Trẻ dưới 3 tuổi nên tránh xa 4 loại thực phẩm này, càng ăn càng dễ hại dạ dày

Hạ Mây - Ngày 08/04/2022 10:05 AM (GMT+7)

Các bác sĩ khuyến cáo, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm sau, nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày của trẻ.

Nghe audio
0:00
0:00

Trẻ dưới 3 tuổi nên tránh xa 4 loại thực phẩm này, càng ăn càng dễ hại dạ dày - 1

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng nhất trong quá trình tăng trưởng và phát triển, việc ăn bổ sung đúng cách cũng sẽ quyết định đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. 

Tuy nhiên, cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm cẩn thận để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của con không bị ảnh hưởng.

Các bác sĩ Khoa Nhi khuyến cáo, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm sau, nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ.

Trẻ dưới 3 tuổi nên tránh xa 4 loại thực phẩm này, càng ăn càng dễ hại dạ dày - 2

4 loại thực phẩm cho bé ăn nhiều sẽ dễ gặp các về tiêu hóa

Trong 3 năm đầu đời của bé là giai đoạn vàng để tạo nền tảng cho sự phát triển sức khỏe, trí tuệ. Trong độ tuổi này, mẹ cần cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé với đa dạng các loại thực phẩm.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý danh sách những thực phẩm không nên cho trẻ ăn nhiều dưới đây.

Nước dùng xương

Một số bậc phụ huynh đều cho rằng dùng nước hầm xương nấu cháo cho con sẽ giúp trẻ tăng cân nhanh và mau lớn.

Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, nhiều bà mẹ thường truyền nhau một kinh nghiệm đó là ninh nước xương để nấu cháo, nấu bột cho con. Thế nhưng, cách làm này được xem là sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trẻ dưới 3 tuổi thường xuyên ăn nước hầm xương sẽ khiến cho trẻ thấp còi, nhẹ cân và kém tiêu hóa.

Thực tế, lượng canxi thôi ra từ xương ống rất ít, mà đó cũng là canxi vô cơ - không tốt cho sức khoẻ của trẻ. Chất béo trong tủy xương ống là chất béo no khiến các cháu ăn vào bị đầy bụng khó hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Do đó, cha mẹ không nên cho trẻ ăn bột quấy với nước hầm xương bởi ăn như vậy không giúp bổ sung canxi mà còn làm trẻ bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển.  

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên dễ ốm vặt, gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên dễ ốm vặt, gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Trứng lòng đào

Trứng là loại thực phẩm bổ sung được nhiều bậc cha mẹ cho con ăn, tuy nhiên nếu chế biến trứng không đúng, trẻ sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng, còn có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, thậm chí có thể khiến trẻ bị ốm.

Chất dinh dưỡng trong trứng luộc có thể đạt 98% khả năng hấp thụ, trong khi trứng lòng đào chỉ có thể hấp thụ 81%.

Theo CDC Hoa Kỳ, những quả trứng có bề ngoài bình thường vẫn có thể chứa một loại vi trùng gọi là Salmonella. Ăn những quả trứng chưa được nấu chín hoàn toàn có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella.

Người lớn hay trẻ nhỏ ăn phải trứng như vậy có thể dễ dàng bị bội nhiễm vi khuẩn, bị viêm dạ dày ruột, sốt thương hàn, nhiễm trùng huyết, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nước ép trái cây

Nhiều cha mẹ có thói quen cho trẻ uống nước ép trái cây để bổ sung các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên đây là thức uống không tốt như các mẹ vẫn thường nghĩ, ngược lại trẻ dùng nước ép trái cây thường xuyên còn gây ra một số tác hại. 

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trẻ dưới 3 tuổi thường xuyên ăn nước hầm xương sẽ khiến cho trẻ thấp còi, nhẹ cân và kém tiêu hóa.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trẻ dưới 3 tuổi thường xuyên ăn nước hầm xương sẽ khiến cho trẻ thấp còi, nhẹ cân và kém tiêu hóa.

Thực tế, để trẻ ăn trái cây trực tiếp vẫn là tốt hơn. Bởi vì nước ép đã bỏ đi phần bã nên có nhiều đường và axit, nhưng không có nhiều chất xơ. Trẻ em cần chất xơ để có thể duy trì một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Chất xơ giúp nhuận tràng, làm mềm phân. Nhờ đó, trẻ đi ngoài thuận tiện và thường xuyên hơn, tránh được nguy cơ bị táo bón.

Bên cạnh đó, nước ép trái cây có thể hình thành thói quen thích uống đồ ngọt. Đặc biệt khi mẹ pha nước ép còn thêm đường cho con dễ uống. Điều này không tốt cho răng miệng cũng như hệ tiêu hoá của trẻ.

Rau sống

Trong quá trình ăn dặm của bé, mẹ cần cho bé ăn nhiều rau xanh bởi rau xanh chứa rất nhiều vitamin, chất xơ cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. 

