Chiều cao của con được di truyền từ bố hay mẹ nhiều hơn? Đáp án khiến nhiều người bất ngờ

Hạ Mây - Ngày 26/08/2021 10:02 AM (GMT+7)

Theo nghiên cứu, ngoài gen di truyền, các yếu tố khác như giới tính, khả năng tiếp cận dinh dưỡng, các bệnh lý rối loạn nội tiết... cũng góp phần tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Chiều cao của con được di truyền từ bố hay mẹ nhiều hơn? Đáp án khiến nhiều người bất ngờ - 1

Chiều cao của trẻ phụ thuộc một phần vào gen của cha mẹ, điều này đã được minh chứng bởi các nghiên cứu khoa học. Theo đó, gen chiếm đến 23% quy định chiều cao của trẻ, 77% là các yếu tố khác. Thế nhưng theo ước tính của các nhà khoa học, có đến 80% trẻ có chiều cao được quyết định bởi yếu tố di truyền.

Nếu bố mẹ thấp hay cao thì tính trạng di truyền sẽ được thể hiện ở trẻ, ví dụ nếu bố mẹ là người cao thì phần lớn trẻ cũng sẽ đạt được chiều cao lý tưởng trong tương lai.

Thế nhưng, nhiều người vẫn thắc mắc cụ thể cha hay mẹ mới là người có ảnh hưởng rõ ràng hơn đến chiều cao của trẻ? Nếu bố cao, mẹ thấp thì chiều cao của con sẽ di truyền theo ai? Ngoài ra, các nhà khoa học đã chỉ ra có sự khác biệt về di truyền chiều cao giữa con trai và con gái do cùng một bố mẹ sinh ra. 

Chiều cao của con được di truyền từ bố hay mẹ nhiều hơn? Đáp án khiến nhiều người bất ngờ - 2

Bố cao 1m7, mẹ cao 1m58, con gái con trai sinh ra có chiều cao khác biệt 

Bà mẹ Chen Ling (người Quảng Đông, Trung Quốc) có chiều cao 1,58 mét, đây là chiều cao trung bình và không phải quá thấp so với các cô gái. Thế nhưng chồng của chị lại cao tới 1m7, cả gia đình bên nhà chồng ai cũng cao lớn nên khi mới cưới, chị thường xuyên bị mẹ chồng "làm khó" vì chiều cao của mình.

Mặc dù ông xã của Chen Ling đã cao khoảng 1,7 mét nhưng mẹ chồng luôn miệng chê chiều cao của Cheng Ling quá thấp so với chuẩn “truyền thống gia đình”, sợ cháu sinh ra sẽ thấp bé như mẹ, như vậy thì sẽ rất ảnh hưởng đến “truyền thống gia đình”, không xứng đáng với gen “trội” bên nội. Hết trách móc con dâu “thấp lùn”, bà mẹ chồng lại trách móc con trai tại sao lại chọn một cô gái thấp bé để làm vợ, sau này con cái sinh ra sẽ bị thiệt thòi. 

Thế nhưng ít ai biết rằng, chiều cao 1m7 của ông xã Cheng Ling thực sự không quá nổi trội đối với chiều cao trung bình của nam giới nhưng qua lời tán tụng của mẹ chồng thì lại thành chiều cao “chuẩn người mẫu” nghe rất sai. Thế nhưng lời cằn nhằn của mẹ chồng, chị Cheng Ling không dám cãi lại mà chỉ cười trừ cho qua chuyện. 

Theo nghiên cứu, ngoài gen di truyền, các yếu tố khác như giới tính, khả năng tiếp cận dinh dưỡng, các bệnh lý rối loạn nội tiết... cũng góp phần tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Theo nghiên cứu, ngoài gen di truyền, các yếu tố khác như giới tính, khả năng tiếp cận dinh dưỡng, các bệnh lý rối loạn nội tiết... cũng góp phần tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Cho đến khi hai con chào đời, chị Cheng Ling đã quan tâm rất nhiều đến sự phát triển chiều cao của các con. Bây giờ hai đứa nhỏ đều đã đi học tiểu học, không có sự chênh lệch về chiều cao so với những đứa trẻ cùng tuổi, điều này cũng khiến chị rất hài lòng.

Thực tế, theo tìm hiểu của bà mẹ hai con này, gen di truyền là yếu tố quyết định phần lớn đến chiều cao. Tuy nhiên, các yếu tố khác như giới tính, khả năng tiếp cận dinh dưỡng, các bệnh lý rối loạn nội tiết... cũng góp phần tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Chiều cao của con được di truyền từ bố hay mẹ nhiều hơn? Đáp án khiến nhiều người bất ngờ - 4

Cha hay mẹ có ảnh hưởng lớn hơn đến gen của trẻ? Sự khác biệt về chiều cao của con trai và con gái bị ảnh hưởng bởi di truyền như thế nào?

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Dự phòng Trung Quốc (Tập 39, Số 5, 2005), tỷ lệ chiều cao của nam và nữ ảnh hưởng đến khả năng di truyền của thế hệ sau lần lượt là 0,89 và 0,87.

Không có sự chênh lệch quá lớn, do đó ảnh hưởng của gen bố và mẹ đến tính trạng di truyền chiều cao đối với trẻ em là tương tự nhau, nghĩa là tình trạng chiều cao của cả bố và mẹ đều sẽ ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Thế nhưng nếu bố cao, mẹ thấp (hoặc ngược lại) thì có thể dùng các công thức để dự đoán khoảng chiều cao của con cái theo giới tính. Trước đây, một số báo cáo khoa học khi dự đoán chiều cao trung bình của trẻ em đã lấy chuẩn chiều cao của bố mẹ làm giá trị tham chiếu, sau đó Viện nghiên cứu thể thao tỉnh Hồ Bắc đã cải tiến công thức này như sau:

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Dự phòng Trung Quốc (Tập 39, Số 5, 2005), tỷ lệ chiều cao của nam và nữ ảnh hưởng đến khả năng di truyền của thế hệ sau lần lượt là 0,89 và 0,87.

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Dự phòng Trung Quốc (Tập 39, Số 5, 2005), tỷ lệ chiều cao của nam và nữ ảnh hưởng đến khả năng di truyền của thế hệ sau lần lượt là 0,89 và 0,87.

Chiều cao của con trai = (56,6999 + 0,419 * chiều cao của bố + 0,265 * chiều cao của mẹ) ± 3 cm.

Qua công thức có thể thấy, hệ số ảnh hưởng của bố đến chiều cao của con cao hơn mẹ rõ rệt. Điều này có thể hiểu được vì bố thường cao hơn mẹ, và con trai cũng sẽ cao hơn mẹ. Như vậy thì chiều cao của bố ảnh hưởng đến tình trạng chiều cao của con trai nhiều hơn mẹ.

Chiều cao của con gái = (40,089 + 0,306 * chiều cao của bố mẹ + 0,431 * chiều cao của mẹ) ± 3 cm. 

Từ công thức này, có thể thấy rằng đối với chiều cao của con gái, chiều cao của mẹ sẽ có ảnh hưởng lớn hơn một chút, nhưng hai sự khác biệt trong hệ số ảnh hưởng giữa hai bố mẹ không lớn lắm. Như vậy, chiều cao của bố mẹ có tác động ngang nhau đến con gái, nên chiều cao của con gái cuối cùng sẽ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ ảnh hưởng của bố mẹ.

Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên cập nhật bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trong qua từng năm, đặc biệt là trong năm 2021 này để theo sự phát triển của con, từ đó có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện và yếu tố khác để giúp trẻ lớn lên thuận lợi, khỏe mạnh hơn. 

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái từ 0-7 tuổi năm 2021 (Theo Sohu)

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái từ 0-7 tuổi năm 2021 (Theo Sohu)

Chiều cao của con được di truyền từ bố hay mẹ nhiều hơn? Đáp án khiến nhiều người bất ngờ - 7

Ngoài ảnh hưởng từ di truyền của bố mẹ, những yếu tố nào giúp phát triển chiều cao của trẻ?

Gen di truyền không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến chiều cao mà còn có rất nhiều các yếu tố bên cạnh như khả năng tiếp cận dinh dưỡng, các bệnh lý rối loạn nội tiết...

Ở một số trẻ, việc tăng trưởng chiều cao không đạt được như kỳ vọng, trong khi những đứa trẻ khác có chiều cao vượt trội so với bố mẹ. Cùng tìm hiểu những yếu tố giúp trẻ phát triển chiều cao ngoài di truyền:

Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố chiếm đến 32% trong việc phát triển chiều cao, nhất là chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn 3 năm đầu đời. Đây được xem là giai đoạn "kim cương" quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ.

Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng ở độ tuổi đang phát triển là rất quan trọng đối với quá trình phát triển thể chất và tốc độ tăng trưởng của trẻ, trong đó bao gồm quá trình phát triển chiều cao. Nếu các chất dinh dưỡng được bổ sung mỗi ngày cho trẻ cân đối và đầy đủ chất thì quá trình phát triển chiều cao của trẻ sẽ được đảm bảo chiều cao phát triển theo đúng khả năng mà gen quy định.

Dinh dưỡng là yếu tố chiếm đến 32% trong việc phát triển chiều cao, nhất là chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn 3 năm đầu đời.

Dinh dưỡng là yếu tố chiếm đến 32% trong việc phát triển chiều cao, nhất là chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn 3 năm đầu đời.

Đặc biệt khi trẻ bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh, dinh dưỡng theo kịp có thể kích thích sự phát triển của xương và cơ, chiều cao của trẻ sẽ cao hơn.

Mặt khác, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng có thể làm chiều cao phát triển chậm, từ đó khiến trẻ thấp hơn so với kỳ vọng. Chính vì vậy, nếu muốn con cao lớn khỏe mạnh, bố mẹ có thể áp dụng chế độ ăn tăng chiều cao với các loại thực phẩm sau: Trứng, sữa, trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc, bột yến mạch, cá, thịt bò, thịt gà, hải sản… 

Giờ giấc trẻ đi ngủ và chất lượng giấc ngủ

Việc ngủ đúng cách cũng là phương pháp phát triển chiều cao hiệu quả nhưng dường như rất ít người biết đến. Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ đều quyết định khá nhiều đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Đặc biệt hiện nay nhiều trẻ có hiện tượng ngủ muộn, thức khuya và ngủ không ngon giấc nên các bậc cha mẹ càng phải lưu ý điều này.

Khi trẻ ngủ, các tế bào và tủy cùng các hormone tăng trưởng phát triển không ngừng thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao, dưới tác động của các hormone này, chiều cao của trẻ sẽ tăng lên.

Vì thế, trẻ nên ngày ngủ ít nhất 8 tiếng nhưng phải ngủ vào ban đêm (tốt nhất là từ 9, 10h tối đến 5, 6h sáng) chứ không phải thức đến gần sáng rồi mới ngủ cho tới chiều thì sẽ phản tác dụng lại hoàn toàn. Bởi hormone tăng trưởng chiều cao này chủ yếu phát triển vào ban đêm lúc cơ thể nghỉ ngơi và thư giãn. 

Ngoài ra chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao ở trẻ. Cha mẹ nên sửa tư thế ngủ của trẻ nếu con nằm quay sang một bên, lưng cong, tay chân co rút lại,nó kìm hãm các khớp xương phát triển.

Ngoài ra không nên để trẻ kê cao đầu khiến xương cổ kể cả phần lưng bị cong về phía trước làm giảm sự phát triển tối đa của cơ xương và từ đó chiều cao khó phát triển hết mức được. Nệm nằm ngủ cũng không được quá mềm, sẽ làm cột sống bị cong khi nằm lún xuống. 

Khi trẻ ngủ, các tế bào và tủy cùng các hormone tăng trưởng phát triển không ngừng thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao, dưới tác động của các hormone này, chiều cao của trẻ sẽ tăng lên.

Khi trẻ ngủ, các tế bào và tủy cùng các hormone tăng trưởng phát triển không ngừng thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao, dưới tác động của các hormone này, chiều cao của trẻ sẽ tăng lên.

Tập thể dục đều đặn

Vận động có tác dụng có thể kích thích đáng kể sự tăng trưởng và phát triển xương và cơ của trẻ. Các bài tập tăng chiều cao hợp lý sẽ làm cho xương, cơ bắp càng thêm mạnh mẽ, khớp, dây chằng mềm dẻo hơn, từ đó giúp tăng chiều cao con người.

Duy trì một lượng vận động thích hợp mỗi ngày có thể giúp trẻ cao lớn hơn. Tùy từng độ tuổi khác nhau cũng sẽ có các môn vận động thích hợp để tăng chiều cao. 

Sau khi trẻ 3 tuổi, bố mẹ có thể cho trẻ tham gia một số môn thể thao đơn giản như leo cầu thang, với cao, nhảy hai chân, đá cầu… để điều tiết thần kinh, chức năng nội tiết và các loại cơ năng sinh lý. Trẻ còn nhỏ tuổi nên tập thể dục cường độ vừa phải khoảng nửa tiếng mỗi ngày, các bộ môn như bơi lội, đạp xe, chạy bộ, đu xà...

Trẻ lớn hơn một chút nên ra ngoài đi nhiều, hoạt động vươn thẳng tay chân là cách lựa chọn tốt nhất, luyện tập lực cơ bắp thích hợp vừa giúp vận động chân tay hài hòa và linh hoạt. Các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ… đều thích hợp để trẻ vận động và nâng cao tinh thần thể thao, đồng đội, gắn kết tình bạn bè. 

Duy trì một lượng vận động thích hợp mỗi ngày có thể giúp trẻ cao lớn hơn. Tùy từng độ tuổi khác nhau cũng sẽ có các môn vận động thích hợp để tăng chiều cao.

Duy trì một lượng vận động thích hợp mỗi ngày có thể giúp trẻ cao lớn hơn. Tùy từng độ tuổi khác nhau cũng sẽ có các môn vận động thích hợp để tăng chiều cao. 

Mặc dù gen di truyền do cha mẹ truyền cho con cái sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ ở một mức độ nhất định, nhưng cha mẹ vẫn không thể bỏ qua các tác động can thiệp đến sự phát triển chiều cao của trẻ như dinh dưỡng, giấc ngủ, thể thao... 

Yếu tố gen là yếu tố cố định, không thể thao túng hay thay đổi nhưng các yếu tố kể trên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ nếu có sự hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ. Ngay từ hôm nay, cha mẹ hãy chú trọng đến các yếu tố bên lề để giúp con phát triển chiều cao vượt kỳ vọng di truyền nhé!

Trẻ thông minh thường có 4 hành vi này, nhưng cha mẹ cần uốn nắn con thay vì khen ngợi
Nếu trẻ có 4 hành vi "kỳ lạ" này, chứng tỏ trẻ rất thông minh, tuy nhiên cha mẹ cũng cần uốn nắn con kịp thời nếu những hành vi này xảy ra thường...

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con