Mẹ sợ con đói nên ép ăn nhiều, BS chỉ ra bí quyết bé ăn ngoan không cần ép

Hạ Mây - Ngày 18/11/2021 09:41 AM (GMT+7)

Việc ép trẻ ăn quá nhiều đã được chứng minh là không tốt cho sự phát triển bình thường, có thể tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến thể chất cũng như tâm lý của trẻ. 

Mẹ sợ con đói nên ép ăn nhiều, BS chỉ ra bí quyết bé ăn ngoan không cần ép - 1

Chị Tiểu Châu có một cô con gái vừa tròn 1 tuổi, cô bé đã được mẹ cho ăn dặm từ hồi 6 tháng kết hợp bú sữa mẹ. Tuy nhiên, từ khi con gái ăn dặm, mỗi ngày cho con ăn đối với chị Tiểu Châu là một “cực hình”. Vì cô bé rất biếng ăn, chị Tiểu Châu hết học hỏi nhiều công thức nấu đồ ăn dặm cho trẻ cầu kỳ lại tìm mọi cách từ dỗ dành đến dọa nạt để ép con ăn. 

Thế nhưng, tình trạng biếng ăn của con gái chị vẫn tiếp diễn, thậm chí là chỉ cần nhìn thấy mẹ mang bát đồ ăn dặm chuẩn bị cho ăn, cô bé đã khóc toáng lên. Vậy là chị Tiểu Châu chỉ còn cách ép con ăn thật nhiều, thật lâu, tạo thành một vòng luẩn quẩn: Con sợ ăn - mẹ phải ép con ăn - con càng sợ đồ ăn hơn - mẹ càng phải ép con ăn hơn.

Trên thực tế, không chỉ có trẻ biếng ăn mới bị cha mẹ ép ăn, ngay cả những em bé dung nạp đủ lượng thức ăn hàng ngày theo tiêu chuẩn và khẩu phần của trẻ vẫn “được” cha mẹ ép ăn thêm một vài món hoặc một vài bữa phụ. Nguyên nhân là bởi nhiều phụ huynh có suy nghĩ “sợ con đói”, hoặc quan niệm “mau ăn, chóng lớn”, ăn càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, ép con ăn khi bé không muốn ăn lại vô tình gây ra rất nhiều nguy hiểm. Với trẻ nhỏ, lượng thức ăn mà trẻ nạp vào không quan trọng, trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và cảm nhận của con trẻ mới là điều cha mẹ cần lưu tâm.

Ngoài ra, việc ép trẻ ăn đã được chứng minh là không tốt cho sự phát triển bình thường, có thể tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến thể chất cũng như tâm lý của trẻ. 

Mẹ sợ con đói nên ép ăn nhiều, BS chỉ ra bí quyết bé ăn ngoan không cần ép - 2

Khiến trẻ thiếu cảm giác no và đói

Một số trẻ không muốn ăn, có thể là do con thực sự không đói. Cha mẹ ép con ăn nhiều dần dần sẽ khiến trẻ mất cảm giác no và đói. Đối với những đứa trẻ thiếu cảm giác từ dạ dày, việc ăn không được trải nghiệm bằng những niềm vui mà thực tế chỉ là phản xạ có điều kiện của cơ thể.

Ngoài ra, nếu trẻ không có cảm giác no sẽ có thể ăn với khẩu phần không hạn chế, có khi trẻ đã ăn quá no mà không biết, điều này không tốt cho sức khỏe của trẻ, gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.

Cha mẹ ép con ăn nhiều dần dần sẽ khiến trẻ mất cảm giác no và đói, lâu dần ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của trẻ. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ ép con ăn nhiều dần dần sẽ khiến trẻ mất cảm giác no và đói, lâu dần ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của trẻ. (Ảnh minh họa)

Mẹ sợ con đói nên ép ăn nhiều, BS chỉ ra bí quyết bé ăn ngoan không cần ép - 4

Ảnh hưởng đến tâm lý của con trẻ

Trẻ có thể mắc những "sang chấn tâm lý” do khi ép trẻ ăn là khoảng thời gian trẻ không vui vẻ hay thậm chí là mệt mỏi, lúc này trẻ phải chống lại việc bản thân không muốn bằng nhiều hình thức như: La hét, khóc, đẩy dụng cụ đựng đồ ăn, chạy trốn. Một số trẻ khác lại có tâm lý nhân nhượng trong thế bị động và chấp nhận buông xuôi cho cha mẹ đút ăn.

