Xem tivi, điện thoại nhiều không chỉ làm hỏng mắt, 3 nội dung này trên internet còn "đánh cắp trí não" trẻ

Thi Thi - Ngày 12/02/2025 14:30 PM (GMT+7)

Việc trẻ sử dụng các thiết bị điện tử quá thường xuyên sẽ tác động nhất định đến não bộ.

Bộ não con người theo bản chất thích "phản hồi ngay lập tức". Vào thời xa xưa, tổ tiên chúng ta sống bằng nghề săn bắt và hái lượm. Họ sẽ giải phóng dopamine sau khi ăn trái cây ngọt, cảm thấy vui vẻ và thỏa mãn. Nhưng ngày nay, sự kích thích mà các sản phẩm kỹ thuật số mang lại còn sảng khoái hơn gấp 100 lần so với trái cây ngọt.

Các nhà khoa học nghiên cứu về não bộ đã phát hiện ra rằng, lượng kích thích thị giác nhận được khi xem một video ngắn dài 15 phút gấp khoảng ba lần so với khi đọc một cuốn sách, lượng dopamine được giải phóng khi chiến thắng một trò chơi gần bằng tổng lượng dopamine được giải phóng khi giải 10 bài toán.

Vì vậy, việc trẻ sử dụng điện thoại quá thường xuyên sẽ tác động nhất định đến não bộ, lâu dần tạo ra hệ lụy. Các nhà nghiên cứu liệt kê 3 tác hại phổ biến khi trẻ sử dụng các thiết bị điện tử không kiểm soát.

Xem tivi, điện thoại nhiều không chỉ làm hỏng mắt, 3 nội dung này trên internet còn amp;#34;đánh cắp trí nãoamp;#34; trẻ - 1

Xem tivi, điện thoại nhiều không chỉ làm hỏng mắt, 3 nội dung này trên internet còn amp;#34;đánh cắp trí nãoamp;#34; trẻ - 2

Có 3 thứ “phá hủy não” của trẻ thông qua thiết bị điện tử

Khi nói đến việc nuôi dạy trẻ có động lực, các bà mẹ Mỹ gợi ý giúp trẻ tích lũy những thành công nhỏ. Bởi vì trải nghiệm thành công có thể kích hoạt cơ chế khen thưởng của não, mang lại cho trẻ cảm giác hoàn thành, và động lực cốt lõi là được thúc đẩy bởi cảm giác hoàn thành.

Ngày nay, có ba thứ trong cuộc sống giúp trẻ dễ dàng có được cảm giác vui thích này. Khi trẻ đã quen với cảm giác hạnh phúc do sự kích thích tần số cao mang lại, sẽ khó làm những việc đòi hỏi đầu tư lớn nhưng hiệu quả chậm (như học tập và đọc sách).

Xem tivi, điện thoại nhiều không chỉ làm hỏng mắt, 3 nội dung này trên internet còn amp;#34;đánh cắp trí nãoamp;#34; trẻ - 3

Trò chơi điện tử (game) dễ gây cảm giác nghiện

Trò chơi điện tử kích hoạt mạch phần thưởng của não thông qua "phản hồi tức thời" và "xếp hạng", cho phép trải nghiệm cảm giác thú vị khi đánh quái vật và lên cấp. Để có thêm hạnh phúc, trẻ phải tiếp tục chơi. 

Tuy nhiên, những phần thưởng có giá trị thấp, khối lượng lớn do trò chơi tạo ra sẽ gây mất cân bằng chức năng của hạch nền (kiểm soát thói quen) và vỏ não trước trán (ra quyết định hợp lý), khiến trẻ trở nên lo lắng, cáu kỉnh và tức giận khi không được chơi.

Nhiều phụ huynh tự tin rằng con mình có khả năng tự chủ tốt, nên chơi một lúc là được, nhưng khi trẻ đã nghiện thì dù có tự giác và kiên nhẫn đến đâu, cũng sẽ dễ nên cáu kỉnh, khó kiểm soát cảm xúc.

Video ngắn (TikTok, Youtube short) kích thích não bộ quá nhanh

Đặc điểm lớn nhất của video ngắn là chứa một lượng lớn thông tin, có nhịp độ nhanh và bắt mắt. Khi đầu ngón tay lướt qua, não của trẻ như được ngâm trong xi-rô, và mỗi khung hình đều chạm chính xác đến điểm khoái cảm. Trẻ em xem video ngắn trong thời gian dài sẽ dần dần "co lại" não.

Thùy trán được gọi là "bộ não của CEO", đóng vai trò quan trọng trong suy nghĩ, khả năng tự chủ và giao tiếp. Vùng não này phát triển càng tốt thì trí thông minh càng cao và khả năng học tập mạnh hơn.

Một nghiên cứu của Đại học Columbia cho thấy trẻ mất nhiều thời gian hơn 40% để tìm lối thoát trong trò chơi mê cung, sau khi xem những video ngắn trong 1 giờ.

Xem tivi, điện thoại nhiều không chỉ làm hỏng mắt, 3 nội dung này trên internet còn amp;#34;đánh cắp trí nãoamp;#34; trẻ - 4

Mặc dù việc xem video ngắn có thể mang lại niềm vui, tiết ra dopamine nhanh, nhưng nội dung của các video ngắn quá rời rạc và giải trí, không có chỗ cho suy nghĩ sâu sắc.

Tiếp xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thùy trán trước và hồi hải mã (điều khiển trí nhớ), ức chế mạng lưới chế độ mặc định (DMN, chịu trách nhiệm cho sự phản ánh và sáng tạo) và không có lợi cho việc nuôi dưỡng tư duy phản biện. Nếu trẻ không có khả năng suy nghĩ độc lập, dễ trở thành người chạy theo xu hướng đám đông.

