"Mẹ ơi, con bị đánh": Đừng dạy trẻ đánh trả, bố mẹ thông minh có cách xử lý nhẹ nhàng nhưng hiệu quả

Hạ Mây - Ngày 09/06/2022 19:05 PM (GMT+7)

Khi con bị bạn đánh, thay vì dạy con đánh trả, bố mẹ có thể áp dụng những cách xử lý khác.

amp;#34;Mẹ ơi, con bị đánhamp;#34;: Đừng dạy trẻ đánh trả, bố mẹ thông minh có cách xử lý nhẹ nhàng nhưng hiệu quả - 1

Trẻ nhỏ chưa học được tính tự lập và kỹ năng giao tiếp, việc trẻ dễ bị kích động vì tức giận dẫn đến đánh nhau là một điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy những trẻ nhỏ thường xuyên bị bạn đánh hoặc bắt nạt thường có nguy cơ rối loạn lo âu cao gấp 4,3 lần so với những trẻ khác. Đồng thời, những đứa trẻ có hành vi bắt nạt người khác thường sống trong gia đình có bố mẹ cãi nhau hoặc các thành viên khác to tiếng, xung đột với nhau.

Do đó, nếu nhận thấy con thường xuyên bị bắt nạt hoặc bắt nạt người khác, bố mẹ nên chú ý tìm hiểu và theo giỏi nhằm có phương pháp điều chỉnh phù hợp.

amp;#34;Mẹ ơi, con bị đánhamp;#34;: Đừng dạy trẻ đánh trả, bố mẹ thông minh có cách xử lý nhẹ nhàng nhưng hiệu quả - 2

Vì sao ngày càng nhiều trẻ thích bắt nạt, đánh bạn?

Theo một cuộc khảo sát tại Mỹ cho thấy, nhiều đứa trẻ, hầu hết là nữ trong độ tuổi từ 6 đến 13 thừa nhận chúng từng bắt nạt người khác, vậy điều này xuất phát từ nguyên nhân nào?

Trẻ thích thể hiện vị thế của bản thân

Nhiều người trong chúng ta từng xem các bộ phim về bạo lực học đường. Có vẻ như bọn trẻ làm điều đó để giải trí, nhưng thực tế đó là một cách để thể hiện địa vị xã hội.

Việc bắt nạt những người bạn khác giúp trẻ nổi tiếng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những đứa trẻ được nhiều người quan tâmtrên mạng xã hội sẽ ít hung hăng hơn so với những đứa trẻ không được ai quan tâm.

Trẻ nhỏ chưa học được tính tự lập và kỹ năng giao tiếp, việc trẻ dễ bị kích động vì tức giận dẫn đến đánh nhau là một điều dễ hiểu.

Trẻ nhỏ chưa học được tính tự lập và kỹ năng giao tiếp, việc trẻ dễ bị kích động vì tức giận dẫn đến đánh nhau là một điều dễ hiểu.

Môi trường sống không tốt

Môi trường sống không lành mạnh khiến trẻ có xu hướng trở nên hung hăng hơn so với những đứa trẻ khác.

Với những đứa trẻ bị bạo hành, bị lạm dụng khi ở nhà, lòng tự trọng của chúng sẽ bị tổn thương và dẫn đến bắt nạt người khác theo những cách độc ác.

Thiếu sự đồng cảm và quan tâm từ gia đình

Một số đứa trẻ thích đi bắt nạt và tạo ra các trò đùa khó chịu chỉ vì chúng thiếu sự đồng cảm. Trẻ không hiểu được hậu quả từ những việc chúng làm lại gây đau đớn thế nào. Đó là lý do những đứa trẻ cần được chăm sóc kỹ để phát triển cảm xúc của mình.

Thấu hiểu được cảm xúc của người khác sẽ giúp bạn xây dựng những mối quan hệ tốt hơn khi đã trưởng thành.

Trẻ em cần tình yêu và sự quan tâm và được chăm sóc từ người lớn. Khi một đứa trẻ cảm thấy bản thân thiếu cảm giác an toàn, đó sẽ là nguyên nhân dẫn đến các cuộc gây hấn, bao gồm cả sự bắt nạt.

Trẻ dễ xảy ra va chạm, xung đột trong lúc vui chơi với bạn.

Trẻ dễ xảy ra va chạm, xung đột trong lúc vui chơi với bạn.

amp;#34;Mẹ ơi, con bị đánhamp;#34;: Đừng dạy trẻ đánh trả, bố mẹ thông minh có cách xử lý nhẹ nhàng nhưng hiệu quả - 5

Bố mẹ nên làm gì khi con bị bạn đánh?

