Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc và ý nghĩa về nguồn gốc tên gọi của các loại trái cây

Hạ Mây - Ngày 12/09/2021 19:03 PM (GMT+7)

Những câu truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc và ý nghĩa về nguồn gốc tên gọi của các loại trái cây, dạy bé nhiều bài học hay về cuộc sống.

Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc và ý nghĩa về nguồn gốc tên gọi của các loại trái cây - 1

Truyện cổ tích Việt Nam là một thể loại văn học dân gian, do ông bà, các thể hệ trước tự sáng tác và truyền từ đời này sang đời khác. Những câu chuyện được kể thường có nội dung ngắn, dễ đọc dễ hiểu và hay kể về các nhân vật hư cấu dân gian như là thần tiên, phù thủy, công chúa, hoàng tử, ông bụt, người cá,…

Ngày nay, đọc và kể truyện cổ tích cho bé là một trong những cách giáo dục tốt mà nhiều bậc cha mẹ áp dụng. Để giúp trẻ hiểu và cảm nhận rõ hơn cái hay, cái đẹp của những câu chuyện vốn chỉ được truyền miệng trước kia. Trong đó những câu chuyện, sự tích về các loài trái cây, các loài vật... luôn là đề tài hấp dẫn, thu hút các bé.

Dưới đây là những câu truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc và ý nghĩa về nguồn gốc tên gọi của các loại trái cây, dạy bé nhiều bài học hay về cuộc sống, mẹ có thể kế cho bé nghe.

Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc và ý nghĩa về nguồn gốc tên gọi của các loại trái cây - 2

Sự tích cây chuối

Để chuẩn bị cho cuộc thi của Thần Cây và thể hiện sự yêu thương của mình đối với con, Tiêu Lá đã nghĩ ra một loài cây mới với ý tưởng từ những hình dáng của con mình. Sau đó, trước sự quấy phá của chim ác Tiêu Lá vẫn nỗ lực đến cùng. Thành quả là loài cây của Tiêu Lá nằm ở vị trí cuối đạt được giải nhất. Sau này người dân đọc lại thành cây chuối. 

Ngày xưa, rất xưa, cứ ba năm một lần. Thần Cây lại mở cuộc thi cây. Các con của Thần, cứ ba năm một lần, lại mang về những giống cây mới để Thần chấm giải. Lần thi ấy, người con út của Thần Cây tên là Tiêu Lá vừa lấy vợ và Sinh được đứa con trai đầu lòng rất xinh đẹp.

Tiêu Lá yêu quý con, suốt ngày cứ ngắm nó mãi không chán. Một hôm, đang ngắm con, Tiêu Lá bỗng nảy ra cái ý định sẽ tạo nên một giống cây vừa bụ bẫm và xinh đẹp như con vừa có thể cho con nhiều thứ vui chơi và có quả ngon thơm nuôi con chóng lớn.

Tiêu Lá nghĩ ra một giống cây hoàn toàn mới lạ. Thân của nó sẽ tròn trĩnh như tay chân của con, mát mẻ như da thịt của con. Lá của nó sẽ không nhiều nhưng rất to và nhìn giống như những cái lông chim khổng lồ buộc túm lại xòe ra bốn phía. Lên năm, lên sáu, con có thể bẻ từng lá che đầu đi chơi không sợ mưa, không sợ nắng.

Quả của cây sẽ giống như ngón tay con trẻ và sẽ xếp thành dài dọc theo sống lá. Đến lúc chín quả sẽ thơm ngọt như có mùi sữa và mật quyện vào nhau. Con lớn lên chỉ cần với tay là hái được quả, bóc lấy mà ăn.

Nhưng có một điều đáng lo ngại là năm đó tự nhiên có một con chim ác xuất hiện. Nó to lớn, lông rằn ri như vảy rắn. Từ một nơi nào đó rất xa bay đến, nó chuyên lấy cắp những hạt giống của các thứ cây quý rồi bay đi. Vậy thì làm thế nào để cho giống cây mới của mình không bị con chim ác kia đánh cắp được?

