Chuyên gia cho biết, bố mẹ nên nhìn nhận và hạn chế phát triển những sai lầm sau đây khi nuôi dạy con.
Làm bố mẹ thường được coi là trách nhiệm khó khăn nhất, bởi luôn có những thách thức và cũng dễ mắc phải sai lầm. Về vấn đề này, các nhà tâm lý học gia đình chỉ ra tìm ra những sai lầm phổ biến mà bố mẹ thường mắc phải khi nuôi dạy con cái.
Đưa ra quyết định thay cho con
Nhiều phụ huynh có xu hướng đưa ra quyết định thay cho con trong tất cả các vấn đề, điêu này vô tình kìm hãm phát triển suy nghĩ độc lập ở trẻ.
Khi bố mẹ kiểm soát được cuộc sống của con, cả hai bền đều dễ trở nên căng thẳng và lo lắng.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, bố mẹ nên trao cho con quyền được lựa chọn, cố gắng không ép buộc, mà đưa ra lời khuyên, ở bên khi con cần sự hướng dẫn.
Chỉ trích và so sánh
Bố mẹ thường xuyên chỉ trích con cái có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin. Việc liên tục đánh giá và chỉ trích có thể tạo ra áp lực lên trẻ.
Trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi những lời lẽ và hành vi của bố mẹ. Khi bố mẹ liên tục chỉ trích cái, trẻ có thể cảm thấy không đủ hoàn hảo và thiếu tự tin. Từ đó, gây ra căng thẳng, áp lực và thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ gia đình và học tập.
Các chuyên gia nuôi dạy con cái tin rằng những cụm từ bắt đầu bằng “Tại sao con lại như vậy…” hoặc “Tại sao con không thể giống…” có thể gây tổn hại đến tâm lý, khiến trẻ cần nhiều thời gian để hồi phục.
Không để trẻ tự mắc sai lầm
Chắc hẳn bố mẹ từng học được rất nhiều bài học cuộc sống từ việc mắc sai lầm của chính mình. Khi bố mẹ cố gắng bảo vệ con mình khỏi những sai lầm đó, vô tình cướp đi cơ hội đối mặt với hậu quả của những lựa chọn và hành động.
Vì vậy, lần tới khi trẻ phạm lỗi, hãy cố gắng nghĩ về những điều tốt đẹp mà việc trải qua sai lầm này có thể dạy cho con.
Nói nhiều hơn nghe
Khi nói đến việc nuôi dạy con cái, lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bố mẹ cần có. Đôi khi, bố mẹ vội vàng dạy cho con mình một bài học khi xảy ra vấn đề nào đó, thay vì lắng nghe con.
Trở thành một người biết lắng nghe con là một dấu hiệu của tình yêu và sự hỗ trợ. Đặt những câu hỏi bắt đầu bằng “cái gì” hoặc “như thế nào” thay vì “tại sao” để khuyến khích con cho bố mẹ biết thêm về vấn đề mình đang gặp phải, cũng như cùng nhau tìm ra giải pháp.
Không dạy con cách tự chịu trách nhiệm
Một số phụ huynh tin rằng tuổi thơ của con chỉ nên vui vẻ, và họ quyết định không cho con tham gia vào việc nhà.
Theo các chuyên gia tâm lý, việc khuyến khích trẻ làm những việc nhà phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp con trở thành những có trách nhiệm trong tương lai.
Ngoài ra, việc tham gia vào việc nhà cũng giúp trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của công lao và đóng góp cá nhân vào gia đình. Trẻ sẽ nhận thức được rằng mọi người trong gia đình đều có trách nhiệm chung, để việc duy trì một môi trường sống hài hòa và sạch đẹp. Điều này giúp trẻ phát triển lòng biết ơn và tinh thần đồng đội.
Nhắm mắt giải quyết vấn đề học tập
Khi bố mẹ thay con giải quyết vấn đề học tập, trẻ không phải đối mặt với trách nhiệm và tự chủ trong việc học. Điều này có thể dẫn đến sự lười biếng và thiếu sự động lực để tự rèn luyện kỹ năng học tập cần thiết.
Kỹ năng quản lý thời gian là một yếu tố quan trọng trong việc học tập hiệu quả, trẻ không có cơ hội để học cách tự lập và lên kế hoạch cho công việc của mình. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng tổ chức và quản lý thời gian của trẻ trong tương lai.
Thực tế, điểm kém và các vấn đề về hành vi ở trường, không phải lúc nào cũng là kết quả của việc con lười biếng hoặc không có động lực.
Các vấn đề về chức năng điều hành và trí nhớ, cũng như nhiều khía cạnh khác của sức khỏe thể chất, tâm lý có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về học tập ở trẻ.
Mong đợi sự hoàn hảo
Các chuyên gia cho biết, việc bố mẹ mong đợi nhiều nhất ở con mình là điều khá bình thường, nhưng kỳ vọng quá cao có thể gây ra vấn đề.
Đầu tiên, bố mẹ cần nhận ra rằng con cái không thể làm tốt nhất mọi việc. Thứ hai, thay vì thúc ép trẻ phải luôn giỏi hơn người khác, bố mẹ nên tập trung vào việc giúp con cải thiện kỹ năng.
Làm những việc mà con có thể tự làm được
Để con tự mình làm mọi việc là bí quyết nuôi dạy những người trưởng thành độc lập và quyết đoán. Nếu bố mẹ là luôn làm rất nhiều điều cho con, các chuyên gia khuyên nên thử phương pháp này:
Viết ra tất cả những điều bố mẹ đã làm cho con mình trong một tuần. Vào cuối tuần hãy xem qua danh sách.
Sau đó gạch bỏ những việc con có thể tự làm và ngừng làm chúng.
Khoanh tròn những việc mà con có thể làm được một phần và để trẻ làm phần đó.
Tiếp tục giúp con những thứ còn sót lại.
Không thực hành những gì bố mẹ giảng
Khi chúng ta nói dối, đổ lỗi cho người khác và đóng vai nạn nhân trong khi bảo con mình đừng bao giờ làm những điều này, có nghĩa hành động và lời nói của bố mẹ đang không nhất quán.
Nhà trị liệu tâm lý Sean Grover so sánh việc đổ lỗi cho con vì đã cư xử theo cách mà chũng ta đã dạy với việc “đổ lỗi cho chiếc gương vì hình ảnh phản chiếu”.
Do đó, hãy cố gắng trở thành tấm gương tốt cho con và đủ dũng cảm để thừa nhận lỗi lầm của mình.