Cháu trai ở với bà ngoại từ bé nhưng chỉ thương bà nội, chuyên gia mách mẹ cách cân bằng

Hạ Mây - Ngày 10/08/2021 19:00 PM (GMT+7)

Trên thực tế, không ông bà nào lại không yêu cháu và ngược lại cháu nào cũng sẽ yêu quý ông bà khi các cháu tìm thấy được sự yêu thương, che chở.

Sau khi em bé sơ sinh chào đời, nhiều gia đình có bà nội hoặc bà ngoại đều “góp công” cùng cha mẹ chăm sóc em bé và cả người mẹ khi trong giai đoạn ở cữ. Bởi niềm vui vỡ òa đón chào một thành viên mới trong gia đình cũng là lúc mẹ phải đối diện với rất nhiều những công việc, nếu là lần đầu làm mẹ không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Đó là lúc những người bà đầy kinh nghiệm “ra tay”, giúp “mẹ bỉm sữa” quán xuyến mọi việc trong nhà. 

Dù là bà nội hay bà ngoại thì được ở cạnh bà, được bà chăm sóc đó là một niềm may mắn vô cùng to lớn của các em bé. Thế nhưng trên thực tế, câu hỏi “giữa bà nội và bà ngoại, trẻ yêu ai hơn?” vốn dĩ rất nhạy cảm và dường như chưa bao giờ có câu trả lời thỏa đáng. Thậm chí câu trả lời vô tư của các con khi được hỏi còn có thể làm cả nhà không vui, đặc biệt là người bà. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng:

Bà mẹ trẻ Milan là vốn con gái duy nhất trong gia đình, sau khi kết hôn, tổ ấm nhỏ của cô cũng rất gần với gia đình mẹ ruột còn nhà mẹ chồng thì ở bên kia thành phố. Mối quan hệ mẹ con và thông gia vốn dĩ rất êm ấm hòa thuận, đặc biệt là sau khi mang thai con đầu lòng.

Do ở gần nhà mẹ ruột nên chị Milan thường được mẹ chạy qua chạy lại chăm sóc trong suốt thai kỳ, khi em bé chào đời cũng là mẹ Milan một tay giúp cô quán xuyến mọi việc trong nhà. Cứ như vậy, chị Milan lần lượt chào đón hai con trai, đến nay một bé đã lên 6 tuổi còn con út cũng đã lên 4 tuổi, đều được một tay nuôi dưỡng của bà ngoại. Vì khá bận với công việc, chị Milan thường giao phó việc chăm sóc hai con cho bà ngoại.  

Được bà chăm sóc đó là một niềm may mắn vô cùng to lớn của các em bé. (Ảnh minh họa)

Được bà chăm sóc đó là một niềm may mắn vô cùng to lớn của các em bé. (Ảnh minh họa)

Nghỉ hè năm nay, chị Milan đưa hai con về nhà bà nội chơi 3 tháng, đây là lần đầu tiên 2 cậu bé ở với bà nội lâu như vậy vì trước đó cả gia đình chỉ ghé thăm quê nội khi lễ tết, có công việc... Khi đến đón các con về nhà chuẩn bị cho kỳ học mới, chị Milan hoảng hốt khi hai cậu nhóc nằng nặc không chịu về nhà.

Chị gặng hỏi các con lý do và đây là cách cậu con trai lớn trả lời: "Bà nội thương chúng con hơn bà ngoại. Mỗi lần đi siêu thị bà nội đều mua cho hai đứa con rất nhiều đồ chơi và đồ ăn, muốn mua gì cũng được. Ở nhà với bà ngoại, bà ngoại luôn nói rằng không được mua nhiều quá. Thế nên bà nội nói chỉ có bà nội là duy nhất”.  

Câu nói của cậu con trai lớn khiến chị Milan không nói nên lời, dù chưa bao giờ để ý đến suy nghĩ của các con, nhưng trong lòng chị Milan có chút khó chịu. Chị thầm nghĩ, các con là do bà ngoại một tay nuôi nấng từ nhỏ tới lớn, vậy mà chỉ vì một vài món đồ chơi đã quay sang tính toán, cân đo tình cảm với bà nội. Ngày hôm nay là chị Milan nghe thấy, nếu để bà ngoại nghe được thì bà sẽ buồn như thế nào.

Thế nhưng suy xét cho cùng, chị Milan nhận ra đó là vấn đề của người lớn chứ không phải của trẻ con, nên không thể quở trách bọn trẻ. Có ba lý do khiến trẻ “trở mặt” nhanh như vậy giữa bà nội và bà ngoại mà dù vô ý hay không, cha mẹ cũng nên để ý.

Cháu trai ở với bà ngoại từ bé nhưng chỉ thương bà nội, chuyên gia mách mẹ cách cân bằng - 3

Lời nói và hành vi, thái độ của cha mẹ ảnh hưởng đến trẻ

Trong cuộc sống hiện nay, do bận rộn công việc mà nhiều cha mẹ đã đưa con về cho ông bà chăm sóc. Mặc dù trẻ được ông bà nuôi dưỡng đều là những người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ con, nhưng nhiệm vụ giáo dục con cái vốn dĩ là trách nhiệm của cha mẹ. Ông bà thường rất thân thiết với trẻ con, nên khó lòng răn dạy trẻ một cách nghiêm khắc như cha mẹ mà thường nuông chiều cháu. 

Ngoài ra, cách ứng xử của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ của trẻ. Ví dụ như thông thường, người Châu Á có thói quen đến nhà cha mẹ hai bên vào các dịp lễ Tết, nếu chỉ đến thăm nhà của ông bà nội hay ông bà ngoại mà bỏ qua bên còn lại, trẻ sẽ hiểu rằng ông bà nội/ ngoại mới là quan trọng hơn. Nhiều khi cha mẹ khi nói chuyện và cư xử ông bà nội, ngoại của con có sự “thiên vị” thì trẻ cũng sẽ quan sát và vô tình thiên vị một phía.

Suy nghĩ của trẻ thường rất đơn giản, và việc thích hay không thích của các con cũng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mối quan hệ của trẻ thân thiết với ai hơn, mấu chốt đều nằm ở sự hướng dẫn của cha mẹ. Do đó, cha mẹ hãy làm gương cho con trước hết nhé! 

Mối quan hệ của trẻ thân thiết với ai hơn, mấu chốt đều nằm ở sự hướng dẫn của cha mẹ. (Ảnh minh họa)

Mối quan hệ của trẻ thân thiết với ai hơn, mấu chốt đều nằm ở sự hướng dẫn của cha mẹ. (Ảnh minh họa)

Cháu trai ở với bà ngoại từ bé nhưng chỉ thương bà nội, chuyên gia mách mẹ cách cân bằng - 5

Bà nội hay bà ngoại nuông chiều cháu hơn?

Trong nhiều trường hợp, trẻ sẽ có trí nhớ sâu sắc hơn về hiện tại, mặc dù bà ngoại đã chăm sóc trẻ trong vài năm, nhưng ở hiện tại và tương lai gần, bà nội mới là người thường xuyên trao đổi với trẻ và mua nhiều đồ ăn, đồ chơi cho trẻ, đương nhiên trẻ chỉ nghĩ đến bà nội.

Cũng có trường hợp, bà nội lâu lâu mới gặp cháu không tránh khỏi việc bà nuông chiều cháu hơn, trong khi bà ngoại ở với trẻ thời gian lâu dài sẽ không tránh khỏi việc trách phạt trẻ vì những lỗi nhỏ, điều này khiến con có những “so sánh” không đúng đắn về tình cảm giữa hai người bà dành cho mình.

Đặc biệt, nhiều người bà cũng vì muốn chiếm được trái tim của cháu mà sẽ nói cho trẻ nghe những điều không tốt về “đối phương”, vì nghĩ rằng tình cảm này cần có sự cạnh tranh. Thực tế, trẻ không nên bị chịu ảnh hưởng không tốt từ những lời nói như vậy, sẽ khiến con có suy nghĩ ích kỷ, hẹp hòi về sau. 

Trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi người đồng hành cùng con từ bé tới lớn. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi người đồng hành cùng con từ bé tới lớn. (Ảnh minh họa)

Cháu trai ở với bà ngoại từ bé nhưng chỉ thương bà nội, chuyên gia mách mẹ cách cân bằng - 7

Trẻ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài

Dân gian có câu “cháu bà nội, tội bà ngoại”, tức theo truyền thống, bà ngoại là người chăm sóc cả mẹ và con khi trẻ mới lọt lòng, sau khi lớn hơn lại trở về nhà bà nội. Khi bà ngoại chăm sóc trẻ, trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để nhớ mọi thứ nên sẽ không có ấn tượng sâu sắc.

Trong khi đó trẻ lại được tiếp xúc với bà nội nhiều hơn vào giai đoạn não bộ phát triển, con hình thành những suy nghĩ về tình cảm và có thể sẽ “rạnh ròi” cảm xúc với bà nội hơn bà ngoại, trẻ sẽ cảm thấy thân với bà nội hơn bà ngoại. 

