Sai lầm cho trẻ ngủ kiểu này vào mùa đông dễ giảm khả năng miễn dịch, liên tục ốm vặt

Hạ Mây - Ngày 20/12/2021 19:15 PM (GMT+7)

Trẻ ngủ theo cách này có thể sẽ làm giảm khả năng miễn dịch và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.

Mùa đông đến, nhiệt độ giảm nên nhiều bà mẹ nhận thấy rằng dù có mặc quần áo dày và che chắn cho trẻ thế nào thì con cũng có khả năng bị ốm, đặc biệt là khi bé ngủ. Trên thực tế, vấn đề giấc ngủ của trẻ trong mùa đông không quá phức tạp nếu mẹ áp dụng đúng phương pháp.

Ngược lại, nếu cha mẹ áp dụng sai cách khi cho con ngủ vào mùa đông có thể sẽ làm giảm khả năng miễn dịch và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Sai lầm cho trẻ ngủ kiểu này vào mùa đông dễ giảm khả năng miễn dịch, liên tục ốm vặt - 2

Trẻ có thể giảm khả năng miễn dịch nếu ngủ theo kiểu này vào mùa đông?

Mùa đông đến, thời tiết sẽ hạ nhiệt đáng kể, nhiều bà mẹ lại lo lắng trong vấn đề giữ ấm, nên thường quần áo quá nhiều cho trẻ khi ngủ. Việc mẹ để trẻ mặc quần áo quá nhiều sẽ khiến độ ẩm trong chăn khá cao, dễ gây ra “chứng nóng nhiệt tổng hợp”, làm trẻ ra nhiều mồ hôi, hô hấp và cử động khó khăn.

Do đó, nếu nhiệt độ trong nhà có thể ổn định ở mức khoảng 25 độ C vào ban đêm, thì mẹ không phải mặc cho bé quá nhiều hoặc đắp chăn dày.

Điều này chủ yếu là do khả năng điều hòa nhiệt độ và tản nhiệt cơ thể của trẻ kém hơn người lớn, nếu nhiệt độ bề mặt cơ thể của trẻ quá thấp sẽ dễ ảnh hưởng đến trạng thái giấc ngủ của trẻ. Nếu mẹ quan sát thấy bé thường xuyên rặn người vào ban đêm, rất có thể là do bé cảm thấy nóng.

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong quá trình lớn lên của trẻ.

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong quá trình lớn lên của trẻ. 

Ngoài ra, một số mẹ thấy bé dễ bị lạnh tay chân nên thường đeo tất dày cho con khi ngủ. Nhưng trên thực tế, việc đi tất quá dày khi ngủ có thể khiến chân bé bị đè ép không thể giãn ra, cũng không có lợi cho việc tản nhiệt ở chân. Đồng thời, đi tất khi ngủ dễ khiến nhiệt độ cơ địa của bé quá cao, khó đi vào giấc ngủ.

Chất lượng giấc ngủ của trẻ không được đảm bảo, hệ miễn dịch của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu các tế bào miễn dịch thiếu hoạt động, em bé sẽ dễ mắc bệnh hơn. Đồng thời, nếu bé ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc trong thời gian ngắn thì điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé.

Sai lầm cho trẻ ngủ kiểu này vào mùa đông dễ giảm khả năng miễn dịch, liên tục ốm vặt - 4

Vậy làm thế nào giúp trẻ ấm áp và ngủ ngon hơn vào mùa đông?

Mặc quá nhiều và đắp dày không đảm bảo đủ an toàn, mẹ nên làm điều này nếu muốn con ngủ ngon

Chọn đồ ngủ phù hợp

Để giữ ấm và giúp con thoải mái, mẹ có thể mặc cho bé những bộ đồ ngủ cotton mỏng, những bộ đồ ngủ như vậy vừa có tác dụng giữ ấm, vừa thấm hút mồ hôi giúp bé có thể ngủ thoải mái hơn vào ban đêm. Hệ thống tản nhiệt của cơ thể các bé chưa phát triển hoàn thiện khiến bé dễ ra mồ hôi hơn, bộ đồ ngủ cotton mỏng có thể đáp ứng nhu cầu khô thoáng của bé, cũng như không làm cơ thể bé bị quá nóng.

