Sự tích Tết Trung Thu hay và ý nghĩa, mẹ kể bé nghe, con ghi nhớ nét đẹp cổ truyền

Hạ Mây - Ngày 19/09/2021 18:37 PM (GMT+7)

Trung thu là Tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, xuất phát từ nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị.

Tết Trung Thu diễn ra ngày 15/8 âm lịch hàng năm, là một trong những dịp lễ quan trọng của người Việt. Không chỉ có gia đình được đoàn viên, sum vầy bên nhau mà các em nhỏ còn được tham gia vào ngày hội với những nhân vật nổi tiếng được yêu thích đó là chị Hằng, chú Cuội, thỏ ngọc. 

Dưới đây là tổng hợp những sự tích liên quan đến Tết Trung Thu bao gồm cả câu chuyện về chú Cuội, chị Hằng, bánh trung thu... mẹ có thể dễ dàng kể lại cho bé, giúp trẻ ghi nhớ nét đẹp cổ truyền của dân tộc và thêm hào hứng phá cỗ rằm tháng 8.

Sự tích Tết Trung Thu hay và ý nghĩa, mẹ kể bé nghe, con ghi nhớ nét đẹp cổ truyền - 2

Sự tích Tết trung thu Rằm tháng 8

Tết Trung Thu thường diễn ra theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Tục vui Tết Trung-Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung-Hoa, vào đầu thế kỷ thứ tám (713-755). Về sau được lan rộng ra các nước láng giềng và thuộc địa của Trung Hoa.

Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết.

Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu.

Tại Việt Nam sử sách không nói rõ dân ta bắt đầu tổ chức Tết trung thu từ bao giờ. Chỉ biết rằng mấy trăm năm trước tổ tiên ta đã theo tục này. Ngay từ đầu tháng 8 âm lịch các khu chợ đã trưng bày nhiều mặt hàng mang màu sắc Trung thu như lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo. Người mua với người xem đông như hội. Ngoài các loại đồ chơi, đồ trang trí, bánh kẹo còn trưng bày nhiều loại mặt nạ, đầu lân sư tử.

Ngày tết Trung Thu được ông Phan Kế Bính diễn tả trong "VN Phong tục": "ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp".

Sự tích Tết Trung Thu hay và ý nghĩa, mẹ kể bé nghe, con ghi nhớ nét đẹp cổ truyền - 3

Sự tích Tết Trung Thu hay và ý nghĩa, mẹ kể bé nghe, con ghi nhớ nét đẹp cổ truyền - 4

Sự tích Tết Trung Thu về chị Hằng

Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ.

Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.

Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị 1 học trò tên là Bồng Mông nhìn thấy.

Sự tích Tết Trung Thu hay và ý nghĩa, mẹ kể bé nghe, con ghi nhớ nét đẹp cổ truyền - 5

Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử, trong lúc nguy cấp Hằng Nga đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết.

Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người trông giống Hằng Nga.

Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.

Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục "bái nguyệt" vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.

Sự tích Tết Trung Thu hay và ý nghĩa, mẹ kể bé nghe, con ghi nhớ nét đẹp cổ truyền - 6

Sự tích chú Cuội

Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng và mang về 1 cây đa quý, có thể "cải tử hoàn sinh". Nhờ cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.

Rồi Cuội lấy vợ, nhưng vợ cuội vì thấy cuội chăm chút cây thuốc quý hơn nên nảy sinh lòng ghen ghét. Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, chị ra vườn sau, tưới nước bẩn cho cây chết. Không ngờ chị ta vừa tưới xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.

Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.

Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.

Sự tích Tết Trung Thu hay và ý nghĩa, mẹ kể bé nghe, con ghi nhớ nét đẹp cổ truyền - 7

Sự tích Tết Trung Thu hay và ý nghĩa, mẹ kể bé nghe, con ghi nhớ nét đẹp cổ truyền - 8

Sự tích Thỏ ngọc

Ngày xưa có lúc mất mùa, người vật đều nhịn đói. Các loài vật khó kiếm thức ăn nên tàn sát lẫn nhau. Loài thỏ yếu đuối, không khí giới tự vệ, không dám thò đầu ra ngoài kiếm ăn. Chúng đành nằm một chỗ kín đáo cùng nhau nhịn đói.

