Chuyên gia nói: Để dạy trẻ học giỏi, việc xem con bọ đánh nhau hiệu quả hơn so với trả lời câu hỏi

Thi Thi - Ngày 23/04/2024 13:55 PM (GMT+7)

Nếu muốn nâng cao khả năng học tập của con, trước tiên bố mẹ nên kích hoạt hệ thống khoái cảm và rèn luyện khả năng tập trung vào một việc nào đó.

Hide Makita, một cậu bé người Nhật đam mê côn trùng từ khi còn nhỏ. Cậu không giỏi đọc và bị đau đầu khi đọc sách giáo khoa. Tuy nhiên, để hiểu được các bài báo về côn trùng và bắt côn trùng ở nước ngoài, cậu đã bắt đầu học tiếng Anh.

Khi vào trung học, niềm đam mê côn trùng của cậu bé tiếp tục lớn dần. Trong thời gian rảnh rỗi, cậu bắt bọ, làm mẫu vật hoặc tham dự nhiều hội thảo về côn trùng học.

Sự tò mò về côn trùng đã truyền cảm hứng cho niềm khao khát kiến ​​thức vô tận và mang lại cho cậu động lực to lớn. Cuối cùng, cậu đã được nhận vào trường đại học lý tưởng của mình và hiện đang theo học chương trình tiến sĩ tại Trường Cao học Nông nghiệp và Khoa học Đời sống tại Đại học Tokyo.

Chuyên gia nói: Để dạy trẻ học giỏi, việc xem con bọ đánh nhau hiệu quả hơn so với trả lời câu hỏi - 1

Câu chuyện về sự tò mò biến thành niềm đam mê lâu dài 

Trong bộ phim tài liệu "Little Boy", có một cậu bé tên Yin Ran cũng bị ám ảnh bởi côn trùng. Cậu về nhà để bắt bọ khi không có việc gì làm và rất quen thuộc với thói quen của các loại côn trùng.

Khi mẹ hỏi tại sao lại muốn học tiếng Latinh, cậu nói rằng đó là để viết tên khoa học của các loài côn trùng.

Trong mắt nhiều bậc bố mẹ, sự tò mò là điều không thể thiếu và cho rằng nó sẽ không ảnh hưởng đến hướng đi cuộc sống của trẻ.

Nhiều đứa trẻ có tính tò mò, tìm tòi và học hỏi cao.

Nhiều đứa trẻ có tính tò mò, tìm tòi và học hỏi cao.

Thực tế, khi nhìn những con kiến ​​di chuyển, bay lượn theo những con bướm và tìm kiếm những con sâu, những điều tưởng chừng như vô nghĩa này lại có thể kích hoạt hệ thống khoái cảm của não và giúp trẻ có được một trạng thái vui vẻ.

Khoa học về não bộ tin rằng, động lực được chia thành hai loại. Một là từ trên xuống, phát sinh bằng cách đặt ra các mục tiêu (hoặc mục đích) ở thùy trán. Cách còn lại là từ dưới lên, bắt đầu từ việc hệ thống khoái cảm được kích thích và trở nên phấn khích.

Mọi người đều đã nghe nói đến dopamine, nó là chất dẫn truyền thần kinh rất quan trọng trong não.

Khi chúng ta nhận hoặc sắp nhận phần thưởng, hệ thống khoái cảm sẽ tiết ra dopamine. Phần thưởng này là thứ có giá trị hoặc thứ chúng ta muốn đạt được, chẳng hạn như kiến ​​thức, tiền bạc, danh dự, địa vị và thức ăn.

Trẻ em quan sát côn trùng vì thấy chúng thú vị, điều này kích thích hệ thống khoái cảm giải phóng dopamine và tạo ra thôi thúc “muốn hiểu”.

Quan sát những điều xảy ra trong tự nhiên là cơ hội giúp trẻ học tập tốt hơn.

Quan sát những điều xảy ra trong tự nhiên là cơ hội giúp trẻ học tập tốt hơn.

Dopamine có tính kích thích cao, thông qua sự kích thích của nó, các tế bào não sẽ phản ứng nhanh chóng và bắt đầu làm việc chăm chỉ, tạo ra động lực.

Khi chúng ta thường đặt mục tiêu học tập và kế hoạch làm việc, đó là động lực từ trên xuống. Nó cần phải đi qua nhiều kênh thần kinh để tiếp cận và kích hoạt hệ thống khoái cảm, và tín hiệu sẽ yếu dần khi được truyền qua các vùng não khác nhau.