Nhiều bà mẹ lo lắng con dễ ốm vào mùa đông nên thường cho bé mặc nhiều lớp quần áo hoặc đắp chăn dày khi ngủ.

Nhiều bà mẹ lo lắng con dễ ốm vào mùa đông nên thường cho bé mặc nhiều lớp quần áo hoặc đắp chăn dày khi ngủ.

Dùng túi ngủ

Nếu cha mẹ lo lắng con sẽ đạp chăn trong lúc ngủ thì nên chọn cho con một chiếc túi ngủ. Túi ngủ vừa giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, vừa giúp bé không đạp chăn ra ngoài. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chọn túi ngủ phù hợp với con.

Trẻ nhỏ dễ tụt xuống dưới và ngạt thở mà không biết tự ngoi lên. Do vậy cần lựa chọn loại túi ngủ cho bé được thiết kế có 3 lỗ với 1 ở phía trên đầu và lỗ ở hai chân hoặc hai tay.

Không nên chọn loại túi rộng quá hay hẹp quá vì hẹp quá khiến bé khó chịu, bí bách, túi rộng quá thì bé dễ lọt sâu vào trong túi không an toàn. Nên chọn túi không có những lợi lông nhỏ tránh trường hợp bé có thể hít phải gây ho và ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Mẹ có thể mặc cho bé những bộ đồ ngủ cotton mỏng, những bộ đồ ngủ như vậy vừa có tác dụng giữ ấm, vừa thấm hút mồ hôi giúp bé có thể ngủ thoải mái hơn vào ban đêm.

Mẹ có thể mặc cho bé những bộ đồ ngủ cotton mỏng, những bộ đồ ngủ như vậy vừa có tác dụng giữ ấm, vừa thấm hút mồ hôi giúp bé có thể ngủ thoải mái hơn vào ban đêm.

Chú ý giữ ấm bụng và chân

Giữ ấm bụng cho bé trong ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ dạ dày. Bởi nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Trong thời tiết lạnh với nhiệt độ thấp, bụng được giữ ấm, dạ dày hoạt động bình thường sẽ giúp bé tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Khi bé ngủ, bạn vẫn có thể quấn khăn để đề phòng bé đạp chăn sẽ bị hở bụng.

Nếu cần thiết, mẹ có thể đeo cho bé đôi tất mỏng, không nên đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu, dẫn tới dễ bị đột tử khi ngủ.

Chú ý điều chỉnh nhiệt độ trong phòng

Nhiệt độ phòng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, không bị gió lùa. Cần đặt bé ngủ ở chỗ tránh hơi của máy điều hòa phả vào và tránh nơi gió lùa trực tiếp từ cửa sổ.

Nếu dùng máy điều hòa ấm thì mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng bé khoảng 20-25ºC. Nếu dùng quạt sưởi hay máy sưởi thì mẹ cần tính toán khoảng cách giữa bé và nguồn nhiệt.

Mẹ cần lưu ý các thiết bị tạo nhiệt sẽ làm không khí trong phòng bị khô, do đó một chiếc máy tạo độ ẩm hoặc một bát nước đặt trong phòng giúp không khí dễ chịu hơn.

Nhiệt độ phòng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, không bị gió lùa.

Nhiệt độ phòng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, không bị gió lùa.

Trẻ có 6 biểu hiện này chứng tỏ bé thiếu tình yêu, sự quan tâm từ bố mẹ
Theo các chuyên gia, một đứa trẻ mất đi cảm giác an toàn thường có những biểu hiện sau, cha mẹ cần chú ý nhằm giúp con điều chỉnh kịp thời.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