Dù trong tình huống nào thì ép trẻ ăn khi trẻ không mong muốn kéo dài sẽ khiến chúng ghi nhớ thời điểm cho ăn là thời điểm không vui và cuối cùng sinh ra tâm lý chán ghét thức ăn, hậu quả là khi trẻ lớn hơn sẽ không thích và không thèm ăn.

Dù con còn nhỏ cũng là một cá thể độc lập và có quyền quyết định ăn bao nhiêu, ăn món gì con thích. Nếu cha mẹ ép trẻ ăn trong thời gian dài, trẻ sẽ mất đi khả năng tự quản lý thói quen ăn uống của mình, từ đó trẻ hoặc ăn quá ít, hoặc ăn quá nhiều khi lớn lên.

Nếu cha mẹ ép trẻ ăn trong thời gian dài, trẻ sẽ mất đi khả năng tự quản lý thói quen ăn uống của mình, từ đó trẻ hoặc ăn quá ít, hoặc ăn quá nhiều khi lớn lên.

Nếu cha mẹ ép trẻ ăn trong thời gian dài, trẻ sẽ mất đi khả năng tự quản lý thói quen ăn uống của mình, từ đó trẻ hoặc ăn quá ít, hoặc ăn quá nhiều khi lớn lên.

Mẹ sợ con đói nên ép ăn nhiều, BS chỉ ra bí quyết bé ăn ngoan không cần ép - 6

Hàm răng trẻ có thể mất đi các chức năng 

Ép trẻ ăn chỉ là phản xạ nuốt, trẻ thực hiện một cách vô thức khi thức ăn được cha mẹ chủ động đưa vào miệng. Tình trạng này khiến hàm răng trẻ mất đi chức năng vì thật sự không được sử dụng, trẻ chỉ nuốt mà không nhai nên cơ hàm không phát triển được.

Việc này còn hình thành thói quen chỉ cố gắng nuốt thức ăn mềm, khi cha mẹ đút những món ăn cứng hơn, bé lại không biết nhai, dẫn đến triệu chứng nôn ọe và tạo ra nỗi sợ hãi cho cha mẹ.

Ăn uống vốn là bản năng của trẻ, cha mẹ không nên vì quá lo lắng mà ép con ăn quá nhiều, điều này có thể sẽ làm tình trạng biếng ăn của trẻ thêm trầm trọng. Cùng lắng nghe tư vấn của bác sĩ khoa Nhi để hiểu rõ hơn những tác hại khi cha mẹ “ép con ăn”, đồng thời biết thêm những cách giúp trẻ ăn ngon không cần ép.

B.S Nguyễn Khôi, chuyên khoa I - Nhi Khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2.

B.S Nguyễn Khôi, chuyên khoa I - Nhi Khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2.

Mẹ sợ con đói nên ép ăn nhiều, BS chỉ ra bí quyết bé ăn ngoan không cần ép - 8

Nguyên nhân nào xảy ra tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, có thể chia ra 4 nhóm nguyên nhân chính sau đây:

Do bệnh: Trẻ bị bệnh nhiễm trùng, bệnh răng miệng, bệnh mạn tính. Một trong những nguyên nhân phổ biến là loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất, khiến trẻ suy dinh dưỡng, dần dần cơ thể hình thành cơ chế từ chối ăn để không phải nạp thêm thực phẩm.

Do dinh dưỡng: Thức ăn không cân đối thành phần dinh dưỡng và không phù hợp lứa tuổi. Tình trạng thiếu hụt vitamin như A, C, D và các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi... có thể khiến trẻ giảm cảm giác thèm ăn hoặc ăn không ngon miệng, khi kéo dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Bệnh biếng ăn (nervous anorexia): Trẻ không chịu ăn do quan niệm sai lầm về cơ thể hoặc do tổn thương tâm lý, thường chỉ gặp ở trẻ lớn.

Do tâm lý: Liên quan đến hành vi trẻ và người cho ăn.

- Liên quan đến người cho ăn: Do nhận thức sai lệch về tình trạng “biếng ăn” của trẻ: trẻ phát triển bình thường, ngon miệng khi ăn, trẻ ăn đủ theo nhu cầu nhưng không theo ý muốn của cha mẹ.

