Được phát triển trong môi trường lành mạnh, trẻ có xu hướng độc lập, sáng tạo, tự tin hơn khi lớn lên.
Nhật báo Thanh niên Trung Quốc từng thực hiện một cuộc khảo sát với 2.011 người, số liệu cho thấy 94,6% số người được hỏi cảm thấy bố mẹ có “vấn đề lớn” với con cái.
Những đứa trẻ lớn lên dưới sự bao bọc của bố mẹ có xu hướng phụ thuộc, khó giải quyết vấn đề độc lập.
Nhiều phụ huynh than phiền rằng bản thân hy vọng nuôi dạy những đứa con xuất sắc, dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng lại không đạt được điều mong muốn? Trên thực tế, có liên quan rất nhiều đến cách nuôi dạy, nhưng bố mẹ chưa nhận ra.
Bố mẹ “chiếm trọn ánh đèn sân khấu”“
Bố mẹ yêu thương con đều có những dự định. Để mang lại tương lai tốt đẹp, vô tình quan tâm đến từng chi tiết trong cuộc sống, từ việc mặc quần áo gì, ăn gì cho đến việc con chọn ngành học, loại công việc làm...
Bố mẹ muốn sắp xếp mọi việc và quyết định thay. Tuy nhiên, sự chăm sóc này đang chiếm lấy cuộc sống của trẻ.
Mỗi đứa trẻ đều có những suy nghĩ và mong muốn riêng. Trẻ cần suy nghĩ độc lập và đưa ra quyết định riêng. Nếu bố mẹ luôn sắp đặt, kiểm soát thì khả năng tự nhận thức, giá trị bản thân khó phát triển. Trẻ dần khép mình lại.
Thay vì bao bọc quá mức, hãy hướng trẻ đến cuộc sống độc lập.
3 ước muốn sâu xa của trẻ thơ
Có câu nói: Giáo dục là làm cho trẻ em cảm thấy mình quan trọng. Đây chính là bí quyết nuôi dạy những đứa trẻ xuất sắc, bởi khi trẻ cảm thấy mình quan trọng, sẽ cảm nhận được giá trị và tầm quan trọng của bản thân, từ đó sự tự tin, tinh thần trách nhiệm và động lực học tập sẽ được nâng cao.
Để khiến trẻ cảm thấy mình quan trọng, cần thỏa mãn 3 mong muốn sâu sắc nhất: An toàn, tự chủ và cảm giác thân thuộc.
Cảm giác an toàn
Nhiều đứa trẻ có tinh thần dũng cảm, dám tự mình giải quyết một số vấn đề như tự chọn chỗ ngồi, gọi đồ ăn, tự tin ca hát trên sân khấu,..
Trên thực tế, từ góc độ của các nhà giáo dục, không phải sự dũng cảm mà là có đủ sự an toàn.
Trẻ em vốn khao khát sự an toàn và ổn định. Khi lớn lên, sẽ tiếp tục tìm kiếm cảm giác an toàn này để có được cảm giác kiểm soát cuộc sống của mình. Nguồn an toàn chính là: Sự hài lòng về vật chất và hỗ trợ về mặt tinh thần.
Bố mẹ về cơ bản có thể đáp ứng nhu cầu vật chất của con như cơm ăn, quần áo, chỗ ở,... khi có đủ sự đồng hành, quan tâm, động viên và thấu hiểu, trẻ cảm nhận được mình được yêu thương, chăm sóc, từ đó tạo được cảm giác an toàn.
Cảm giác an toàn.
Quyền tự chủ
Chúng ta đều biết rằng quyền tự chủ của một người rất quan trọng. Trẻ có khả năng tự chủ, suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách độc lập, không dựa dẫm quá nhiều vào người khác, khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng cũng phát huy tốt hơn.
Để nuôi dưỡng tính tự chủ, bố mẹ cần cho trẻ một số lựa chọn nhất định. Ví dụ, nên giảm bớt những lời nói và hành vi mang tính chi phối như “Mẹ ơi, giúp con với”, “Con không biết đâu, để mẹ làm”… Thay vào đó, hãy trao nhiều cơ hội hơn cho trẻ thử và quyết định.
Chuyên gia Maslow cho rằng, tự hoàn thiện bản thân là nhu cầu cao nhất của con người, nghĩa là cá nhân có thể phát huy hết tài năng trong một môi trường phù hợp, hiện thực hóa lý tưởng, nguyện vọng và đạt được trạng thái phát triển hài hòa nhân cách.
Vì vậy, hãy nuôi dưỡng tính tự chủ của trẻ một cách có ý thức. Điều này rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập, cho phép trẻ hiểu rõ hơn về nhu cầu và mục tiêu của bản thân.
Trong quá trình tự mình đưa ra quyết định, trẻ sẽ tìm thấy niềm vui và cảm giác đạt được thành tựu, tâm trí sẽ trọn vẹn và thỏa mãn hơn.
Cảm giác thân thuộc
“Cảm giác thuộc về” đề cập đến ý thức nhận dạng và sự phụ thuộc của cá nhân vào nhóm, là một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, bố mẹ bỏ bê quá mức có thể khiến trẻ cảm thấy bất an và cô đơn. Loại bất an và cô đơn này sẽ ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong tương lai.
Những câu nói “Con đáng được tôn trọng”, “Con không nên bị bắt nạt”, “Con được yêu thương” và “Con có thể hạnh phúc” đều được hình thành trong quá trình hòa hợp với bố mẹ, trẻ sẽ mang bên mình suốt đời. Sự hiểu biết về bản thân cho phép người khác biết trẻ là ai và họ nên được đối xử như thế nào.
Cảm giác thân thuộc.
Gia đình là môi trường đầu tiên để trẻ lớn lên. Cách nuôi dạy con của bố mẹ ảnh hưởng quan trọng đến cảm giác thân thuộc của trẻ.
Khi trẻ hoàn toàn có thể cảm nhận được sự ấm áp và chấp nhận của gia đình, sẽ cảm thấy mình được yêu thương, chấp nhận và có giá trị.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trẻ có cảm giác thân thuộc mạnh mẽ thường phát triển kỹ năng xã hội tốt hơn, cảm giác hạnh phúc cao hơn.
Bố mẹ có tầm nhìn xa sẽ hạn chế việc kiểm soát, thay vào đó là sự tôn trọng ý kiến khuyến khích con đưa ra lựa chọn. Người làm chủ cuộc đời là chính trẻ. Được phát triển trong môi trường này, trẻ có xu hướng độc lập, sáng tạo, tự tin hơn khi lớn lên.