Tuy nhiên, khi cho bé ăn rau mẹ cần phải đặc biệt chú ý nấu chín rau, tuyệt đối không cho bé ăn rau sống. Kể cả một số loại củ như củ cà rốt dù ăn sống rất tốt nhưng mẹ cũng không nên cho bé ăn.

Thêm vào đó, mẹ nên lựa chọn các loại rau sạch bởi lúc này hệ tiêu hóa và sức đề kháng của bé vẫn còn kém, nếu rau không đảm bảo vệ sinh, bé sẽ rất dễ bị ngộ độc.

Người lớn hay trẻ nhỏ ăn trứng lòng đào có thể dễ dàng bị bội nhiễm vi khuẩn, bị viêm dạ dày ruột.

Người lớn hay trẻ nhỏ ăn trứng lòng đào có thể dễ dàng bị bội nhiễm vi khuẩn, bị viêm dạ dày ruột.

Trẻ dưới 3 tuổi nên tránh xa 4 loại thực phẩm này, càng ăn càng dễ hại dạ dày - 6

Những cách giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh

Trẻ dưới 3 tuổi nên tránh xa 4 loại thực phẩm này, càng ăn càng dễ hại dạ dày - 7

Chọn thực phẩm sạch cho trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện, rất dễ bị tác động bởi thực phẩm. Cha mẹ nên chú ý chọn cho con thực phẩm sạch, tươi, đảm bảo vệ sinh.

Đồng thời, thực hiện ăn chín uống sôi để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm

Việc ăn dặm sớm không tốt cho dạ dày của bé vì hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện, không thể hấp thụ được một số loại dinh dưỡng, ví dụ như protein. Vì thế trẻ cũng dễ bị chướng bụng, khó tiêu, táo bón, rối loạn tiêu hóa,... khiến sức khỏe và sự phát triển của bé bị ảnh hưởng.

Do đó, mẹ nên chú ý cho trẻ ăn dặm sau khi tròn 6 tháng tuổi. Trẻ ăn dặm nên được sử dụng các thực phẩm có chứa probiotic để bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày, giúp hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, ổn định, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoàn thiện.

Cha mẹ nên chú ý chọn cho con thực phẩm sạch, tươi, đảm bảo vệ sinh, để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Cha mẹ nên chú ý chọn cho con thực phẩm sạch, tươi, đảm bảo vệ sinh, để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ

Theo các chuyên gia, nếu trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, dẫn đến tình trạng đau bụng, đầy hơi và có thể rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, trẻ ăn quá nhiều sẽ khó nhai, nhai không kỹ, dạ dày phải hoạt động vất vả hơn khi nghiền trộn thức ăn.

Với trẻ từ 2-6 tuổi, mẹ nên chia ít nhất 3 bữa chính, 2 bữa phụ và rải đều trong ngày. Các bữa ăn của trẻ nên cách nhau từ 2-3 giờ để hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi.

Hãy tập cho trẻ thói quen nhai kỹ để enzyme trong nước bọt hòa trộn đều với thức ăn, hỗ trợ giải phóng chất dinh dưỡng và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Bổ sung probiotic

Cha mẹ nên chú ý bổ vi sinh trị táo bón, tiêu chảy và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác bằng cách bổ sung lợi khuẩn, giúp hệ vi sinh nhanh chóng cân bằng. Điều này có thể làm giảm độc lực của độc tố, hoạt động của hại khuẩn, ngăn không cho chúng gây bệnh.

Đồng thời cạnh tranh dinh dưỡng, vị trí bám dính khiến chúng không thể sinh sôi. Lợi khuẩn còn có thể tiết kháng thể, tạo hàng rào miễn dịch, ngăn không cho tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Các hoạt động thể chất giúp tăng cường nhu động ruột để thức ăn di chuyển nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Các hoạt động thể chất giúp tăng cường nhu động ruột để thức ăn di chuyển nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Khuyến khích trẻ tập thể dục, vận động thường xuyên

Các hoạt động thể chất giúp tăng cường nhu động ruột để thức ăn di chuyển nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra, vận động hợp lý mỗi ngày còn giúp kiểm soát cân nặng của bé, chống béo phì.

Với trẻ sơ sinh, mẹ nên tập thể dục cho bé bằng cách massage, cho bé thực hiện các động tác: đạp xe, dơ tay lên xuống, tập chống đẩy cho bé, ... Những động tác này sẽ hỗ trợ rất tốt để trị táo bón cho trẻ 3 tháng tuổi và giai đoạn sơ sinh.

Với những bé đã biết đi, nên khuyến khích bé hoạt động và vui chơi nhiều hơn để tiêu hóa và tăng cường tuần hoàn của cơ thể tốt hơn.

Tuy nhiên mẹ không nên cho bé vận động ngay sau bữa ăn, sẽ bị phản tác dụng, có thể khiến bé bị đau dạ dày. 

Trẻ thích cắn móng tay khi lớn lên sẽ thế nào? Hầu hết không thể thoát khỏi 2 cái kết
Cha mẹ nên tìm hiểu lý do vì sao con mình thích cắn móng tay, từ đó có phương pháp điều chỉnh phù hợp.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn