0-3 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển trí não của bé, đồng thời cũng là giai đoạn nhạy cảm đối với sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng nếu một em bé có thể hiểu những gì người lớn nói và biết phát ra một vài từ trước 1 tuổi, điều đó có nghĩa là não của trẻ phát triển tốt.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý, khi bé bập mẹ một số từ như "baba", "mama" kèm theo những biểu hiện vui vẻ, ánh nhìn hướng về mẹ, bày tỏ mong muốn gọi mẹ hoặc được mẹ bế khi chưa được 1 tuổi là dấu hiệu quan trong cho thấy bé có IQ cao.
Phát triển ngôn ngữ ở trẻ cũng sẽ đi theo một quá trình và chia thành nhiều giai đoạn, bé sẽ học cách lắng nghe những từ người lớn nói, ghi nhớ và lặp lại các âm thanh ấy.
Mỗi em bé sẽ có khả năng và tốc độ phát triển ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Song những đứa trẻ thông minh bẩm sinh dường như hiểu được lời nói của người lớn từ khá sớm.
Theo đó, 0-3 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển trí não của bé, đồng thời cũng là giai đoạn nhạy cảm đối với sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Việc cha mẹ biết nắm bắt các đặc điểm của sự phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này có thể có tác động gấp bội trong việc cải thiện khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ về sau.
3 giai đoạn then chốt, để kích thích phát triển ngôn ngữ của bé
Phát triển ngôn ngữ của trẻ cần được thực hiện ngay từ bé. Theo đó, chúng ta sẽ được chứng kiến sự phát triển vượt bậc về ngôn ngữ của trẻ và được chia thành 3 giai đoạn nhỏ.
Từ 12-18 tháng
Sự giao lưu, trao đổi giữa các thành viên trong gia đình là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển ngôn ngữ và khả năng của trẻ.
Bé từ 12-18 tháng là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển trí não của bé, đồng thời cũng là giai đoạn nhạy cảm đối với sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Việc nắm bắt các đặc điểm của sự phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này có thể có tác động gấp bội trong việc cải thiện khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ về sau.
Ở giai đoạn này bé bắt đầu phát triển từ và câu, bé sẽ thường sử dụng những từ đơn giản như "nước", "gạo" để diễn đạt ý của mình.
Từ 18-24 tháng
Bé từ 18-24 tháng tuổi bước vào giai đoạn nói nhiều câu, lúc này bạn sẽ thường nghe được sự kết hợp của hai hoặc ba từ đơn giản như “mẹ ôm”, “ăn tối”, “ô tô”,
Đây là biểu hiện đầu tiên của trẻ trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ cũng như cách biểu đạt ngôn ngữ. Bằng cách này, việc nắm vững đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong từng thời kỳ có thể là mục tiêu để nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Đồng thời, lúc này nhận thức của bé cũng đã thay đổi, bé thấy mình và mẹ không phải là một, hiểu biết và suy nghĩ cũng khác nhau nên bé sẽ có suy nghĩ, cảm xúc, chính kiến của riêng mình và bắt đầu đùa giỡn với cha mẹ, thể hiện rõ ý thích của bản thân.
Từ 2-3 tuổi
Ở độ tuổi 2-3, bé đã bước vào giai đoạn phát triển hoạt động ngôn ngữ tích cực, vốn từ vựng tăng lên nhanh chóng, độ phức tạp của câu khi nói cũng tăng lên, bé bắt đầu giao tiếp với bạn bằng những câu đơn giản như "con muốn ăn", "con muốn chơi",...
Đồng thời, trẻ có thể nói được những câu dài hơn từ 5-6 từ. Vốn từ vựng của trẻ cũng tăng lên đáng kể. Trẻ có thể hiểu gần hết ý nghĩa của lời nói mà người lớn nói với trẻ.
Muốn bé biết nói sớm và ngoan, hãy chú ý tránh những sai lầm này
Hiểu những gì người khác nói, nói những gì mình muốn nói, biết cách diễn đạt, những kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp này rất quan trọng đối với trẻ. Nếu muốn làm đúng, cha mẹ đừng bao giờ phạm phải những quan niệm sai lầm phổ biến sau đây:
Tương tác không hiệu quả: Trong quá trình học ngôn ngữ của bé, một số cha mẹ chỉ tập trung nói chuyện mà mà thiếu tương tác với bé, không phản ứng kịp với những giọng nói vô thức của bé như “Ồ, à ”., điều này có thể làm giảm hứng thú của bé đối với cuộc trò chuyện.
Ít đọc thơ, bài đồng dao cho bé nghe: Một số cha mẹ chưa thực sự hiểu hết lợi ích của việc cho bé tiếp cận với thơ ca, đồng dao ngay từ nhỏ. Thực tế, phương pháp này có thể cải thiện khả năng nhận thức, cũng như thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của bé.
Ít hỏi lại bé muốn gì: Bé khoảng 2 tuổi thích dùng cử chỉ để yêu cầu đồ vật, lúc này nếu cha mẹ chiều con quá mức và con muốn uống hay ăn thì sẽ đưa trực tiếp mà không hỏi lại rõ nhu cầu của bé muốn gì, điều này có thể bỏ lỡ cơ hội để bé tập nói.
Điều quan trọng là cha mẹ cần nói với con nhiều hơn nữa, bất cứ khi nào làm việc gì như thay tã, chuẩn bị cho bé ăn, đưa bé đi tắm... hãy nói thành lời để bé học được càng nhiều từ càng tốt.
Việc bé nói chậm không thể nói được những câu hoàn chỉnh có thể do nhiều nguyên nhân. Vậy muốn cải thiện khả năng diễn đạt và ngôn ngữ của bé thì nên làm thế nào?
Làm thế nào để cải thiện khả năng ngôn ngữ của bé
Hãy nắm bắt thời kỳ quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của bé
Giai đoạn 1-3 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, lên 5 tuổi, sự phát triển tiềm năng ngôn ngữ của trẻ đạt đến đỉnh cao, và dấu hiệu suy giảm nhanh chóng xuất hiện ở độ tuổi 6-7.
Vì vậy, nếu trẻ không được tiếp xúc với môi trường ngôn ngữ bình thường trong giai đoạn quan trọng, trẻ khó có thê học được các kỹ năng ngôn ngữ bình thường.
Tạo môi trường gia đình hòa thuận và làm phong phú thêm môi trường ngôn ngữ của bé
Cha mẹ cần tạo cho bé một môi trường ngôn ngữ chuẩn để kích thích bé, nhẹ nhàng trò chuyện, giao lưu với bé nhiều trò chơi thú vị hơn, tạo cơ hội cho bé bắt chước và thực hành nhiều hơn.
Thứ hai là chú ý thời gian đọc sách của cha mẹ - con cái, chọn những cuốn sách tranh khác nhau theo từng giai đoạn khác nhau để tăng tính hiệu quả.
Hãy lắng nghe trẻ nói và chú ý đến các kỹ năng giao tiếp
Bé mới bắt đầu học nói chưa thể diễn đạt được mong muốn của mình thành câu hoàn chỉnh, lúc này cha mẹ phải kiên nhẫn lắng nghe con nói, biểu hiện của bé cũng phải thể hiện sự nghiêm túc, chú ý, quan tâm thì bé mới có hứng thú để giao tiếp.
Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, mỗi trẻ đều có một “thước đo tiến trình” riêng, vậy nên cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ nói muộn hơn một chút so với trẻ cùng tuổi. Điều quan trong hơn hết, mà cha mẹ nên làm là quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết trong việc nuôi dưỡng và đồng hành cùng con cái rèn luyện, học hỏi nhiều hơn nữa.