- Liên quan đến hành vi trẻ: có 3 nhóm:

Nhóm biếng ăn: ít thèm ăn, giảm sự ngon miệng, có thể gây suy dinh dưỡng.

Nhóm kén ăn: từ nhẹ đến nặng, từ mức độ chấp nhận nhiều hơn 15 loại thức ăn cho đến mức độ rất kén chọn, chỉ ăn được một vài loại thức ăn, trẻ thường không suy dinh dưỡng nhưng có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng.

Nhóm sợ ăn: tình trạng sợ ăn sau chấn thương (sặc, dị vật, mắc nghẹn, dẫn đến ngạt thở), bệnh lý gây cho trẻ đau khi ăn (viêm thực quản, rối loạn nuốt, tăng cảm giác đau ở tạng… phải thường xuyên nuôi ăn bằng ống)

Dù do nguyên nhân gì gây biếng ăn thì các bậc cha mẹ luôn nhớ cố hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện, vẫn còn rất non nớt. Do đó, cần một chế độ ăn tùy theo giai đoạn, tùy theo thể trạng của mỗi trẻ và cần tạo một môi trường thoải mái khi ăn để trẻ có một trải nghiệm thú vị khi ăn và hiểu rằng ăn theo nhu cầu của trẻ, không thúc ép.

Mẹ sợ con đói nên ép ăn nhiều, BS chỉ ra bí quyết bé ăn ngoan không cần ép - 9

Thưa bác sĩ, một số cách nuôi con truyền thống quan niệm trẻ phải ăn nhiều, mập mạp thì mới tốt nên nhiều phụ huynh đã ép con ăn rất nhiều, điều này có tác hại thế nào đến sức khỏe và tâm lý của trẻ?

Tất nhiên rồi, người xưa đã có câu “Ăn được ngủ được là tiên” mà. Tuy nhiên, việc ăn uống không điều độ dẫn đến trẻ sẽ dư thừa một số chất trong khi lại thiếu những chất quan trọng khác. Đặc biệt là những chất cần cho sự phát triển theo từng giai đoạn, như calci, sắt, kẽm, magie, …

Việc cha mẹ ép ăn thường bắt nguồn từ sự lo lắng và băn khoăn về việc con mình sẽ ăn như thế nào hoặc ăn gì? Sau đó, họ cũng có thể trở nên lo lắng về sức khỏe và sự khỏe mạnh của chúng khi họ cảm thấy rằng con mình ăn không đủ để duy trì sự phát triển khỏe mạnh.

Dưới đây là một số cách phổ biến mà cha mẹ có xu hướng ép con ăn:

- Tự quyết định con mình nên ăn gì, khi nào và ăn bao nhiêu mà không tham khảo ý kiến cũng như nhu cầu của trẻ.

- Rầy la, mắng hoặc đe dọa trẻ ăn hết đĩa của mình.

- Dụ dỗ hoặc hứa hẹn trẻ ăn xong và thưởng cho trẻ sau đó.

- Phạt con nếu chúng không ăn.

- So sánh con của mình với anh chị em hoặc những đứa trẻ khác để khiến chúng cảm thấy xấu hổ hoặc cạnh tranh.

- Nhồi ép thức ăn vào miệng con bạn và bắt trẻ nuốt.

- Bỏ qua lời cầu xin của trẻ được ăn ít hơn và nhát ma để ép trẻ ăn

- Khi trẻ bị áp lực ăn uống, các hậu quả tiêu cực sau đây có thể xảy ra cho trẻ:

- Gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ:

Việc ép trẻ ăn có thể làm suy yếu khả năng học cách kiểm soát sự thèm ăn thích hợp của trẻ. Trẻ em cần được tạo cơ hội để học cách nhận biết các tín hiệu đói và no của cơ thể.

Thông qua việc trải nghiệm cảm giác đói và giảm những cảm giác này khi ăn, trẻ học được cách cơ thể báo hiệu rằng nó cần nhiều năng lượng hơn và ngược lại, khi đã tiêu thụ đủ năng lượng và ngừng ăn là thích hợp.

Trẻ không cảm nhận được thức ăn

Khi cha mẹ ép trẻ ăn sẽ khiến trẻ không có thời gian riêng để khám phá thức ăn bằng xúc giác (sờ bằng tay), cảm nhận bằng mắt (như nhìn màu sắc, hình dạng thức ăn), cảm nhận mùi vị... như thế về bản chất, trẻ không phải được ăn mà hành động này chỉ là một phản xạ nuốt, trẻ thực hiện một cách vô thức khi thức ăn được cha mẹ chủ động đưa vào miệng.

