Những năm đầu đời là thời gian kỳ diệu của một đứa trẻ, bố mẹ nên tận dụng thời điểm này để tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ với con.
Hầu hết bố mẹ đều mong muốn con mình có một cuộc sống tốt đẹp nhất. Nhiều bố mẹ thường thể hiện tình yêu thương với con bằng cách mua đồ chơi, đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ, một số khác thì áp dụng phương pháp dăn dạy nghiêm khắc, kỷ luật cao và định hướng mục tiêu cho con, số khác nữa thì để cho con quyền tự do lựa chọn và phát triển theo sở thích của mình.
Mỗi gia đình đều có phương pháp giáo dục con theo cách riêng, nhưng chung quy khi nhìn lại thì hầu hết bố mẹ đều mắc phải một số sai lầm trong quá trình nuôi dạy con khiến họ hối hận. Dưới đây là những điều bố mẹ thường không chú ý đến, nhưng khi nhìn lại thì đã bỏ lỡ nó một cách đáng tiếc.
Không thích trò chuyện với con
Một đứa trẻ trong quá trình trưởng thành, rất cần sự tiếp xúc với người lớn, đặc biệt là với bố mẹ. Nhưng sự thật là không nhiều bố mẹ dành thời gian trò chuyện hay chơi cùng con, thay vào đó là cung cấp cho con những thiết bị công nghệ như máy tính, máy chơi game và để trẻ tự xoay xở với thời gian của mình. Điều này về lâu dài sẽ khiến trẻ hình thành thói quen phụ thuộc vào các sản phẩm công nghệ, cho đến một ngày, bố mẹ nhìn lại thì phát hiện con mình đã trưởng thành, và có một cuộc sống riêng của chính mình.
Thời gian đã mất sẽ chẳng quay lại được, vì vậy, ngay từ bây giờ bố mẹ hãy cố gắng dành nhiều thời gian để chơi cùng con, trò chuyện với con nhiều hơn và tạo ra thật nhiều những kỷ niệm đáng nhớ.
Bố mẹ thường cho con sử dụng các thiết bị công nghệ thay vì trò chuyện cùng trẻ.
Không thường xuyên âu yếm con
Các nhà khoa học đã chứng minh tầm quan trọng của những cái ôm đối với sức khỏe bao gồm cả về thể chất lẫn tinh thần. Có rất nhiều lợi ích của việc trao nhau những cái ôm, nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý là cảm giác thật tuyệt khi ôm một đứa trẻ vào lòng.
Đôi khi bố mẹ không làm điều này vì nhiều lý do khác nhau, nhưng hầu hết là ngụy biện. Theo thời gian, những đứa trẻ sẽ lớn lên và trưởng thành, vậy nên sẽ thật khó để ôm con như khi chúng còn nhỏ. Vì vậy, hãy tận hưởng những khoảnh khắc này khi bố mẹ vẫn có thể.
Đôi khi bố mẹ không thường xuyên ôm con vì nhiều lý do khác nhau, nhưng hầu hết là ngụy biện.
Không chụp nhiều ảnh và quay video cùng con
Tất nhiên, sẽ không có gì xấu xảy ra nếu bố mẹ không chụp ảnh cùng con. Nó sẽ không ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần, phẩm chất đạo đức hoặc sức khỏe của trẻ khi lớn lên. Nhưng rất có thể trong tương lai, bố mẹ sẽ muốn ghi nhớ một số khoảnh khắc quý giá nhất của cuộc đời mình và chia sẻ những cảm xúc này với những đứa con khi đã trưởng thành. Nhiều bậc cha mẹ thực sự hối tiếc vì đã không chụp nhiều ảnh cùng con.
Nhiều bậc cha mẹ thực sự hối tiếc vì đã không chụp nhiều ảnh cùng con.
Không viết ra những lời đầu tiên mà con nói
Những lời nói đầu tiên của con thật sự là kỷ niệm đang nhớ mà bố mẹ nên ghi lại, nhưng hầu như nhiều bố mẹ không chú ý đến điều này. Điều đó cũng không gây ảnh hưởng gì trong cuộc sống, nhưng nếu bố mẹ ghi lại những điều con trẻ bập bẹ nói sẽ là một sự trân trọng đối với con sau này.
Những lời nói đầu tiên của con thật sự là kỷ niệm đang nhớ mà bố mẹ nên ghi lại.
Không tham gia chơi các trò chơi sáng tạo cùng con
Việc chơi các trò chơi sáng tạo cùng con không phải là để những đứa trẻ trở thành bậc vĩ nhân, nhưng đó có thể là một cơ hội. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ thường hối hận khi không nhận ra sớm tài năng của trẻ, ngay từ bây giờ hãy cho con chơi những trò chơi khác nhau và đọc càng nhiều sách càng tốt.
Đầu tiên, bố mẹ hãy tham gia nhiều hoạt động cùng con, bố mẹ có thể biết được sở thích của con là gì và con giỏi về cái gì. Sau đó có thể giúp con phát triển chúng.
Thứ hai, trong bất kỳ hoạt động nào, ví dụ như đọc to cho những đứa trẻ nghe, chơi nặn bột và chơi đồ chơi con, sẽ giúp phát triển trí thông minh, trí tưởng tượng và tăng vốn từ vựng. Cuối cùng, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cũng gắn kết hơn.
Tham gia nhiều hoạt động sáng tạo cùng con giúp trẻ phát triển trí thông minh và vốn từ vựng.
Bố mẹ đã quá nghiêm khắc
Có quan niệm cho rằng, bố mẹ càng đặt kỳ vọng vào con càng cao, thì trẻ sẽ thành công hơn. Nhưng trong thực tế điều đó có thể gây phản tác dụng về tâm lý ở trẻ, và làm căng thẳng mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ.
Những hình phạt khi con đạt điểm kém có thể làm giảm thành công của con ở trường học. Hãy trách phạt cũng như thưởng cho con khi thực sự cần thiết.
Những hình phạt khi con đạt điểm kém có thể làm giảm thành công của con ở trường học.
Không quan tâm đến tiếng nói của con
Có lẽ khi còn nhỏ, bố mẹ đã không ít lần nghe những câu: Con vẫn còn nhỏ chưa biết gì hay con quá nhỏ để quyết định, người lớn nói con phải nghe… và thực tế là bố mẹ đã khó chịu khi phải nghe những điều này.
Thực tế sau khi trường thành, bố mẹ lại thường áp dụng những câu nói này với con mình. Đây không hẳn là một sự xúc phạm, nhưng lại khiến trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và không an toàn khi trưởng thành.
Hãy để trẻ tự lựa chọn và bày tỏ ý kiến mình. Tốt hơn là thảo luận về mong muốn của con và giải thích mọi thứ nếu điều đó không hợp lý, thay vì phớt lờ chúng.
Bố mẹ phớt lờ ý kiến của con sẽ khiến trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và không an toàn khi trưởng thành
Không làm cho trẻ cảm thấy hạnh phúc
Những kỷ niệm đẹp từ thời thơ ấu món quà quý giá nhất mà không ai có thể lấy đi khỏi chúng ta. Cùng con tạo ra những kỷ niệm đẹp là tiền đề để trẻ hướng tới những điều tích cực hơn trong cuộc sống về sau, nếu một đứa trẻ được lớn lên trong một bầu không khí lành mạnh và có nhiều trải nghiệm mới, điều đó có nghĩa là chúng đang tích cực phát triển . Những đứa trẻ hạnh phúc sẽ dễ dàng thích nghi với cuộc sống trưởng thành và bắt đầu những mối quan hệ mới.
Bố mẹ cũng thường hoài niệm về quãng thời gian bên nhau. Vì vậy, bố mẹ hãy cùng con tận hưởng nó và suy nghĩ về cách làm thế nào để cuộc sống của trở nên thú vị hơn. Hãy chắc chắn rằng trẻ có nhiều khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống của chúng.
Cùng con tạo ra thật nhiều kỷ niệm sẽ giúp trẻ phát triển theo hướng tích cực hơn.
Bố mẹ thường nghe theo lời khuyên của người khác
Có những người rất thích đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ trẻ, ngay cả khi nó không phù hợp. Bố mẹ có thể thường lắng nghe, tuy nhiên bố mẹ nên là người đầu tiên hiểu về con mình, về sở thích hay những điều chúng ghét, và hơn ai hết bố mẹ mới là người biết điều gì mới thực sự tốt cho con mình, hãy làm cho con cảm thấy bản thân luôn được tin tưởng. Vậy nên, khi cần hỗ trợ, trẻ có thể tin tưởng vào bố mẹ.
Hãy lắng nghe con nhiều hơn thay vì quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh.
Không ở bên cạnh con vào những thời khắc quan trọng nhất
Một số điều có vẻ không nghiêm trọng đối với người lớn, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ. Và tất cả những đứa trẻ đều cần có ai đó ở bên cạnh mình vào những thời khắc quan trọng. Ngay cả khi bố mẹ có lý do chính đáng để bỏ lỡ bữa tiệc sinh nhật của con mình, nhưng cố gắng đừng làm vậy. Trong tương lai, bố mẹ sẽ cảm thấy hối tiếc khi nhận ra mình đã bỏ lỡ bao nhiêu sự kiện quan trọng với con.
Tất cả những đứa trẻ đều cần có bố mẹ ở bên vào thời khắc quan trọng.
Trên đây là những điều mà bố mẹ thường phớt lờ trong những năm đầu của trẻ, hãy dành nhiều thời gian và quan tâm hơn cho con, cùng con tạo nên những kỷ niệm tuyệt vời nhất!