Chuyên gia: Mắng con "đánh cắp" IQ và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ, nhiều cha mẹ vẫn đang làm

Hạ Mây - Ngày 07/04/2022 22:31 PM (GMT+7)

Nghiên cứu của Đại học Harvard cho biết, trẻ thường xuyên bị cha mẹ quát mắng có chỉ số IQ thấp hơn so với những đứa trẻ khác.

Chuyên gia: Mắng con amp;#34;đánh cắpamp;#34; IQ và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ, nhiều cha mẹ vẫn đang làm - 1

Trẻ con rất nhạy cảm, ngay từ nhỏ đã có thể phân biệt và hiểu được cảm xúc của người lớn, nếu cha mẹ hay cáu gắt với con cái, điều này có thể gây hại cho quá trình phát triển về sau của trẻ.

Nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, chưa hiểu được lời nói khi giận dữ hay phàn nàn về con. Trên thực tế, trẻ có thể hiểu được cảm xúc bằng cách giải thích các biểu hiện trên khuôn mặt, giọng điệu và biểu hiện hành vi của cha mẹ.

Nghiên cứu của Đại học Harvard cho biết, trẻ thường xuyên bị cha mẹ quát mắng có chỉ số IQ và khả năng ngôn ngữ thấp hơn so với những đứa trẻ khác.

Chuyên gia: Mắng con amp;#34;đánh cắpamp;#34; IQ và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ, nhiều cha mẹ vẫn đang làm - 2

Trẻ hay bị quát mắng có IQ thấp hơn?

Martin A. Teicher, một phó giáo sư tại Trường Đại học Harvard, đã phát hiện ra trong một nghiên cứu rằng những đứa trẻ bị buộc tội đánh đập và la mắng trong một thời gian dài thấp hơn 14% chất xám trong khu vực não thái dương bên trái so với những đứa trẻ bình thường.

Nghiên cứu cũng cho thấy, ngôn ngữ và IQ có quan hệ mật thiết với nhau, nghĩa là mắng trẻ lâu sẽ ảnh hưởng đến IQ và khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Các nhà khoa học tìm hai đứa trẻ 3 tuổi thực hiện quét não. Một trẻ hay được khen, trẻ còn lại hay bị quát mắng. 

Trẻ con rất nhạy cảm, ngay từ nhỏ đã có thể phân biệt và hiểu được cảm xúc của người lớn.

Trẻ con rất nhạy cảm, ngay từ nhỏ đã có thể phân biệt và hiểu được cảm xúc của người lớn.

Kết quả là hình ảnh thu được rất khác nhau. Những đứa trẻ hay bị la mắng có não nhỏ hơn đáng kể. Khi thể tích não càng nhỏ thì sự phát triển trí tuệ càng giảm.

Khi cha mẹ quát mắng con cái, họ sẽ mang đến những gợi ý tâm lý tiêu cực tới con cái.  Nếu cứ tiếp tục như vậy, trẻ dần nội tâm hóa những nhận định tiêu cực này thành đánh giá của bản thân, cho đến khi trẻ trở thành "đứa trẻ hư", "đứa trẻ ngốc nghếch" giống như nhận định của cha mẹ.

Chuyên gia: Mắng con amp;#34;đánh cắpamp;#34; IQ và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ, nhiều cha mẹ vẫn đang làm - 4

Trẻ lớn lên trong sự la mắng dễ để lại ám ảnh tâm lý

Một cuộc khảo sát của nhà xã hội học người Mỹ Mori Strauss cho thấy gần 90% cha mẹ đã quát mắng con cái.

Điều này không những tạo ra hiệu ứng bạo lực ảnh hưởng đến trẻ, mà còn dễ để lại ám ảnh tâm lý trong cuộc đời trẻ về sau. Nhưng thực tế, trái tim của trẻ đang phải chịu áp lực vô cùng lớn

Khiển trẻ trở nên rụt rè và khó phát triển nhân cách tốt

Yang Shuo, một người phụ nữ đang sinh sống cùng gia đình tại Trung Quốc, chị đưa con trai đến tham gia một chương trình tạp kỹ, những cuộc thảo luận sôi nổi xoay quanh chủ đề phương pháp mà Yang Shuo áp dụng để giáo dục con cái. 

Chị Yang Shuo tiến hành làm thân với con trai, nhưng cậu bé có thái độ rụt rè, thậm chí sợ hãi khi mẹ đến gần. Khi MC hỏi vì sao lại có thái độ như thế đối với mẹ, cậu bé cho biết, người mẹ luôn bộc lộ và trút bỏ cảm xúc của mình, thường xuyên quát mắng mà không quan tâm đến cảm xúc của con cái.

Nếu cha mẹ hay cáu gắt với con cái, điều này có thể gây hại cho quá trình phát triển về sau của trẻ.

Nếu cha mẹ hay cáu gắt với con cái, điều này có thể gây hại cho quá trình phát triển về sau của trẻ.

Các chuyên gia cho biết, khi trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng, sẽ sinh ra cảm giác sợ sệt và không muốn làm bất cứ việc gì nhằm tránh bị la mắng. Những đứa trẻ sống trong sự quát nạt của cha mẹ sẽ không tin tưởng vào người khác và không đề cao cá nhân mình.

Chính vì điều này khiến trẻ ngày càng thiếu quyết đoán, khi gặp khó khăn dễ bị sợ hãi, thiếu tinh thần trách nhiệm, rụt rè trước mọi sự việc xung quanh, dễ gặp các vấn đề tâm lý như ủ rũ, tự ti, thậm chí tự kỷ.

Để lại ám ảnh tâm lý cho đứa trẻ suốt đời

Một thí nghiệm của Tiến sĩ Ethan Kross tại Đại học Michigan đã phát hiện ra rằng cảm giác đau đớn về cảm xúc và thể chất phản ứng rất giống nhau ở các vùng của não.

Điều này có nghĩa là khi cha mẹ quát mắng con cái, thì tổn hại về tinh thần mà đứa trẻ nhận được có thể giống như tổn hại về thể chất.

La mắng giống như những con dao vô hình, nếu cha mẹ quát mắng lâu ngày, thể xác và tinh thần của trẻ sẽ để lại sự ám ảnh suốt đời.

Chuyên gia: Mắng con amp;#34;đánh cắpamp;#34; IQ và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ, nhiều cha mẹ vẫn đang làm - 6

Cha mẹ nên dạy con như thế nào để không quát mắng?

Nhà tâm lý học Marshall Luxemburg từng đưa ra một số gợi ý thích hợp, để cha mẹ sử dụng trong việc giáo dục với phương cách nhẹ nhàng hơn, thay vì la mắng.

Học cách ổn định cảm xúc

Ổn định cảm xúc là một khóa học bắt buộc đối với các bậc cha mẹ, điều quan trọng là biết chữa lành bản thân trước, sau đó hãy kỷ luật con cái đúng cách.

Nhà khoa học và giáo viên thiền, Tiến sĩ Kabat-Zin tin rằng việc thiếu "chánh niệm" có thể gây ra nhiều vấn đề về cảm xúc. Có nghĩa là, khi chúng ta đang làm một việc gì đó mà bản thân đang suy nghĩ và lo lắng tiêu cực, chúng ta sẽ dễ dàng làm điều xấu và vu khống người khác.

Ở góc độ nuôi dạy con cái, khi đồng hành cùng con, cha mẹ nên loại bỏ những suy nghĩ phân tâm khác và dành hết tâm sức cho quá trình nuôi dạy con, luôn nhắc nhở bản thân mình và học cách đối xử với con cái một cách dịu dàng hơn.

Nghiên cứu của Đại học Harvard cho biết, trẻ thường xuyên bị cha mẹ quát mắng có chỉ số IQ và khả năng ngôn ngữ thấp hơn so với những đứa trẻ khác.