Do đó, não bộ của trẻ không được kích thích, không có cảm giác thèm ăn, giảm tiết nước bọt và hệ quả cuối cùng là quá trình tiêu hóa thức ăn kém hiệu quả.

Ảnh hưởng tới vấn đề tâm lý ở trẻ

Điều này có thể do trải nghiệm tiêu cực khi bị ép ăn. Khi bị ép ăn, trẻ sẽ nhanh chóng tạo ra mối liên hệ giữa các loại thức ăn và những trải nghiệm khó chịu đi kèm với chúng. Nếu một đứa trẻ bị áp lực phải ăn nhiều hơn chúng mong muốn, thì cảm xúc tiêu cực hoặc nội tâm của việc quá no có thể liên quan đến một loại thức ăn cụ thể, dẫn đến việc giảm thích thức ăn đó.

Trẻ có thể mắc những "sang chấn tâm lý”, khi ép trẻ ăn là khoảng thời gian trẻ không vui vẻ hay thậm chí là mệt mỏi, lúc này trẻ phải chống lại việc bản thân không muốn bằng nhiều hình thức như: la hét, khóc, đẩy dụng cụ đựng đồ ăn, chạy trốn.

Mẹ sợ con đói nên ép ăn nhiều, BS chỉ ra bí quyết bé ăn ngoan không cần ép - 10

Nếu trẻ lười ăn, bỏ bữa, chán ăn… cha mẹ nên làm thế nào để con ăn ngoan mà không cần ép buộc trẻ?

Trong một số hiếm trường hợp, trẻ giỏi trong việc nhận biết khi nào chúng đói và khi nào chúng no nhưng đa số trẻ thì không được vậy. Vì thế, điều quan trọng là phải có niềm tin ở trẻ và tạo dựng niềm tin đó với nguyên lý là chúng sẽ ăn nếu chúng đói.

Bằng cách này, bạn sẽ không còn cảm thấy mình phải ép con mình ăn. Đây là điều mà chúng ta, cũng như trẻ sẽ làm tức là sẵn sàng ăn nếu cơ thể chúng đói.

Tương tự vậy, xu hướng tự nhiên của trẻ là từ chối thức ăn mới hoặc lạ do đó ta không nên gây áp lực đối với trẻ. Thay vào đó, chúng ta hãy tiếp tục, kiên nhẫn cho ăn và chấp nhận trẻ từ chối, cũng như thừa nhận rằng đây là giai đoạn phát triển bình thường và những gì bố mẹ cần làm là xác định xem đây là trải nghiệm tích cực hay tiêu cực đối với con mình.

Các nguyên tắc khi cho trẻ ăn uống bố mẹ cần nhớ

- Bắt đầu từ khi được 6 tháng tuổi.

- Cần tập cho trẻ ăn thức ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều. Cụ thể, trẻ đang bú sữa mẹ sẽ được bổ sung uống sữa bột, pha nước cháo với sữa, bột loãng, bột đặc, ăn cháo có hạt, ăn cơm.

- Khi trẻ ăn được bột, cháo, cơm đều cần thiết là cho trẻ ăn đầy đủ chất bột, đạm, béo và các vitamin. Chọn các loại thực phẩm theo ý thích của trẻ.

- Tập cho trẻ độc lập khi ăn. Trẻ 6 tháng tuổi, gia đình có thể mua một cái ghế ăn có độ nghiêng đỡ trẻ, có dây cột và cho trẻ ngồi ăn cùng với gia đình.

- Nên sắp xếp các bữa ăn cho trẻ từ 3-4 giờ.

- Trẻ em ăn một lần không được nhiều nhưng chúng thường xuyên ăn.

Khi trẻ gặp phải vấn đề chán ăn, bố mẹ cần xem xét lại và cố giắng hiểu trẻ theo các cách sau

- Xét lại vấn đề dựa trên nhu cầu thực tế:

Đã bao lâu rồi kể từ lần cuối con mình được ăn nhẹ hoặc đồ uống bổ sung, chẳng hạn như sữa? chúng có thực sự đói không? Chúng có quá mệt để ngồi vào bàn và ăn một cách ngon lành không? Con bạn không khỏe và do đó không đói?

Hãy thử sử dụng nhật ký để theo dõi số lượng và thời gian của đồ ăn nhẹ, đồ uống, bữa ăn chính và giấc ngủ ngắn để xem liệu thói quen của con bạn có thể góp phần vào hành vi ăn uống của chúng hay không.

- Đặt mình vào vị trí của trẻ:

Hãy thử tưởng tượng sẽ như thế nào nếu bạn không đói và bạn được đút cho ăn, thậm chí bị ép ăn, hoặc nếu bạn không chắc mình có bị đói hay không và bị yêu cầu ăn gì đấy. Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bạn sẽ đồng cảm với con bạn và hãy nhìn hành vi của bạn qua đôi mắt của chúng sẽ giúp bạn nhận ra rằng hành vi này có thể gây ra tác động ngược lại so với dự định của bạn. Mỗi lần con bạn từ chối thức ăn, hãy nhớ nhìn mọi thứ theo quan điểm của chúng

- Kiên nhẫn và khách quan:

Ăn uống phải là một trải nghiệm thú vị đối với con bạn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh học. Nó không phải là để làm hài lòng bạn. Chúng ta cố gắng hiểu trẻ thì chúng ta mới có cảm giác hài lòng khi biết rằng con mình đã ăn nhiều như chúng mong muốn và chúng ta cũng cảm thấy trẻ hài lòng, thay vì để chúng ăn một lượng thức ăn mà bạn đã xác định

- Tin tưởng vào cái dạ dày của trẻ:

Cơ thể chúng ta rất tốt trong việc cho chúng ta biết khi nào chúng ta đói và no. Tuy nhiên, việc can thiệp liên tục - bằng cách yêu cầu trẻ ăn khi chúng không còn muốn nữa - có thể phá vỡ điều này. Ăn khi đói và dừng lại khi no là hành vi mà chúng ta muốn bảo vệ chứ không phải phá hoại, vì vậy hãy cố gắng cho phép con bạn nói với bạn khi nào chúng đói và no.

- Quy tắc lòng bàn tay:

Dạ dày của trẻ bé hơn của người lớn và có thể bạn đang cung cấp quá nhiều thức ăn và do đó đặt ra những kỳ vọng không thực tế.

Theo hướng dẫn, một phần riêng lẻ của mỗi loại thức ăn là những gì có thể nằm gọn trong lòng bàn tay của trẻ. Ví dụ: nếu ta cho trẻ ăn bột, hãy bắt đầu với một phần bột cỡ lòng bàn tay của trẻ và 2-3 phần rau củ có kích thước bằng lòng bàn tay.

Đối với món tráng miệng, hãy thử một phần trái cây cỡ lòng bàn tay, với một phần sữa chua tự nhiên cỡ lòng bàn tay. Hãy nhớ rằng khẩu vị của tất cả trẻ em đều khác nhau, nhưng việc tuân theo 'quy tắc lòng bàn tay' đối với từng loại thức ăn sẽ giúp bạn tránh cho chúng ăn những khẩu phần quá lớn của từng loại thức ăn.

Mẹ sợ con đói nên ép ăn nhiều, BS chỉ ra bí quyết bé ăn ngoan không cần ép - 11

Dấu hiệu biếng ăn nào ở trẻ thì nên đưa con tới các cơ sở y tế để thăm khám?

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có khoảng trên 50% trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi rơi vào tình trạng biếng ăn, tiêu hóa kém, chậm tăng cân.

Nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất, lâu dài cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về trí tuệ của trẻ do thiếu hụt nhiều các dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất quan trọng cho sự phát triển như: canxi, sắt, kẽm và các vitamin…

Khi trẻ có các biểu hiện biếng ăn như giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn kéo dài trên 2 tuần thì cha mẹ cần đưa trẻ đến các bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ nhi khoa để được khám và đánh giá xem trẻ có thực sự biếng ăn hay không và có các bệnh lý cấp tính mãn tính kèm theo không? Từ đó, thiết lập cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất. 

Xin cảm ơn Bác sĩ!

Thực tế chứng minh: Quát mắng con xưa rồi, cha mẹ hiện đại nên biết cách xử lý này
Các chuyên gia tâm lý đưa ra những giải pháp thay thế việc đánh mắng trẻ, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng trong những tình huống cần thiết.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