Nếu không chú ý đến việc rèn luyện hệ thống khoái cảm sẽ khó có cảm giác hưng phấn. Cho dù mục tiêu của trẻ có cao đến đâu, cũng sẽ không cảm thấy hào hứng nữa.

Chuyên gia nói: Để dạy trẻ học giỏi, việc xem con bọ đánh nhau hiệu quả hơn so với trả lời câu hỏi - 4

Thật mệt mỏi khi phải hướng tới một mục tiêu không khiến trẻ hứng thú

Trong thời thơ ấu, nhiều trẻ có đủ thời gian rảnh để chơi hoặc đọc nhiều loại sách. Cả hai hành vi này đều có thể rèn luyện hệ thống khoái cảm, hệ thống tư duy và hệ thống trí nhớ của não trẻ.

Lấy ví dụ, cây tre phải mất 4 năm để bén rễ xuống và đến năm thứ 5, nó bắt đầu mọc lên khỏi mặt đất. Nhưng sau đó chỉ mất 6 tuần để phát triển lên độ cao 15 mét.

Điều này cho thấy rằng, bố mẹ không nên lo lắng trong việc nuôi dạy con, mà trước hết hãy tạo nền tảng tốt, đặc biệt là trí não.

Cuộc sống thực tế mang đến cho trẻ những kiến thực thật.

Cuộc sống thực tế mang đến cho trẻ những kiến thực thật.

Một người mẹ khác kể rằng, con trai mình cũng ưa thích quan sát nhiều loại côn trùng từ khi còn nhỏ. Cậu bé thường rủ bạn bè đến công viên gần nhà, với mong muốn có thể bắt côn trùng.

Vợ chồng chị không phản đối hành vi này mà mà còn ủng hộ con. Người bố thường mua cho con một số cuốn sách liên quan đến côn trùng, thỉnh thoảng cùng trẻ đi học lớp về thiên nhiên với chủ đề côn trùng.

Bây giờ đứa trẻ đang học cấp hai, tuy đã mất hứng thú với côn trùng nhưng trí tò mò hiện tại thật đáng kinh ngạc.

“Tôi từng lo con mình sẽ tụt hậu khi học cấp 2, nhưng bây giờ điều đó dường như không cần thiết. Có lẽ từ nhỏ con yêu thích quan sát. Cho nên bây giờ, dù học môn gì thì con cũng có thể tập trung cao, giỏi cả nghệ thuật và khoa học.”

Thực tế, việc quan sát vật gì đó có sức hấp dẫn tự nhiên đối với trẻ em và sau khi tiếp xúc, thường gây ra hiệu ứng gợn sóng, dẫn đến hết lượt khám phá này đến lượt khám phá khác.

Nên giúp trẻ chuyển hóa sự tò mò thành ham muốn tìm hiểu kiến ​​thức.

Nên giúp trẻ chuyển hóa sự tò mò thành ham muốn tìm hiểu kiến ​​thức.

Khi một đứa trẻ nhìn con bọ ngựa chiến đấu một cách thích thú, điều đó có nghĩa là hạt giống hứng thú đã nảy mầm. Lúc này, bố mẹ chỉ cần tạo ra một số lỗ hổng thông tin vào đúng thời điểm, để giúp trẻ chuyển hóa sự tò mò thành ham muốn tìm hiểu kiến ​​thức, kích thích hệ thống khoái cảm và rèn luyện khả năng tập trung của trẻ.

Khi trẻ có ý tưởng “muốn hiểu”, trẻ sẽ tập trung vào việc hỏi đáp để tìm ra câu trả lời. Điều này bắt đầu một hành trình tri thức mới.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con được tiếp xúc với thiên nhiên, với côn trùng hay các loài vật nhỏ bên ngoài. Điều quan trọng là, khi bố mẹ nhận thấy trẻ có niềm yêu thích khám phá, hãy hướng dẫn con tìm hiểu phù hợp với điều kiện và độ tuổi.

Chuyên gia nói: Để dạy trẻ học giỏi, việc xem con bọ đánh nhau hiệu quả hơn so với trả lời câu hỏi - 7

2 kiểu tính cách nghịch ngợm chỉ thấy ở đứa trẻ có tiềm năng trở thành tướng tài
Theo các chuyên gia, đứa trẻ có tính cách nghịch ngợm chưa hẳn là xấu, bố mẹ nên hướng dẫn con sửa đổi phù hợp.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con