Trẻ nhỏ thường xuyên cắn móng tay là một hoạt động rất mất vệ sinh, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Do đó, cha mẹ nên giúp trẻ sửa chữa thói quen này kịp thời.
Hầu hết trong chúng ta đều dễ mắc phải một số thói quen xấu ngay từ nhỏ như: mút ngón tay, xoắn tóc, ngoáy mũi, trong đó cắn móng dường như phổ biến hơn cả. Không chỉ trẻ con mới có thói quen cắn móng tay mà ngay cả một số người trưởng thành vẫn giữ thói quen này.
Nhiều người cho rằng trẻ nhỏ có thói quen cắn móng tay là do bản thân cảm thấy rảnh rỗi và nhàm chán. Những người khác lại nghĩ rằng đó là bản năng bẩm sinh như "sở thích" cho đồ vật vào miệng là cách trẻ tìm hiểu thế giới vì môi tập trung rất nhiều dây thần kinh cảm giác. Trong khi đó, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng cắn móng tay có thể liên quan đến sự mất cân bằng tâm lý ở trẻ nhỏ.
Và dù vì lý do gì đi chăng nữa, cắn móng tay cũng là một hoạt động rất mất vệ sinh và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thẩm mỹ của trẻ. Do đó, cha mẹ nên giúp trẻ sửa chữa thói quen hoàn toàn không tốt này kịp thời.
Việc trẻ thích cắn móng tay có ảnh hưởng gì đến cơ thể?
Thông thường hành vi cho tay vào miệng là phản xạ cơ bản của trẻ nhỏ trong suốt quá trình tập mút, nhai của trẻ từ 0-1,5 tuổi, sau đó sẽ giảm dần và biến mất.
Trong khi đó hiện tượng trẻ cắn móng tay sẽ bắt đầu khi bé được 3, 4 tuổi và sau đó giảm dần. Nhiều trường hợp bé cắn móng tay dẫn tới chảy máu, viêm nhiễm thì lúc này cần sự trợ giúp từ cha mẹ để để thay đổi thói quen xấu này.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Việc trẻ cắn móng tay thường xuyên sẽ hình thành thói quen xấu trong vô thức, buồn buồn lại cắn móng tay, khó sử chuyện gì lại cắn. Lâu dần, trẻ dễ bị cắn cụt móng, hết móng và gây ra tình trạng chảy máu, khiến móng tay khó mọc dài ra trở lại.
Đồng thời, tay trẻ khi hoạt động ở ngoài tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, việc gặm nhấm ngón tay thường xuyên sẽ dễ dàng đưa vi khuẩn có hại vào miệng và vào cơ thể, làm tăng nguy cơ loét miệng, tiêu chảy và đau bụng, thậm chí là các triệu chứng của các bệnh nhiễm vi rút khác, cực kỳ bất lợi cho sức khỏe của trẻ.
Cắn móng tay là một trong những thói quen thường thấy ở trẻ nhỏ.
Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí lực của trẻ
Một số trẻ sẽ cảm thấy bất an và do đó tỏ ra lo lắng, ter sẽ vô tình sử dụng một số hành vi để giải tỏa. Và cắn móng tay là cách phổ biến nhất.
Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát, nếu nhận thấy trẻ thường xuyên cắn móng tay không phải là hành vi đơn giản, sau khi loại trừ các nguyên nhân khác, cần xem xét trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần hay không. Nếu đây là nguyên nhân thì cha mẹ cần hướng dẫn, để trẻ thoát khỏi cảm giác bất an, tìm ra vấn đề để giải quyết nhanh chóng, giúp trẻ sớm cân bằng trạng thái cảm xúc và tinh thần.
Gây tổn thương khớp răng
Cơ hàm của trẻ nhỏ rất yếu và chưa hoàn thiện, việc trẻ thường xuyên cắn móng có thể gây ra tổn thương lớn tới hàm răng và các khớp răng.
Nếu trẻ duy trì thói quen này, răng sữa của trẻ rất dễ bị tổn thương, dễ bị vỡ răng, khiến vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng, nếu không chữa kịp thời rất dễ bị ăn vào tủy. Những hàm răng trẻ bị sâu hay hỏng tủy cực kỳ mất thẩm mỹ, chưa kể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như khả năng ăn của trẻ sau này.
