhưng trong một số trường hợp lại là điều tốt.
Nghiên cứu này được thực hiện ở Canada với 1.200 trẻ em ở độ tuổi từ 2 tới 17 cho thấy nói dối sớm thường thông minh hơn.
Các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu trẻ em tại Đại học Toronto (Canada) cho rằng điều này do các quá trình phức tạp liên quan tới việc nhớ lại về câu chuyện trẻ từng được nghe và đó là chỉ báo tốt về chỉ số IQ của trẻ.
Tò mò, đầy ý tưởng
Đôi khi các bà mẹ không hiểu rốt cuộc con mình muốn gì, thậm chí còn phát điên vì sốt ruột vì những câu hỏi lặp đi lặp lại của trẻ.
Thật ra, việc hỏi đi hỏi lại một vấn đề của trẻ là cách tốt nhất để chúng ghi nhớ cách thức và thời điểm sử dụng cũng như ý nghĩa của câu hỏi đó.
Thông qua việc đặt câu hỏi, trẻ khám pha những điều không biết. Từ đó, trẻ hiểu biết hơn, mở rộng tầm mắt với mọi thứ xung quanh.
Trẻ càng hỏi nhiều thì càng thông minh vì trẻ hiểu biết hơn bạn bè cùng trang lứa và có nhu cầu khám phá thế giới nhiều hơn. Ngoài ra, điều này còn giúp trẻ rèn luyện ngữ điệu và âm vực.
Trẻ càng tò mò thì càng thông minh vì trẻ hiểu biết hơn bạn bè cùng trang lứa và có nhu cầu khám phá thế giới nhiều hơn.
2 điều quan trọng cha mẹ nên làm, giúp trẻ cải thiện trí thông minh hiệu quả
Nâng cao khả năng tập trung của trẻ
Trẻ bước qua 3 tuổi chứng tỏ sự phát triển trí tuệ của bé đã bước sang giai đoạn thứ hai. Lúc này, một thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng não bộ là sự chú ý.
Trẻ 3 tuổi bắt đầu nhận biết mọi thứ, nhưng nếu không ghi nhớ được, đó thực sự là kết quả của sự thiếu tập trung.
Nói cách khác, chỉ bằng cách nâng cao khả năng tập trung của trẻ, trẻ mới có thể kết nối kiến thức và chuẩn bị cho bước tiếp theo là bước vào trường tiểu học.
Tuy nhiên, việc rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ lại không hề dễ, cha mẹ có thể để trẻ rèn luyện khả năng tập trung trong quá trình hoạt động bằng cách cho trẻ đọc một vài cuốn sách thú vị hoặc cùng trẻ chơi những trò chơi thông minh như xếp hình, lego...
Trẻ 3 tuổi bắt đầu nhận biết mọi thứ, cha mẹ nên chú ý rèn sự tập trung cho con.
Nắm bắt thời kỳ khai sáng của bộ não
Trong trường hợp bình thường, chất lượng não bộ của trẻ 3 tuổi sẽ được tăng lên rất nhiều, và việc cải thiện chất lượng não bộ cũng đồng nghĩa với việc sắp đến thời kỳ vàng đầu tiên của sự phát triển trí não.
Nếu cha mẹ có thể tìm ra chìa khóa cho sự phát triển não bộ của trẻ thường xuyên, có thể khiến não bộ của trẻ phát triển tốt.
Đồng thời khi chất lượng não bộ trẻ phát triển, sự phát triển của các dây thần kinh khác nhau trong cơ thể trẻ cũng ngày càng hoàn thiện hơn, điều cần lưu ý là nguồn kích thích này cần đảm bảo tính đa dạng để nâng cao hiệu quả của thị giác, thính giác, xúc giác và các kích thích khác.
Tất cả những gì cha mẹ làm là chọn cho con một phương pháp rèn luyện cả ba hệ thống giác quan cùng một lúc.
Tóm lại, cách để trẻ thông minh hơn là dạy trẻ tư duy và sử dụng bộ não của mình. Để trau dồi trí tuệ cho trẻ, điều cơ bản nhất là phải trau dồi cho trẻ khả năng nhận thức thế giới thông qua nhiều giác quan khác nhau.
Hãy cùng trẻ chơi những trò chơi thông minh như xếp hình, lego... nhằm rèn luyện IQ cho con.
Trẻ thông minh hay không một phần được ảnh hưởng từ trí thông minh bẩm sinh, nhưng môi trường sống, phương thức giáo dục của cha mẹ cũng rất quan trọng. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý đến việc nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc sách của trẻ, đồng thời thường xuyên đưa trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động có lợi cho thể chất và tinh thần.
Từ từ mở rộng tầm nhìn của trẻ bằng nhiều cách trực tiếp hoặc gián tiếp khác nhau để thế giới khách quan phong phú thường xuyên được phản ánh trong tâm trí trẻ, là cơ sở vật chất khách quan để trẻ thông minh hơn.