Trẻ thông minh thường có 4 hành vi này, nhưng cha mẹ cần uốn nắn con thay vì khen ngợi

Hạ Mây - Ngày 24/08/2021 17:34 PM (GMT+7)

Nếu trẻ có 4 hành vi “kỳ lạ” này, chứng tỏ trẻ rất thông minh, tuy nhiên cha mẹ cũng cần uốn nắn con kịp thời nếu những hành vi này xảy ra thường xuyên.

Cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy một đứa trẻ khỏe mạnh, biết vâng lời, tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ lại có những hành vi kỳ lạ, khác biệt hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi, điều này khiến không ít phụ huynh đau đầu, lo lắng. 

Trên thực tế, trẻ sẽ có những thay đổi khác nhau ở từng giai đoạn lớn lên. Một số thói quen hành vi có vẻ xấu xí cũng chỉ là biểu hiện của sự phát triển trí não và giúp trẻ trở nên thông minh hơn. Trong nhiều trường hợp, một đứa trẻ có một số hành vi khiến cha mẹ lo lắng, nhưng điều này cho thấy sự trưởng thành nhanh chóng của trẻ, hoặc ngụ ý rằng trẻ có một số đặc điểm mà những đứa trẻ khác không có được.

Tuy nhiên, không vì vậy mà cha mẹ lơ la để trẻ tự do phát triển những hành vi đó mà cần có sự giám sát, uốn nắn, điều chỉnh của cha mẹ.

Tiến sĩ tâm lý Heather Wittenberg cho biết rằng, khi tính cách và tính khí của một đứa trẻ bắt đầu hình thành, một số hành vi kỳ quặc mang tính thách thức cũng sẽ bắt đầu xuất hiện. Chìa khóa để trẻ phát huy những phẩm chất này đúng đắn là sự bao dung, hướng dẫn và uốn nắn của cha mẹ.

Vị chuyên gia này đã chỉ ra 5 hành vi kỳ lạ thường thấy ở những đứa trẻ có chỉ số IQ cao, cũng như cách cha mẹ giúp con sửa chữa, hướng dẫn trẻ phát triển đúng đắn. 

Trẻ thông minh thường có 4 hành vi này, nhưng cha mẹ cần uốn nắn con thay vì khen ngợi - 2

Trẻ nói dối

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ thông minh sẽ bắt đầu nói dối ở độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi (sớm hơn các bạn cùng lứa tuổi từ 1 đến 2 năm). Trẻ có hành vi nói dối chứng tỏ bé đã có thể đưa ra những phán đoán, suy đoán dựa trên trạng thái tâm lý của con người, để đạt được mục đích nhất định bé có thể chủ động tránh những yếu tố bất lợi cho bé, từ đó có biểu hiện nói dối. 

Giáo sư Kang Lee thuộc Viện Nghiên cứu Trẻ em và Tiến sĩ Eric Jackman thuộc Đại học Toronto ghi nhận về vấn đề này như sau: So với việc thú nhận đơn giản, nói dối đòi hỏi khả năng nhận thức mạnh mẽ hơn. Nếu cha mẹ hỏi một đứa trẻ: “Con có viết lên tường không?” Bé phải che giấu sự thật trong khi bịa đặt một lời nói dối. 

Hai vị giáo sư cũng cho biết thêm rằng, mặc dù trẻ biết nói dối sớm là biểu hiện mạnh mẽ của nhận thức, nhưng đến một độ tuổi nào đó hành vi này không còn phù hợp, nếu trẻ nói dối trong thời gian dài, duy trì hành vi này cho đến khi trưởng thành sẽ tạo ra những hệ lụy xấu cho cuộc sống về sau.

Cha mẹ nên: Giữ bình tĩnh đừng vội trách phạt trẻ

Trẻ thông minh thường có 4 hành vi này, nhưng cha mẹ cần uốn nắn con thay vì khen ngợi - 3

Trẻ thông minh thường có 4 hành vi này, nhưng cha mẹ cần uốn nắn con thay vì khen ngợi - 4

Trẻ quyết đoán, đôi khi khăng khăng làm theo ý mình

Trẻ ở độ tuổi 2-3 tuổi đang bắt đầu nhận thức được rằng mình là một cá thể riêng biệt, có thể tự độc lập và đôi khi “khăng khăng” làm theo ý mình, lớn giọng và thể hiện bản thân, đây là cách giúp con có được sự kiểm soát nhất định và cảm thấy tự tin. 

Trẻ thường thích khăng khăng làm theo ý mình, ở một số trường hợp điều này chứng tỏ trẻ có khả năng lãnh đạo rất tốt sau này.