Tiêu Lá bèn nghĩ ra cách không cho giống cây mới Sinh ra cây con bằng hạt mà Sinh ra từ gốc, từ củ. Để trêu con chim ác, Tiêu Lá vẫn cho quả giống cây có hạt, nhưng hạt ấy dù có gieo xuống đất, có chăm sóc mấy, nó cũng chẳng bao giờ nảy mầm và sinh ra cây con.

Câu chuyện bắt đầu khi Tiêu Lá lựa chọn món quà dâng lên cho cha của mình. (Nguồn ảnh: YouTube Khoảnh khắc kỳ diệu)

Câu chuyện bắt đầu khi Tiêu Lá lựa chọn món quà dâng lên cho cha của mình. (Nguồn ảnh: YouTube Khoảnh khắc kỳ diệu)

Con chim ác hình như đoán biết điều ấy. Nó bèn tìm cách phá hoại cây. Những quả đầu tiên của giống cây quý Tiêu Lá đã tạo nên, vừa đón đủ nắng để chín thì con chim ác đã bay tới. Nó chỉ bay tới trong đêm. Cái mỏ to quặm và sắc nhọn của nó mổ phá ngay những quả quý của Tiêu Lá.

Tiêu Lá giận lắm. Đêm đến, Tiêu Lá cứ thức và rình chộp bắt cho được con chim ác nọ. Nhưng nó cũng tinh khôn vô cùng. Nó đánh hơi rất tài. Biết có Tiêu Lá rình nấp và đang thức, nó chỉ bay vụt qua rồi biến mất. Nhưng khi chàng vừa chợp mắt ngủ quên là nó đã lao đến mổ phá những quả quý kia ngay…

Tiêu Lá đành phải cố thức suốt cả đêm. Có một lần, vừa chợt tỉnh giấc. Tiêu Lá đã suýt chộp được con chim ác nọ. Không may cho Tiêu Lá là chàng chỉ chộp được một túm lông và con chim ác đã vẫy vùng bay thoát. Nhưng từ đó, nó rất sợ hình dáng cái bàn tay của Tiêu Lá chộp nó. Tiêu Lá đoán biết được điều này và lập tức chàng nảy ra một ý định mới.

Chàng sẽ không cho những quả cây quý ấy xếp dọc từng quả một theo gân lá nữa. Chàng sẽ xếp chúng lại thành từng khóm, giống hệt hình các bàn tay xòe ra như để sẵn sàng vồ lấy con chim ác. Và những bàn tay bằng quả ấy, cứ xếp xoay tròn, bàn này ở trên, bàn kia ở dưới, nối tiếp nhau…

Con chim ác quả nhiên không dám bay đến phá phách nữa. Mà hình dáng những quả cây quý xếp theo cách ấy nhìn cũng rất đẹp rất vui, vì nó giống như bàn tay của con trẻ đang xòe múa. Tiêu Lá rất vui lòng. Con trai của chàng cũng rất thích.

Tiếng trống báo mùa thi cây đã đến, vang lừng khắp cả gần xa. Những người anh của Tiêu Lá từ các nơi đã lục tục mang cây về dự giải. Thôi thì đủ các hình dáng, đủ các màu sắc, đủ các hương vị, cây to, cây nhỏ, quả ngọt, quả chua…

Tiêu Lá là người mang cây đến sau cùng nên giống cây của chàng được xếp ở hàng cuối. Đến sáng ngày thi, Thần Cây râu tóc bạc trắng, tươi cười từ trên núi cao đi xuống. Thần rất vui mừng vì kỳ thi này tất cả ba mươi sáu người con của Thần đều đủ mặt và người nào cũng đều mang những giống cây mới về dự.

Thần Cây dừng lại trước từng giống cây một, nghe từng người dự giải nói về cái hay, cái quý của giống cây mình mới tạo nên. Thần Cây càng xem càng vui, nét mặt cứ rạng rỡ lên vì công trình của các con mình.

Nhưng phải đến lúc đứng trước giống cây rất mới lạ, vừa xinh đẹp, vừa mang đầy tình yêu thương con trẻ của Tiêu Lá, Thần Cây mới ha hả cười to lên và tuyên bố Tiêu Lá được giải nhất. Cây ấy là cây Chuối ngày nay.