Nghiên cứu của Đại học Harvard cho biết, trẻ thường xuyên bị cha mẹ quát mắng có chỉ số IQ và khả năng ngôn ngữ thấp hơn so với những đứa trẻ khác.

Trên cơ sở “chánh niệm”, có một số cách nhỏ giúp cha mẹ kiểm soát cảm xúc của mình:

Hít thở sâu và thư giãn: Khi cha mẹ cảm thấy mình có những cảm xúc tiêu cực, trước tiên hãy hít thở sâu vài hơi hoặc sử dụng các phương pháp khác để giải tỏa tâm lý, chẳng hạn như thiền, hát, chạy, viết ghi chú ... Trước tiên hãy giải tỏa căng thẳng và sau đó trò chuyện với trẻ.

Tạm thời rời khỏi tình huống đó: Khi có cảm xúc tiêu cực, cha mẹ có thể cố gắng tạm rời khỏi môi trường lúc đó, đến một nơi thoải mái hơn, hít thở, thả lỏng bản thân một lúc, lưu ý cha mẹ không nên kỷ luật trẻ theo bản năng.

Hỏi Tại sao? Cái gì? Bằng cách nào?: Đây là cách tiếp cận được chuyên gia giáo dục Daniel Siegel tại Harvard đề xuất trong cuốn sách "Kỷ luật khử cảm xúc". Trước khi chuẩn bị kỷ luật con cái, cha mẹ hãy dành vài phút để tự hỏi mình 3 câu hỏi sau:

"Tại sao con mình lại cư xử như vậy?"

"Vào lúc này, mình muốn dạy con cái gì?"

"Nên dạy con như thế nào cho hiệu quả?"

Khi cảm xúc tiêu cực nảy sinh, hãy dùng 3 câu hỏi trên để tìm ra nguyên nhân của sự tức giận, cảm xúc sẽ tự nhiên chuyển sang lý trí.

Có thể phê bình, nhưng không nên chỉ trích trẻ

Đối với hành vi sai trái của trẻ, hãy đánh giá một cách khách quan, công bằng và đừng có thái độ chỉ trích. Cha mẹ hoàn toàn có thể đánh giá trẻ theo một cách khác.

Bởi việc thường xuyên chỉ trích trẻ có thể sẽ phản tác dụng và khiến trẻ trở nên khó bảo hơn. 

Lắng nghe và trò chuyện với trẻ là cách tốt để dạy con không đòn roi.

Lắng nghe và trò chuyện với trẻ là cách tốt để dạy con không đòn roi.

Lắng nghe nhu cầu của trẻ

Đằng sau mỗi hành vi của trẻ đều có một động lực tương ứng. Khi trẻ có những hành vi "có vấn đề", bố mẹ nên tự đặt câu hỏi: "Tại sao đứa trẻ làm vậy?", "Trẻ thực sự muốn gì?"

Chỉ bằng cách lắng nghe tiếng nói bên trong trẻ và hiểu được nhu cầu thực sự, cha mẹ mới có thể "kê đơn" thuốc phù hợp và giải quyết vấn đề một cách cơ bản.

Giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ dễ hiểu

Những điều đơn giản đối với người lớn có thể là điều mới lạ, xa lạ với trẻ. Do đó khi trẻ mắc lỗi, đừng lo lắng. Trước hết hãy quan sát xem phương pháp giáo dục của bản thân có nằm ngoài phạm vi hiểu biết của trẻ hay không. Nếu vậy, hãy hướng dẫn cụ thể đơn giản và dễ hiểu hơn để trẻ "sẵn sàng" ngoan ngoãn.

Chỉ cần cha mẹ luôn duy trì tình yêu thương thì một ngày nào đó họ có thể thoát khỏi tính khí xấu và cho con mình một nền giáo dục tốt nhất.

Trẻ thích cắn móng tay khi lớn lên sẽ thế nào? Hầu hết không thể thoát khỏi 2 cái kết
Cha mẹ nên tìm hiểu lý do vì sao con mình thích cắn móng tay, từ đó có phương pháp điều chỉnh phù hợp.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết dạy con thông minh