Đã đói lại rét, chúng rủ nhau tới một đống lửa do ai đốt sẵn và nằm quanh đống lửa nhìn nhau, mắt con nào cũng ươn ướt hoen lệ. Trước tình trạng não nề ấy, một con thỏ vì thương đồng loại đã nhảy mình vào đống lửa tự thiêu để những con khác có cái ăn cho đỡ đói.

Vừa lúc đó, đức Phật đi qua, Ngài thầm khen nghĩa khí của con thỏ nên nhặt nắm xương tàn của nó, hoá phép cho nó thành hình khác toàn bằng ngọc thơm tho và trong sáng, đưa nó lên cung Quảng Hàn và xin cho nó được lưu lại ở đây.

Sự tích Tết Trung Thu hay và ý nghĩa, mẹ kể bé nghe, con ghi nhớ nét đẹp cổ truyền - 9

Sự tích Tết Trung Thu hay và ý nghĩa, mẹ kể bé nghe, con ghi nhớ nét đẹp cổ truyền - 10

Sự tích mặt trăng và bánh trung thu

Ngày xửa ngày xưa, suốt hàng thế kỷ mọi vật bị bao trùm bởi ánh sáng rực rỡ ban ngày. Con người không biết bóng đêm là gì? Thần Mặt Trời ngạo nghễ cho rằng không có mình soi sáng thì mọi vật không thể sống. Nhưng ở trên cao ông có biết đâu, mọi sinh linh cũng đang kiệt quệ vì mất nước và thiếu sức sống khi không có giấc ngủ ngon.

Vào những ngày hè oi bức, cái nắng nóng lừng lững phủ trùm trong không khí. Nước bốc hơi, lá xanh khắp nơi đổi màu vàng úa, con người đói khát vì hạn hán kéo dài. Trong ngôi nhà nọ, có một bà mẹ cùng ba đứa con nhỏ của mình cũng đang héo hon, gầy mòn. Bà mẹ nhìn các con mà xót xa trong lòng. Một ngày kia, bà quyết định đi tìm Thần Mặt Trời. Trước khi đi, bà dặn dò con trai cả rằng:

– Mẹ phải đi tìm thần Mặt trời để xin ông ấy tắt bớt nắng và xin Thần ban ít bóng đêm. Vì thế, mọi việc trong nhà mẹ trông chờ vào con. Con hãy chăm sóc các em thật chu đáo nhé!

Anh cả cúi đầu vâng dạ. Bà thu xếp một bồ cám gạo và một lu nước đầy cho các con có thể dùng đến ngày 15 trong tháng. Xong mọi việc bà hôn lên má từng đứa con và vác túi lên đường. Các con đứng tại ngưỡng cửa vẫy tay chào tạm biệt mẹ mà nước mắt lưng tròng. Bà mẹ cũng ngậm ngùi chia tay các con và hứa sẽ trở về nhanh chóng.

Bà đi mãi đi mãi mà vẫn chưa đến được trời. Đến một ngọn núi, bà kiệt sức ngã quỵ bên đường. Tình cờ có một chú thỏ trắng chạy ngang qua, thấy bà gặp nạn, chú thỏ trắng tìm nước đưa cho bà uống. Bà tỉnh lại tâm sự cho thỏ trắng biết mọi việc. Thỏ trắng nghe bà kể cũng mủi lòng, thỏ liền dẫn lối cho bà. Bà đi theo Thỏ khoảng 2 dặm đường là tới trời. Vừa gặp bà, Thần đã quắt mắt lên và quát rằng:

– Ai đây? Ngươi không biết nơi đây là cấm địa của nhà trời à?

– Dạ, xin Thần, vì tôi không thể nhìn các con tôi chết mòn trong đói khát, nên tôi mạo muội lên đây xin Thần ban mưa xuống, tắt bớt cái nắng mỗi ngày vài giờ để cho mọi người có giấc ngủ ngon.

– Cả gan thay người trần mắt thịt. Chẳng phải suốt hàng ngàn năm nay các người dùng nắng, dùng ánh sáng để mưu sinh hay sao? Giờ lại nói thế?

– Dạ, bẩm Thần. Đúng là chúng tôi rất cần ánh sáng cho công việc, nhưng có những giờ phút nghỉ ngơi, ánh sáng làm chúng tôi không tài nào ngủ được. Dần dà chúng tôi bị mất sức, chẳng con người, con vật nào còn khả năng làm lụng nữa ạ! Mong thần suy xét lại!