Nhưng tại sao lại gọi là cây Chuối thì có lẽ vì lần ấy, hỏi xem cây nào được giải nhất, ai cũng đáp: Cây cuối! Cây cuối! (tức là xếp ở hàng cuối) nên sau này đọc chệch ra, tiếng cuối biến dần thành tiếng chuối.

Còn vì sao mà những “bàn tay” chuối đến nay không phải chỉ có năm ngón, năm quả mà có khi đếm đến hàng chục, hàng hai chục thì điều ấy rất dễ hiểu: thấy các em ưa thích ăn chuối, nên các bàn tay chuối cứ tự động sinh thêm ngón, thêm quả cho các em vui lòng.

Và đó cũng là một cách cây muốn tỏ ra mình rất hiểu bụng người đã tạo nên cây. Đó là lòng yêu con, yêu trẻ của Tiêu Lá, người con út của Thần Cây .

Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc và ý nghĩa về nguồn gốc tên gọi của các loại trái cây - 4

Sự tích dưa hấu 

An Tiêm vốn là con của vua Hùng nhưng vì muốn tự gây dựng sự nghiệp nên bị cha đày ra ở ngoài Biển Nga Sơn. Sau đó, nhờ một con chim mang loại hạt lạ đến mà An Tiêm đã có được những quả ngọt. Cũng nhờ đó mà cuộc sống trở nên khá giả hơn. Cuối cùng khi được cha mời về phục chức đã mang giống cây này về và từ đó được gọi là dưa hấu. 

Ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm.

Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua, vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá, Bắc Việt).

Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh, nhưng An Tiêm thì bình thản nói: “Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo”.

Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo . Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất. Được ít lâu, thì hạt nẩy mầm, mọc dây lá cây lan rộng.

An Tiêm vốn là con của vua Hùng nhưng vì muốn tự gây dựng sự nghiệp nên bị cha đày ra ở ngoài Biển Nga Sơn. Sau đó, nhờ một con chim mang loại hạt lạ đến mà An Tiêm đã có được những quả ngọt.

An Tiêm vốn là con của vua Hùng nhưng vì muốn tự gây dựng sự nghiệp nên bị cha đày ra ở ngoài Biển Nga Sơn. Sau đó, nhờ một con chim mang loại hạt lạ đến mà An Tiêm đã có được những quả ngọt.

Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vỏ xanh, ruột đỏ. An Tiêm bảo vợ: “Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó”. Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều.

Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm . Rồi từ đó, tiếng đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.

Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là “hẩu”, nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu .

Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình.

An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở, được gọi là Châu An Tiêm.

Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc và ý nghĩa về nguồn gốc tên gọi của các loại trái cây - 6

Sự tích quả dứa

Ngày xửa ngày xưa có một cô gái tên Huyền Nương. Cô chỉ thích ca hát nhưng không muốn làm thêm việc gì khác như thêu thùa, bếp núc.

Mẹ Huyền Nương mặc dù là góa phụ lại không giàu sang nhưng lại rất hay soi mói chuyện thiên hạ. Vì thế hai mẹ con đều không có được thiện cảm của bà con trong làng.

Bỗng nhiên, người mẹ mắc bệnh khiến Huyền Nương phải làm tất cả mọi việc nhà. Nàng phải nấu cháo, dọn dẹp nhà cửa, mọi việc bếp núc cô đều cảm thấy lúng túng vì trước đây chưa làm bao giờ.

Vì vậy, động lấy cái gì là cô lại gọi:

– Mẹ ơi, gạo đâu rồi? Cái máy đánh lửa ở đâu ạ?

– Mẹ ơi, đổ từng này nước được chưa? Gàu múc nước đâu mất rồi mẹ ơi.

Mặc dù vô cùng mệt nhưng người mẹ bực mình bèn nói:

– Ước gì con mọc được nhiều mắt, cứ réo cả ngày điếc cả tai.

Nghe mẹ giận, Huyền Nương hỏi:

– Mẹ hết thương con rồi à?

Truyện cổ tích về một loại trái cây kỳ lạ có rất nhiều mắt và hương thơm dịu ngọt như tấm lòng hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ.

Truyện cổ tích về một loại trái cây kỳ lạ có rất nhiều mắt và hương thơm dịu ngọt như tấm lòng hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ.

Người mẹ chẳng nhìn con mà còn liên mồm càu nhàu:

– Thương cái gì, không có con cũng không sao.

Bỗng nhiên từ đâu đó có giọng vang lên khàn khàn.

– Điều ước của người mẹ vô tâm sẽ thành hiện thực.

Lúc này bà mẹ mới vô cùng sợ hãi. Liền gượng dậy đi tìm con, tìm tất cả bếp và gọi thế nào cũng không thấy. Bà mẹ kêu:

– Huyền Nương! Con đâu rồi?

Sau đó bà tiếp tục chạy đi tìm con, bà chỉ thấy đôi hài của Huyền Nương ở bụi cây. Từ bụi cây xuất hiện một trái cây rất kỳ lạ, thân dài, trong lại có nhiều mắt. Lại còn tỏa ra hương thơm rất nhẹ nhàng.

Nước mắt bà trào ra khi cầm đôi hài và chạm tay vào trái lạ.

– Huyền Nương! Mẹ xin lỗi. Mẹ hiểu rồi.

Ngay sau đó trong trái phát ra tiếng khóc. Trái từ màu xanh thấm nước mắt của người mẹ liền chuyển vàng. Ngày ấy, người ta hay gọi là trái Huyền Nương nay gọi là trái thơm. Và từ đó câu truyện này được truyền lại trong dân gian qua nhiều đời nay gọi là sự tích trái thơm hay sự tích quả dứa.

Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc và ý nghĩa về nguồn gốc tên gọi của các loại trái cây - 8

Sự tích trái sầu riêng

Hồi ấy, vào thời Tây Sơn, tại vùng Đồng Nai có một chàng trai văn võ kiêm toàn. Trước cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn, chàng đã vung gươm hưởng ứng và mấy lần cầm quân khiến bọn tớ thầy chúa Nguyễn vô cùng khiếp sợ.

Hết thời Tây Sơn, chàng lui về quê nhà mượn nghề dạy trẻ để náu mình ẩn tích. Bỗng có tin dữ loan truyền làm mọi người xao động. Gia Long trở lại ngôi vua thì cũng bắt đầu giết hại những người đã từng theo Tây Sơn. Hắn dựa vào chức tước lớn hay nhỏ mà gia hình: tư mã, quận công thì lăng trì, tùng xẻo; vệ uý, phân xuất thì đánh gậy, phạt roi…

Dân trong xóm sẵn lòng quý mến khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng trong đó có một chiếc thuyền nhỏ có mui lồng để tiện đi lại. Và không muốn để rơi vào tay quân địch, chàng đã ra đi. Mượn dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào phía nam đất nước.

Một hôm, chàng cắm sào đậu ghe, lên bờ mua thức ăn. Bước vào một cái quán bên đường, chàng thấy có một bà già ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi về đến đây thì con bệnh nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng ra sức cứu chữa, cuối cùng đã giúp cô gái hồi phục được sức khoẻ. Và sẵn thuyền, chàng đưa họ về tận nhà.

Nàng là gái chưa chồng, đã đến tuổi quay xa đạp cửi, lại có vẻ đẹp thuỳ mị, đã làm xao xuyến chàng trai ở tận nơi xa đến ngụ tại nhà nàng.

Sau một tuần chay tạ ơn trời phật, mẹ nàng cho biết là phật báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui vẻ nhận lời và bắt đầu cuộc sống mới ở nơi đất khách quê người. Từ đây chàng có chỗ ở nhất định. Nhà nàng làm ruộng, nuôi tằm. Những việc đó chàng làm được cả.

Truyện đã giải thích nguồn gốc tên gọi của một loại trái cây phổ biến ở miền Nam được mệnh danh là “vua của các loại trái cây.

Truyện đã giải thích nguồn gốc tên gọi của một loại trái cây phổ biến ở miền Nam được mệnh danh là “vua của các loại trái cây. 

Mười năm trôi qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt bên nhau tựa đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ, chàng trồng thứ cây ăn trái gọi là cây “tu-rên” mà ở xứ sở chàng không có. Lần ấy gặp kỳ trái chín đầu mùa, vợ chàng hái xuống một trái, tách vỏ đưa cho chồng ăn. Trái “tu-rên” vốn có mùi vị đặc biệt. Thấy chồng nhăn mặt, người vợ nói:

– Anh cứ ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây.