Nhiều trường hợp, trẻ ở với bà nội từ bé tới lớn và chỉ lâu lâu mới gặp bà ngoại, như vậy không thể đòi hỏi con dành nhiều tình cảm, thân thiết với bà ngoại hơn bà nội được.

Trẻ thiên vị yêu bà nội hơn bà ngoại có thể làm ảnh hưởng đến hòa khí trong gia đình. (Ảnh minh họa)

Trẻ "thiên vị" yêu bà nội hơn bà ngoại có thể làm ảnh hưởng đến hòa khí trong gia đình. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, đứa trẻ hoàn toàn có thể thân với bà ngoại hoặc bà nội, không cần quá quan trọng điều đó, cha mẹ cần nói chuyện, răn dạy để con hiểu: Bà nội hay bà ngoại đều yêu thương con, con có thể yêu thương cả hai bà “bằng nhau” mà không cần so sánh. Thường xuyên đưa trẻ về thăm bà ngoại hoặc bà nội, để bà cháu có cơ hội gần gũi, thể hiện tình cảm…

Nếu có sự “thiên vị” trẻ dành cho bà nội hay bà ngoại, cha mẹ phải làm thế nào để tránh ảnh hưởng đến hòa khí trong gia đình? Cùng lắng nghe chuyên gia tâm lý giải thích về vấn đề này!

Thạc sĩ tâm lý Lưu Thị Hường.

Thạc sĩ tâm lý Lưu Thị Hường. 

Cháu trai ở với bà ngoại từ bé nhưng chỉ thương bà nội, chuyên gia mách mẹ cách cân bằng - 10

Bà nội và bà ngoại, ai có xu hướng gần gũi cháu hơn?

Trên thực tế, bà ngoại và bà ngoại đều yêu thương cháu nhưng có cách thể hiện khác nhau, trong một số trường hợp bà ngoại có xu hướng gần gũi cháu hơn, bởi vì:

Thứ nhất: Xét về mặt tâm lý, bà ngoại sinh ra những người mẹ, rồi người mẹ mới sinh ra các cháu. Do đó, có một sợi dây liên kết vô hình mang tính di truyền giữa 3 thế hệ bà ngoại - con gái - cháu. 

Thứ hai: Văn hóa người Việt, khi sinh con, giai đoạn ở cữ người phụ nữ thường về nhà mẹ đẻ, và được mẹ đẻ trực tiếp chăm sóc, chăm chút từng chút một, bế bồng chăm sóc cháu nhiều hơn, phần vì thương yêu con gái, phần vì nghĩ rằng con còn nhỏ dại vụng. Từ đó sự liên kết gần gũi mặc nhiên được hình thành từ sớm.

Thứ ba: Bà ngoại sẽ dành ưu ái hơn cho cháu, các cụ xưa có câu “cháu bà nội, tội bà ngoại”, ý chỉ bà ngoại gắn bó với đứa trẻ nhiều hơn so với bà nội. Khi cháu được sinh ra, bà ngoài là người vất vả hơn cả. Bà sẵn sàng bỏ thời gian, công sức để chăm sóc con gái mới sinh đến em bé vừa chào đời. 

Thứ tư: Trong trường hợp ba mẹ ly hôn, khi người mẹ giành được quyền nuôi con, ông bà ngoại thường tham gia cùng để lấp đầy những khoảng trống trong việc nuôi dạy trẻ và mang lại sự ổn định cho gia đình. Trong quá trình đó, họ có xu hướng trở nên gần gũi hơn với cháu của họ.

Cháu trai ở với bà ngoại từ bé nhưng chỉ thương bà nội, chuyên gia mách mẹ cách cân bằng - 11

Có sự khác biệt về sự gần gũi và liên kết hơn giữa cháu với ông bà nội và ông bà ngoại?

Bà ngoại có sự gần gũi và liên kết hơn với cháu so với ông bà nội.

- Thứ nhất: Là phần tâm lý cảm xúc đã phân tích ở trên.

- Thứ hai: Về DNA, nhiễm sắc thể X

+ Một trong những lý thuyết cho rằng sự khác biệt về cách bà nội và bà ngoại được kết nối với cháu của họ có thể được giải thích qua kết nối nhiễm sắc thể X. Bà ngoại có 25% nhiễm sắc thể X liên quan đến cả cháu trai và cháu gái, trong khi bà nội chuyển một trong những nhiễm sắc thể X của họ cho cháu gái, chứ không phải cho cháu trai. Điều này làm cho bà nội truyền 50% nhiễm sắc thể X đến cháu gái và 0% nhiễm sắc thể X với cháu trai.

+ Theo lý thuyết của Alejandro Jodorowsky, một tiểu thuyết gia người Chile: bất kể cháu có mối quan hệ thân thiết với bà ngoại hay không thì cháu vẫn gắn bó với bà ngoại thông qua gen. Theo đó, gen của chúng ta có thể "bỏ qua" một thế hệ và được truyền trực tiếp từ ông bà cho các cháu. Điều này có thể chứng minh bằng thực tế rằng một số người giống ông bà hơn là cha mẹ của họ. 

- Thứ ba: Theo nhà tiểu luận Jodorowsky cho rằng những cảm xúc mà người bà cảm nhận khi mang thai con gái đã được truyền lại cho người mẹ và có lẽ cho bất kỳ đứa cháu nào sau đó. Ảnh hưởng cảm xúc có thể vẫn hoạt động trong DNA, ngay cả khi nó bỏ qua một thế hệ.

Cháu trai ở với bà ngoại từ bé nhưng chỉ thương bà nội, chuyên gia mách mẹ cách cân bằng - 12

Tình yêu thương của ông bà không quá rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống đa thế hệ thế nào?

Thông thường, trong gia đình, ông bà thường có xu hướng chiều cháu nhiều hơn. Điều này gây ảnh hưởng khá lớn tới cuộc sống đa thế hệ trong tình huống chung trong các gia đình:

- Gây bất hòa trong gia đình do cha mẹ và ông bà bất đồng quan điểm về nuôi dạy con cháu. Từ đó mà có thể nảy sinh mâu thuẫn ngầm trong gia đình.

- Khi ông bà chiều cháu, trẻ nhỏ mất đi khả năng tự lập, tự chăm sóc phục vụ bản thân do được ông bà cưng chiều, làm cho mọi việc, từ đó mà sinh ra ỉ lại, không biết việc hoặc không chủ động việc của mình.

- Ông bà đôi khi vì nuông chiều mà hình thành thói quen xấu cho trẻ: xem tivi, điện thoại nhiều, ăn uống thoải mái, không giờ giấc, đồ chơi bừa bộn… 

Cháu trai ở với bà ngoại từ bé nhưng chỉ thương bà nội, chuyên gia mách mẹ cách cân bằng - 13

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có sự phân biệt, mất cần bằng khi dành tình yêu thương giữa ông bà nội và ông bà ngoại?

Tình yêu là thứ đến tự nhiên, xuất phát từ sự kết nối và gần gũi, thấu cảm, an toàn, nên nếu trẻ có sự phân biệt trong việc dành tình yêu cho ông bà nội hay ông bà ngoại, điều đó là điều hoàn toàn bình thường. Nếu ông bà chiều chuộng cháu, yêu thương cháu, gần gũi cháu, thì đứa trẻ có xu hướng gắn bó và yêu thương người đó nhiều hơn. 

Trong trường hợp con dành tình yêu thương có sự phân biệt, thì cha mẹ cần xem lại, xem mình cũng đang có sự phân biệt như vậy với bên nội hay bên ngoại không. Nếu câu trả lời là có, thì cha mẹ cần điều chỉnh điều đó trước ở mình. 

Tiếp đến là hãy năng đưa con về chơi với cả ông bà đôi bên để con gần gũi, gắn kết với ông bà. Kể cho con nghe những điều tốt đẹp về cả ông bà nội ngoại, ví dụ như việc ông bà sinh ra cha mẹ thế nào, ông bà nuôi nấng cha mẹ thế nào, chăm sóc các cháu ra sao, ….từ đó hình thành tình yêu và sự biết ơn của con cháu với ông bà 2 bên.

Tuy nhiên những quan điểm này chỉ mang tính chất tương đối. Trên thực tế còn tùy thuộc vào sự khác biệt của mỗi người (tính tình, khí chất…) và mối quan hệ trong từng gia đình mà những điều trên có thể ngược lại. Và dù thế nào,  bậc cha mẹ hãy hướng con cái của mình ghi nhận, biết ơn và đánh giá cao tình yêu, sự quan tâm và sự chăm sóc của cả ông bà ngoại và ông bà nội dành cho mình. 

Đừng vội vứt răng sữa của con, chúng có thể cứu trẻ trong tương lai: Chuyên gia giải đáp
Nhiều nghiên cứu cho thấy răng sữa có khả năng chữa bệnh và cứu sống con người thông qua phương pháp lưu trữ tế bào gốc từ tủy răng.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con