Thần vén mây nhìn xuống trần gian, kinh ngạc khi nhìn thấy toàn một màu úa tàn. Cây cối chết khô, gia súc nằm lóp ngóp, con người vật vã, trẻ con than khóc.. cảnh vật tiêu điều, không còn sức sống. Ông buồn rầu bảo với bà rằng:

– Ta không thể tắt nắng để bóng đêm tràn ngập trên thế gian, vì cái nắng của ta góp phần xua đuổi tà ma dưới trần. Bóng đêm ngự trị thì bọn yêu ma sẽ lộng hành, con người lại gánh thêm bể khổ. Còn một cách là trong bóng đêm phải có ánh sáng để dẫn lối soi đường cho con người tránh được quỷ dữ. Nhưng ai sẽ hy sinh thân mình cho người khác để hóa thân thành thứ ánh sáng nhỏ nhoi đó!

Sự tích Tết Trung Thu hay và ý nghĩa, mẹ kể bé nghe, con ghi nhớ nét đẹp cổ truyền - 11

Không ngần ngại bà nhận lời hy sinh ngay, nhưng bà xin Thần cho bà thời hạn một ngày để về gặp các con lần cuối. Chia tay Thần, bà về nhà trong lòng nặng trĩu vì sắp xa các con mãi mãi. Bà cố nhoẻn miệng cười khi các con chạy lại ôm chầm lấy bà mừng rỡ. Cuộc hội ngộ đoàn viên bên bữa cơm đầm ấm, đầy ắp tiếng cười. Bà dẫn người con cả ra đồng, chỉ dẫn các con cách gieo mạ, bón phân và cấy lúa.

Rồi bà chỉ dẫn người con gái thứ cách may vá, thêu thùa từng đường kim mũi chỉ. Còn người con út bé nhỏ thơ ngây, bà ôm con vào lòng khuyên con phải biết vâng lời anh chị và học hành thật chăm ngoan. Trong một ngày bà đã hoàn thành xong mọi việc chu toàn cho các con cách tự tìm cái ăn, cái mặc.. Bà dặn dò các con:

– Dù mẹ có đi đến phương trời nào, mẹ vẫn dõi theo từng bước trưởng thành của các con. Hãy ghi nhớ lời mẹ con nhé!

Hôm ấy là rằm tháng 8, theo lời chỉ dẫn của Thần bà đứng trước nhà, hướng mặt nhìn trời và thả lỏng tinh thần. Bỗng chốc bà thấy cơ thể mình nhẹ tênh và bay bổng lên không trung.. đến nơi bà nhìn xuống, thấy màn đêm phủ trùm và một ánh sáng dịu nhạt soi bóng xuống trần gian. Bà nhìn về phía ngôi nhà cũ và thấy các con đang hô hoán, khóc than.. bà cũng không cầm được nước mắt.

Cho đến ngày nay, thứ ánh sáng lung linh đó người ta gọi là Ánh trăng và vầng sáng tròn vằng vặc trên cao ấy người ta gọi là Mặt Trăng. Mặt Trăng được kết tinh từ tấm lòng của một người mẹ, luôn sáng soi dẫn lối cho các con thân yêu của mình.

Ánh trăng sáng tỏ nhất vào những đêm 15, 16 âm lịch vì đó là ngày hẹn hội ngộ của bốn mẹ con họ. Tương truyền rằng sau đêm hôm ấy, cứ đến ngày ấy trong năm, 3 người con đều làm 1 mẻ bánh nướng để dâng hương cúng mẹ, đến nay người ta gọi là bánh Trung Thu.

Sự tích Tết Trung Thu hay và ý nghĩa, mẹ kể bé nghe, con ghi nhớ nét đẹp cổ truyền - 12

Ý nghĩa sự tích Tết Trung Thu tại Việt Nam

Trung thu là Tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang đến nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị.

Theo Âm lịch, ngày 15/8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng để người xưa tiên đoán mùa màng và cũng là dịp tết vui chơi của trẻ nhỏ.

Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên.

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...

Trung thu là Tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị.

Trung thu là Tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị.

Top 3 câu truyện cổ tích Andersen ý nghĩa và hay nhất cho bé
Dưới đây là top 3 câu chuyện cổ tích nổi tiếng và được yêu thích của Andersen, mẹ có thể kể cho con nghe.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con