Không ngờ, một năm kia, vợ chàng đi chùa dâng hương về bị cảm. Chàng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu được. Cái chết chia rẽ vợ chồng chàng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Tình thương sâu sắc khiến chàng thấy như hồn vợ luôn ở bên mình và chàng hứa trọn đời sẽ không lấy ai nữa. Hai người vẫn thường gặp nhau trong mộng.

Sự truy nã và trả thù của Gia Long đã bớt, bà con ở quê nhắn tin bảo chàng về. Những người ở quê vợ cũng muốn chàng đi đâu đó ít lâu để giải khuây. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước ngày lên đường, vợ chàng báo mộng cho biết sẽ theo chàng đến sơn cùng thuỷ tận. Năm ấy cây “tu-rên” chỉ có một trái. Và trái “tu-rên” đó tự nhiên rụng xuống giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ quyết đưa nó cùng mình về quê nhà.

Chàng trở lại với nghề cũ. Nhưng nỗi buồn nhớ vợ canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng ươm hạt cây “tu-rên” rồi đem trồng trong vườn, ngoài ngõ. Từ đây ngoài việc dạy học, chàng còn có công việc lo chăm sóc cây quý.

Những cây “tu-rên” của chàng ngày một lớn khoẻ. Lại thêm mười năm đã trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã đốm bạc. Nhưng con người ấy trong lòng bỗng thấy như trẻ lại khi thấy những cây quý ấy bấy lâu mình chăm sóc nay đã bắt đầu đơm hoa kết trái. Ông sung sướng mời bà con lối xóm tới dự đám giỗ vợ và nhân đó thưởng thức một thứ trái lạ lần đầu tiên trong vùng này.

Khi bưng những trái “tu-rên” đặt trên bàn, mọi người thấy mùi khó chịu. Nhưng chủ nhà biết ý nói trước:

Nó xấu xí, mùi vị chưa quen nhưng những mùi của nó lại đẹp đẽ thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ…

Anh vừa nói vừa tách những trái “tu-rên” ra từng múi, rồi chia cho mọi người cùng nếm. Đoạn anh kể hết mối tình duyên xưa mà từ lúc về đến nay mà anh vẫn giấu kính trong lòng. Anh kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khoé mắt của con người chung tình ấy long lanh ở hai giọt lệ nhỏ đúng vào múi “tu-rên” đang cầm trên tay. Tự nhiên hai giọt nước mắt ấy sôi lên sùng sục trên múi “tu-rên” như vôi gặp nước và thấm vào múi như giọt nước thấm vào đất.

Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng dưng không bệnh mà chết. Từ đấy mỗi lần dân làng ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến người đàn ông chung tình. Họ gọi “tu-rên” bằng hai tiếng “sầu riêng” để ghi nhớ mối tình chung thuỷ của hai người.

Truyện cổ tích Việt Nam chọn lọc và ý nghĩa về nguồn gốc tên gọi của các loại trái cây - 10

Ý nghĩa và bài học từ những câu chuyện về sự tích các loại trái cây

Mỗi câu chuyện giúp bé hiểu về nguồn gốc tên gọi của loại trái cây. Thông qua những câu chuyện này mang đến nhiều bài học hay trong cuộc sống, dạy bé về cách cư xử, về đạo đức, răn đe những điều xấu từ đó giúp bé có nhận thức tốt và hiểu biết hơn. 

Thông qua những câu chuyện này mang đến nhiều bài học hay trong cuộc sống, dạy bé về cách cư xử, về đạo đức, răn đe những điều xấu từ đó giúp bé có nhận thức tốt và hiểu biết hơn.

Thông qua những câu chuyện này mang đến nhiều bài học hay trong cuộc sống, dạy bé về cách cư xử, về đạo đức, răn đe những điều xấu từ đó giúp bé có nhận thức tốt và hiểu biết hơn. 

Truyện cổ tích: Bà chúa Tuyết cho bé, mẹ kể con nghe hàng đêm
Truyện cổ tích Bà chúa Tuyết là một truyện cổ tích dài Andersen được chia thành nhiều phần khác nhau và được trẻ em yêu thích nhất.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm