Não bộ và cơ thể trẻ phát triển nhanh khi ngủ sâu, chuyên gia mách cách trẻ ngủ ngon

Hạ Mây - Ngày 03/07/2021 19:00 PM (GMT+7)

Giấc ngủ giúp cơ thể trẻ điều chỉnh và nghỉ ngơi, đóng vai trò lớn trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất, đặc biệt là tác động lớn đến sự phát triển của não bộ.

Não bộ và cơ thể trẻ phát triển nhanh khi ngủ sâu, chuyên gia mách cách trẻ ngủ ngon - 1

Giấc ngủ là một phần quan trọng không thể tách rời trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Giấc ngủ giúp cơ thể trẻ điều chỉnh và nghỉ ngơi, đóng vai trò lớn trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất, đặc biệt là tác động lớn đến sự phát triển của não bộ.

Đối với trẻ nhỏ, từ khi sinh ra cho đến khoảng 3 tháng tuổi, trẻ cần ngủ trung bình 16 tiếng mỗi ngày. Khi gần 1 tuổi, thời lượng ngủ giảm xuống còn khoảng 13 tiếng. Từ khoảng 2 đến 4 tuổi, trẻ cần ngủ khoảng 11 tiếng mỗi đêm cùng với một giấc ngủ ngắn hoặc nghỉ ngơi trong khoảng 1 đến 2 tiếng hàng ngày.

Các nhà nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, não bộ và cơ thể trẻ hoạt động tích cực hơn trong giấc ngủ yên tĩnh.

Não bộ và cơ thể trẻ phát triển nhanh khi ngủ sâu, chuyên gia mách cách trẻ ngủ ngon - 2

Giấc ngủ yên tĩnh là gì?

Giấc ngủ của mỗi người có 3 giai đoạn, bắt đầu ở giai đoạn 1 và chuyển sang giai đoạn 2 và 3. Sau giấc ngủ giai đoạn 3, giấc ngủ giai đoạn 2 được lặp lại trước khi vào giấc ngủ REM. Khi giấc ngủ REM kết thúc, cơ thể thường trở lại giấc ngủ giai đoạn 2. Giấc ngủ chu kỳ qua các giai đoạn này khoảng bốn hoặc năm lần trong suốt đêm.

Theo một nghiên cứu mới đây, não và cơ thể của trẻ sơ sinh hoạt động tích cực khi chìm vào giấc ngủ sâu, giai đoạn này được gọi là "giấc ngủ yên tĩnh". Kết quả của những phát hiện này, không chỉ cung cấp thêm kiến ​​thức về mức độ hoạt động của não trẻ sơ sinh mà còn khám phá mới về giấc ngủ yên tĩnh.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Lowa phát hiện ra rằng não bộ của trẻ sơ sinh hoạt động tích cực hơn nhiều so với những gì chúng ta từng nghĩ. Theo chuyên gia EurekAlert, điều này xảy ra khi trẻ nhỏ mới 3 tháng tuổi, trẻ có những cơn giật cơ trong giai đoạn giấc ngủ thứ hai, được gọi là giấc ngủ yên tĩnh.

Giấc ngủ là một phần quan trọng không thể tách rời trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Giấc ngủ là một phần quan trọng không thể tách rời trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Não bộ và cơ thể trẻ phát triển nhanh khi ngủ sâu, chuyên gia mách cách trẻ ngủ ngon - 4

Giấc ngủ yên tĩnh xảy ra như thế nào?

Theo VeryWell Health, giấc ngủ yên tĩnh diễn ra trong giai đoạn thứ hai của giấc ngủ. Giai đoạn này xảy ra ngay sau khi một người đã chìm vào giấc ngủ và chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang trạng thái ngủ.

Theo công bố, giấc ngủ yên tĩnh chiếm 50% trong chu kỳ giấc ngủ của mỗi người. Lúc này các chuyển động của mắt dừng lại và chuyển động của cơ thể dừng lại, khi các cơ trở nên thư giãn hơn và hoạt động của não dưới dạng các trục quay sẽ xảy ra. Đây là cách những ký ức được lưu trữ.

Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology đã lần đầu tiên quan sát thấy trẻ sơ sinh ở khoảng 3 tháng tuổi có những chuyển động cơ thể thông qua những cơn giật cơ khi ngủ yên. Điều này thật đáng ngạc nhiên vì giấc ngủ yên tĩnh là lúc mọi người được cho là hoàn toàn tĩnh lặng.

Hơn nữa, những cơn giật cơ xảy ra khi các trục quay giấc ngủ hoạt động trong não, có nghĩa là trẻ sơ sinh đang học cách tạo ra những ký ức về cách cơ thể hoạt động khi trẻ giật mình trong giấc ngủ.

Nếu cha mẹ quan sát trẻ đã từng giật mình đột ngột vì dường như không có lý do nào cả, thì chắc chắn trẻ đã trải qua hiện tượng này. 

Theo một nghiên cứu mới đây, não và cơ thể của trẻ sơ sinh hoạt động tích cực khi chìm vào giấc ngủ sâu, giai đoạn này được gọi là giấc ngủ yên tĩnh.

Theo một nghiên cứu mới đây, não và cơ thể của trẻ sơ sinh hoạt động tích cực khi chìm vào giấc ngủ sâu, giai đoạn này được gọi là "giấc ngủ yên tĩnh".

Não bộ và cơ thể trẻ phát triển nhanh khi ngủ sâu, chuyên gia mách cách trẻ ngủ ngon - 6

Giấc ngủ yên tĩnh tác động đến não bộ và cơ thể của trẻ như thế nào?

Để xác định sự tác động của giấc ngủ yên tĩnh liên quan đến não bộ và cơ thể của trẻ, các nhà nghiên cứu đã quan sát 22 trẻ sơ sinh từ 1 tuần đến 7 tháng tuổi.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về sự co giật liên quan đến chu kỳ giấc ngủ REM ở những đứa trẻ này khi họ nhận ra rằng những cơn co giật xảy ra trong một chu kỳ. Điều này xảy ra thường xuyên nhất với trẻ sơ sinh bắt đầu từ 3-7 tháng tuổi.

Theo chuyên gia EurekAlert, khám phá mới này cho các nhà nghiên cứu biết là trẻ sơ sinh sử dụng tất cả các khoảnh khắc trong những ngày đầu tiên chào đời của mình, dù là thức hay ngủ, để tìm hiểu cơ thể trẻ hoạt động như thế nào, bởi vì trẻ sơ sinh được sinh ra với sự kiểm soát vận động cần tích hợp với não.

Khi mới sinh ra, trẻ chưa phát triển hoàn thiện về thể chất cũng như tinh thần, nhưng những cơn giật cơ xảy ra trong giấc ngủ yên tĩnh cho thấy có một phương thức tích hợp mới giữa các bộ phận khác của cơ thể và não bộ ở trẻ.  

Trẻ có giấc ngủ ngon có thể giúp não bộ và cơ thể phát triển tốt hơn.

Trẻ có giấc ngủ ngon có thể giúp não bộ và cơ thể phát triển tốt hơn.

Điều này có nghĩa là từ ngày đầu tiên, cơ thể đang làm việc để kết hợp mọi thứ lại với nhau một cách chính xác và phát triển. Và đặc biệt là trong những ngày đầu, không có nhiều thời gian để não bộ không hoạt động.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng cần mở rộng quy mô nghiên cứu với nhóm đối tượng lớn hơn để xác định sự liên quan giữ não bộ và cơ thể trẻ ttrong quá trình diễn ra giấc ngủ yên tĩnh, cũng như để hiểu hơn về cách não trẻ sơ sinh hoạt động và phát triển. 

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai.

Não bộ và cơ thể trẻ phát triển nhanh khi ngủ sâu, chuyên gia mách cách trẻ ngủ ngon - 9

Trẻ thường xuyên thức giấc khi ngủ có ảnh hưởng sự phát triển của não bộ ở trẻ như thế nào?

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của con người, nhất là với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thời gian ngủ ngắn hay dài chỉ là một phần tác động đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, việc trẻ ngủ có ngon giấc, sâu giấc hay không mới ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của trẻ.  

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi ngủ cơ thể con người tiết ra lượng hormon tăng trưởng nhiều hơn 4 lần khi thức. Hormon tăng trưởng sản sinh ra khi vào giấc ngủ và sau khi ngủ sâu được khoảng 1 tiếng lượng hormon mới đạt đỉnh, thông thường là từ 22 giờ khuya cho tới 1 giờ sáng. Nếu đứa trẻ ngủ muộn, ban đêm dậy bú nhiều lần dẫn đến giấc ngủ ngắn, tác động đến việc điều tiết hormone tăng trưởng và làm cho trẻ chậm phát triển.

Với những trẻ ngủ không ngon giấc hoặc có thể bị thiếu ngủ dẫn đến dễ quấy khóc, cáu gắt, mệt mỏi. Nếu một đứa trẻ thường xuyên thức giấc hoặc giấc ngủ ngắn sẽ phát triển chậm hơn so với các bé khác và dĩ nhiên sẽ không thông minh, nhanh nhẹn được như những trẻ khác.

Não bộ và cơ thể trẻ phát triển nhanh khi ngủ sâu, chuyên gia mách cách trẻ ngủ ngon - 10

Làm thế nào để giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn?

Để giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn, cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây:

- Để trẻ ngủ sâu giấc, mẹ hãy tạo cho các bé thời gian đi ngủ và thời gian thức dậy tương đối cố định mỗi ngày để hình thành nhịp sinh học cho trẻ.

- Trẻ cần có một không gian riêng tư, yên tĩnh, phòng ngủ cần hạn chế ánh sáng. Bóng tối giúp cơ thể giải phóng hormone melatonin gây buồn ngủ nhờ vậy trẻ sẽ có giấc ngủ sâu, kéo dài và tăng trưởng. Chưa kể để đèn ngủ quá sáng thường xuyên sẽ gây rối loạn nhịp sinh học, ức chế hoạt động tế bào khiến bé hay trở mình, chậm phát triển. Tốt nhất nên tắt đèn khi bé ngủ.

- Trẻ được ăn đầy đủ vào thời gian hợp lý lành mạnh sẽ giúp động đồng hồ sinh học của trẻ hoạt động đúng thời gian.

- Trẻ ngủ trung bình mỗi ngày tới 16-17 giờ và chia thành chu kỳ cứ 3 tiếng một, không kể ngày đêm. Lên 3 tháng tuổi, trẻ ngủ 15 giờ/ngày nhưng chu kỳ thay đổi: Giấc ngủ về đêm kéo dài hơn 7 tiếng liên tục và thời gian thức ban ngày nhiều hơn. Trẻ lên 1 tuổi chỉ còn ngủ 13 giờ/ngày. Trẻ 3-5 tuổi ngủ 12 giờ/ngày.

- Mẹ nhẹ nhàng xoa vùng lưng, tay, chân trẻ giúp đưa trẻ vào giấc ngủ.

- Trường hợp bé ngủ trên tay mẹ, mẹ hãy đợi bé ngủ sâu giấc rồi mới đặt con xuống.

- Mẹ cũng có thể dùng khăn để quấn bé nhằm hạn chế sự vận động của bé, lưu ý đặt 2 tay của con xuôi theo thân người và không quấn quá chặt để con có đủ không gian để thở và cử động. Quấn khăn còn giúp trẻ cảm giác được bao bọc như lúc còn trong bụng mẹ, khiến trẻ luôn cảm thấy an toàn, tránh giật mình hay phản xạ.

- Để cải thiện giấc ngủ cho con mẹ cũng có thể tăng DHA trong chế độ sữa của con do DHA hỗ trợ cho sự phát triển của não.

Cho trẻ uống vitamin D khi đói hay no để nhanh cao, đây là thời điểm vàng
Theo các chuyên gia, nên cho trẻ uống bổ sung vitamin D trong bữa ăn, để giúp việc hấp thụ diễn ra tốt hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Babygaga
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