Nhiều phụ huynh gặp bối rối không biết xử lý thế nào khi con mình bị bạn đánh. Theo các chuyên gia, khi con bị bạn đánh, thay vì dạy con đánh trả, bố mẹ có thể áp dụng những cách xử lý khác.

amp;#34;Mẹ ơi, con bị đánhamp;#34;: Đừng dạy trẻ đánh trả, bố mẹ thông minh có cách xử lý nhẹ nhàng nhưng hiệu quả - 6

Tìm hiểu nguyên nhân xảy ra xung đột

Thông thường trẻ nhỏ đánh nhau, đặc biệt lứa tuổi mẫu giáo thường ít khi xuất phát từ sự thù hận, cố tình mà chỉ là cách bộc phát sự tức giận.

Trẻ đang chơi có bạn giành mất đồ chơi, chúng tức giận giành lại hoặc xô bạn, đánh bạn... Đó là điều hoàn toàn tự nhiên vì trẻ hầu như chưa biết những cách tích cực hơn để xử lý cảm xúc và giải quyết vấn đề như thương lượng, nói chuyện, nhờ người khác giúp… nên chỉ còn biết dùng cách bản năng nhất: tay chân mà chưa biết nghĩ đến hậu quả, cảm xúc của người khác.

Trong một trường hợp, thay vì chỉ trích cô giáo là không trông các con chu đáo hay chỉ trích bé kia cố tình, không được dạy dỗ đàng hoàng chỉ càng khiến sự việc nghiêm trọng hơn, bố mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân xảy ra xung đột. 

Bố mẹ nên dạy con cách giao tiếp, những kỹ năng cần thiết để biết cách tạo dựng các mối quan hệ tốt, tránh xảy ra mâu thuẫn.

Bố mẹ nên dạy con cách giao tiếp, những kỹ năng cần thiết để biết cách tạo dựng các mối quan hệ tốt, tránh xảy ra mâu thuẫn.

Giải quyết tranh chấp một cách bình tĩnh và hợp lý

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, bố mẹ nên bình tĩnh, chủ động trao đổi với nhà trường và phụ huynh của các bên liên quan để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

Khuyến khích con rèn luyện cơ thể

Giáo sư Li Meijin cho rằng, để chống lại bạo lực học đường, trước tiên trẻ phải có một thể chất tốt. Thông thường, trẻ nên được khuyến khích vận động nhiều hơn, nếu trẻ có sức khỏe tốt thì trẻ cũng tăng khả năng bảo vệ bản thân.

Những đứa trẻ yêu thích thể thao, mạnh mẽ và nhạy bén sẽ được nhiều người yêu mến hơn, và người khác cũng sẽ không dám bắt nạt. Nếu có điều kiện, bố mẹ có thể trau dồi sở thích chơi thể thao của trẻ với các bộ môn như taekwondo, bơi lội, bóng rổ, bóng đá…

Điều này không chỉ có lợi cho thể chất của trẻ mà còn giúp trẻ phát triển mạnh mẽ hơn, vui vẻ và lạc quan hơn, cũng giúp tăng khả năng hòa nhập với người khác.

Dạy trẻ cách gọi yêu cầu giúp đỡ

Nếu con gặp khó khăn trong kỹ năng xã hội, hãy ưu tiên hỗ trợ con kỹ năng xã hội để con không hấp dẫn kẻ bắt nạt. Chơi các trò chơi về kỹ năng xã hội, luyện tập ở nhà với con. Đóng vai với con các tình huống làm quen với bạn mới, tổ chức trò chơi.

Đồng thời, hãy dạy trẻ cách gọi yêu cầu giúp đỡ khi cần, tránh sự việc xảy ra quá nghiêm trọng.

Các bậc phụ huynh ngày nay thực sự rất bận rộn, tuy nhiên ngoài việc đảm bảo đời sống vật chất cho con cái, bố mẹ cũng nên quan tâm đến thế giới tinh thần và dặn dò con cái khi nào nên cứng rắn, khi nào nên mềm mỏng.

Sự đồng hành của bố mẹ cũng rất quan trọng, nhằm giúp trẻ ổn định tâm lý, tăng cảm giác an toàn.

Sự đồng hành của bố mẹ cũng rất quan trọng, nhằm giúp trẻ ổn định tâm lý, tăng cảm giác an toàn.

Không phải thịt hay sữa, đây là thực phẩm giúp trẻ thêm thèm ăn, cải thiện chiều cao trong 2 tuần
Một số loại đậu chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch tốt.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con