Mặc dù biết rất rõ sự thách thức này là một phần của sự phát triển bình thường ở trẻ em, nhưng cha mẹ vẫn cần uốn nắn con để tránh tình trạng trẻ luôn cho rằng mình đúng sẽ khó hòa nhập được với bạn bè, tập thể… Tiến sĩ Wittenburg chỉ ra rằng vỏ não trước trán của trẻ (vùng não cho phép con người suy nghĩ trước khi hành động) còn non nớt, nếu hình thành thói quen này sẽ dẫn đến tính cách của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ trở nên kiêu ngạo hơn.

Cha mẹ nên: không quá đề cao năng lực của trẻ và dạy con cách cư xử 

Trẻ thông minh thường có 4 hành vi này, nhưng cha mẹ cần uốn nắn con thay vì khen ngợi - 5

Trẻ thông minh thường có 4 hành vi này, nhưng cha mẹ cần uốn nắn con thay vì khen ngợi - 6

Trẻ không chịu nghe lời của cha mẹ 

Nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu khi trẻ “làm lơ” lời nói của cha mẹ, ví dụ như khi con đang chơi với những người bạn khác, trẻ sẽ làm như không nghe thấy tiếng cha mẹ gọi hay lơ qua mọi yêu cầu của các bậc phụ huynh lúc này như: “Con không được trèo lên sofa” hay “con đừng chơi nữa, đã đến giờ chúng ta phải đi ăn rồi”... Thậm chí nếu cha mẹ bắt ép trẻ phải rời khỏi cuộc chơi ngay lập tức thì trẻ có thể khóc lớn để “ăn vạ”.

Thực tế, đứa trẻ nào cũng ham chơi và bị cuốn hút vào cuộc vui với những người bạn đồng trang lứa, bởi trẻ đang cố gắng xây dựng những mối quan hệ bạn bè riêng. Nếu trẻ có biểu hiện này chứng tỏ con có khả năng tập trung rất tốt. Ở giai đoạn này, trẻ không thể đồng thời chú ý đến bạn bè và cả cha mẹ nên sẽ có những lúc con “làm lơ” lời mẹ nói để tập trung vào cuộc vui đang tiếp diễn. 

Mặc dù tình trạng này sẽ kết thúc khi con vào tiểu học, mức độ phân tâm ở trẻ cao hơn tuy nhiên ngay từ khi còn bé, cha mẹ hãy dạy con từ bỏ thói quen “làm lơ” trước lời người lớn nói.

Cha mẹ nên: Tìm cách thu hút sự chú ý của trẻ

Trẻ thông minh thường có 4 hành vi này, nhưng cha mẹ cần uốn nắn con thay vì khen ngợi - 7

Trẻ thông minh thường có 4 hành vi này, nhưng cha mẹ cần uốn nắn con thay vì khen ngợi - 8

Trẻ có cách hành xử thô lỗ với bạn bè

Mặc dù khó có thể tránh khỏi việc trẻ con mâu thuẫn, cãi vã thậm chí là “động tay động chân” khi giành đồ chơi, đồ ăn… nhưng những hành vi này cần phải được tiết chế. Trẻ không nên vật lộn, xô đẩy bạn bè, không nên la hét hay dùng tay chân để giải quyết các vấn đề. Ngoài ra, con cũng cần học cách giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa để xây dựng các kỹ năng xã hội. 

Dưới góc độ tâm lý, những phản ứng tiêu cực trong cách hành xử với bạn bè khá thường gặp ở trẻ, nhất là khi trẻ gặp phải những điều căng thẳng, bức xúc nhưng vì non nớt nên chưa biết cư xử sao cho hợp lý. Điều này là bình thường vì như vậy trẻ sẽ có khả năng xã hội cần thiết như cách giao tiếp khi không dùng lời nói, cách ngừng nghỉ cuộc chơi khi mệt… Theo thời gian, trẻ sẽ hiểu những hạn chế này qua cách giáo dục. 

Tuy nhiên không vì thế mà cha mẹ phải cố chịu đựng hành vi thô lỗ của con, bởi điều đó sẽ cản trở việc thiết lập các mối quan hệ bạn bè của trẻ. Trẻ cần được chơi chung với bạn bè để học cách quản lý cảm xúc, học cách bình tĩnh để tự xoa dịu bản thân.

Cha mẹ nên: Uốn nắn trẻ từng bước một

Trẻ thông minh thường có 4 hành vi này, nhưng cha mẹ cần uốn nắn con thay vì khen ngợi - 9

Lý giải khoa học chuyện con thứ hai thông minh hơn con đầu lòng
Thực tế, trong quá trình mang thai và chuẩn bị chào đón em bé thứ hai lọt lòng, các mẹ đã có nhiều kinh nghiệm, không còn lo lắng như trước đó nên có...

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con