Nhiều trường hợp bé cắn móng tay dẫn tới chảy máu, viêm nhiễm thì lúc này cần sự trợ giúp từ cha mẹ để để thay đổi thói quen xấu này.
Vậy cha mẹ nên giúp con sửa thói quen cắn móng tay như thế nào?
Một số thói quen xấu ở trẻ nhỏ có thể được sửa đổi hiệu quả nếu cha mẹ áp dụng đúng phương pháp, trong trường hợp này, cha mẹ có thể tham khảo một số mẹo sau đây:
Hiểu lý do thực sự khiến trẻ thích cắn móng tay
Nhiều trẻ nhỏ cắn móng tay như một thói quen vô thức, có nghĩa là ter không nhận ra mình làm việc đó cho đến khi được cha mẹ nhắc nhở. Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia việc trẻ thường xuyên cắn móng tay có thể xuất phát từ vấn đề tâm lý.
Do đó, việc cha mẹ tìm hiểu lý do thực sự khiến trẻ thích cắn móng tay là điều cần thiết, dù đó là sinh lý hay tâm lý và chỉ sau khi hiểu được nguyên nhân thực sự thì mới có thể khắc phục hiệu quả được, quan trọng hơn là cha mẹ không nên nghĩ rằng đây là hành vi bình thường mà hãy giúp con sửa đổi.
Thường xuyên rửa tay và cắt móng tay cho trẻ
Bản chất của trẻ là thích sờ vào đồ vật, nếu không rửa tay kịp thời sau khi chạm vào đồ vật, nhiều vi khuẩn có hại có thể bị bám vào ngón tay, nếu trẻ cắn móng vào lúc này, vi khuẩn sẽ khiến trẻ bị bệnh.
Vì vậy, cha mẹ nên rửa tay và cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để giảm thiểu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đồng thời hướng dẫn trẻ hành vi đúng đắn thay vì gặm móng tay, để trẻ giảm dần tần suất của thói quen này.
Cha mẹ nên rửa tay và cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để giảm thiểu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Dạy trẻ biết cách làm đẹp cho đôi tay của mình
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều miếng dán móng tay dành cho trẻ em với nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh, nhìn chung các sản phẩm này đều nguyên chất, tự nhiên và tương đối an toàn, mẹ có thể dạy bé cách làm đẹp và biết cách chăm sóc đôi tay của mình cũng là cách hữu hiệu giúp khắc phục thói quen cắn móng tay.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể đeo găng tay cho trẻ để ngăn chặn móng tay tiếp xúc trực tiếp với miệng bé. Việc ngăn chặn cắn móng tay bằng găng tay chỉ là tạm thời, tuy nhiên việc nay cũng giảm đáng kể “Cơn nghiện” cắn móng tay, có thể được 1 tháng hoặc biến mất hoàn toàn sau 1 thời gian.
Áp dụng một số trò chơi ngón tay
Thường xuyên cho trẻ chơi trò chơi ngón tay cũng có thể giúp trẻ bỏ thói quen xấu này, chẳng hạn như dạy trẻ cách sử dụng các ngón tay để học đếm.
Việc tạo không khí vui vẻ cùng trẻ trò chuyện giúp cuộc nói chuyện cha mẹ và trẻ trở nên vui vẻ hơn từ đó dễ dàng tìm ra được nguyên nhân hành động trẻ cắn móng tay.
Thường xuyên cho trẻ chơi trò chơi ngón tay cũng có thể giúp trẻ bỏ thói quen xấu này, chẳng hạn như dạy trẻ cách sử dụng các ngón tay để học đếm.
Rèn luyện và trau dồi khả năng tập trung của trẻ
Nhiều trẻ thích cắn móng tay khi chán, khi đang xem TV hoặc đang suy nghĩ điều gì đó, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ cử động ngón tay và trau dồi khả năng tập trung để trẻ chuyển hướng chú ý và tạm thời quên thói quen này.
Để trẻ có được cảm giác an toàn thực sự
Vì trẻ chưa trưởng thành nên dễ cảm thấy lo lắng, đôi khi cảm thấy bất an, lúc này trẻ sẽ dùng ngón tay để xoa dịu cảm xúc của mình. Cha mẹ khi phát hiện ra tình trạng này nên an ủi kịp thời, để trẻ bớt căng thẳng và hiểu rằng cha mẹ chính là chỗ dựa của mình.