Thông tin nhanh (mạng xã hội) dễ đánh cắp sự chú ý của trẻ

Một giáo viên trung học đã tiến hành một thí nghiệm, ông yêu cầu học sinh tìm kiếm tin nóng trên các nền tảng xã hội trong 1 giờ, sau đó ngay lập tức làm bài kiểm tra đọc hiểu. Kết quả là 73% học sinh không thể tập trung quá 5 phút.

Khi thông tin rời rạc ập đến như thủy triều, não phải thường xuyên thay đổi trọng tâm. Điều này sẽ tiêu tốn rất nhiều glucose và kích hoạt hiệu ứng dư thừa sự chú ý - ngay cả khi trẻ đặt điện thoại xuống, não bạn vẫn trong trạng thái mất tập trung.

Trò chơi điện tử dễ gây cảm giác nghiện.

Trò chơi điện tử dễ gây cảm giác nghiện.

Xem tivi, điện thoại nhiều không chỉ làm hỏng mắt, 3 nội dung này trên internet còn amp;#34;đánh cắp trí nãoamp;#34; trẻ - 6

Vậy làm thế nào giúp trẻ xây dựng lại khả năng tự chủ?

Mặc dù ba thứ trên dễ gây cảm giác nghiện với trẻ, nhưng chưa hẳn là xấu hoàn toàn. Trong thời đại kỹ thuật số, công nghệ phát triển nhanh, việc ngăn cấm hoàn toàn trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử là không thực tế. 

Các sản phẩm công nghệ này tự thân là những công cụ, điều quan trọng nằm ở cách chúng được quản lý. Điều bố mẹ nên làm là tìm ra sự cân bằng giữa "cấm hoàn toàn" và "buông bỏ" để trẻ có thể sử dụng một cách lành mạnh.

Định hình lại mạch nội dung trẻ tiếp cận

Khi trẻ hoàn thành một nhiệm vụ, não sẽ tiết ra dopamine, tạo thành một chu kỳ tích cực "nỗ lực → thành công → hạnh phúc". Phản ứng sinh lý này có thể kết nối niềm vui và việc học, dần dần hình thành thói quen học tập chủ động.

Nếu trẻ có được nhiều cảm giác thành tựu trong lĩnh vực mình quan tâm (bao gồm cả việc học), trẻ sẽ không dễ bị đánh lừa bởi "cảm giác thành tựu giả tạo" do các sản phẩm công nghệ tạo ra.

Để đạt được mục đích này, bố mẹ nên chú ý nhiều hơn đến sở thích, giúp trẻ tích lũy nhiều kinh nghiệm thành công (chẳng hạn như chia nhỏ mục tiêu và xem con làm tốt việc gì) để hình thành chu kỳ khen thưởng có lợi.

Bố mẹ nên giới hạn thời gian trẻ sử dụng các thiết bị điện tử.

Bố mẹ nên giới hạn thời gian trẻ sử dụng các thiết bị điện tử.

Giới hạn thời gian sử dụng

Trẻ không thích bị kiểm soát hoặc đe dọa, vì vậy khi đặt ra các quy tắc, tốt nhất là nên thảo luận với trẻ trước, chẳng hạn như trẻ có thể chơi bao lâu mỗi ngày và chơi bao nhiêu lần mỗi tuần, thực hiện nghiêm ngặt sau khi đã thống nhất.

Nhìn chung, thời gian sử dụng màn hình lý tưởng là dưới 1 giờ mỗi ngày và không quá 30 phút mỗi lần.

Để hình thành thói quen mới, trẻ cần phải đi trên mạch thần kinh mới nhiều lần trong 90 ngày. Đó là một quá trình khó khăn, nhưng nếu trẻ giữ được nhịp độ, sẽ sớm thiết lập thói quen mới lành mạnh.

Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi - vui chơi hợp lý

Sau khi đất được canh tác một thời gian, cần phải để đất trống để thu hoạch tốt vào năm sau. Bộ não cũng vậy, nó cũng cần được nghỉ ngơi, sắp xếp lại và phân loại thông tin để có thể hoạt động bình thường.

Bộ não thường sắp xếp thông tin theo cách lớn khi ngủ và ở chế độ DMN. Vì vậy, trong khi đảm bảo ngủ đủ giấc, việc thỉnh thoảng mơ mộng để giải tỏa tâm trí.

Ví dụ, sau khi trẻ hoàn thành lớp học trực tuyến hoặc chơi trò chơi, hãy đưa trẻ ra ngoài đi dạo. Khi tâm trí trống rỗng, không nói gì, không nghĩ gì, chỉ nhìn chằm chằm vào những đám mây trên bầu trời, dòng sông, ngọn núi ở đằng xa, trẻ sẽ bước vào DMN. 

Ngoài ra, hoạt động bố mẹ - con cái, tập thể dục, tương tác xã hội tích cực và tắm nắng có thể giải phóng oxytocin, serotonin một cách tự nhiên, tạo cảm giác an toàn và hạnh phúc, từ đó thúc đẩy trẻ học cách yêu thương, thử những điều mới mẻ và từ bỏ "nghiện Internet" tốt hơn.

Xem tivi, điện thoại nhiều không chỉ làm hỏng mắt, 3 nội dung này trên internet còn amp;#34;đánh cắp trí nãoamp;#34; trẻ - 8

Giáo sư ĐH Thanh Hoa: Đứa trẻ sở hữu 3 năng lực này, sẽ là vĩ nhân tương lai
Theo giáo sư Bành Khai Bình, bố mẹ nên tập trung bồi dưỡng cho trẻ 3 năng lực, nhằm biết cách tạo sự khác biệt và thành công trong tương lai.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]12/02/2025 13:20 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết dạy con thông minh