Hình ảnh giản dị của quê hương với lũy tre, cây khế, con trâu cánh đồng trong những câu chuyện cố tích giúp các bé có được nhiều bài học sâu sắc mà ông cha ta muốn gửi gắm.
Đọc truyện cố tích là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ cải thiện ngôn ngữ và tăng tính sáng tạo. Những câu chuyện cổ tích ý nghĩa và phù hợp lứa tuổi mầm non nhằm thu hút sự chú ý của các bé bởi những tình tiết đặc sắc và những bài học được rút ra từ đó cũng rất bổ ích để giáo dục cho con trẻ.
Từ xa xưa, ai cũng nghe trong lời kể của bà của mẹ về những câu truyện dân gian vô cùng quen thuộc và gắn bó với tuổi thơ của trẻ em Việt Nam. Hình ảnh quê hương với lũy tre, cây khế, con trâu cánh đồng… và hơn cả, các bé sẽ có được những bài học sâu sắc mà ông cha ta muốn gửi gắm và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Dưới đây là 3 câu chuyện cổ tích Việt Nam tiêu biểu, giúp các bé tăng khả năng ngôn ngữ, biểu cảm, trí tưởng tượng, hình thành văn hóa đọc sách, gắn kết tình cảm mẹ con mà còn bồi dưỡng và vun đắp tâm hồn trẻ.
Hồn Trương Ba - Da Hàng Thịt
Trương Ba, gần 60 tuổi - là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện.
Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại
Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: Lý trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng.
Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lý trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền, con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố.
Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô đau khổ.
Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị, kiên quyết chấp nhận cái chết.
Câu chuyện mang ý nghĩa vợ chồng phải thuỷ chung, son sắt với nhau.
Câu chuyện hồn Trương Ba - da hàng thịt mang ý nghĩa vợ chồng phải thuỷ chung, son sắt với nhau.
Cây tre trăm đốt
Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho".
Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho.
Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc.
Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra.
Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre.
Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.
Cây tre trăm đốt nhắc nhở chúng ta nên biết sống lương thiện, giữ chữ tín. Đồng thời, chỉ cần chăm chỉ, cần cù, chịu khó thì kỳ tích luôn xuất hiện.
Cây tre trăm đốt nhắc nhở chúng ta nên biết sống lương thiện, giữ chữ tín. Đồng thời, chỉ cần chăm chỉ, cần cù, chịu khó thì kỳ tích luôn xuất hiện.
Sự tích cây vú sữa
Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày, mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về.
Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống... Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ: “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bên mình, về với mẹ thôi”. Cậu liền tìm đường về nhà... Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:
“Mẹ ơi, mẹ đi - đâu rồi, con đói quá !” Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh.
Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ... Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ. Cây rung rinh cành lá, thì thào:
“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon
Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”
Qua câu chuyện sự tích cây vú sữa, chúng ta thấy được tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ, người con vì ham chơi không biết trân trọng đến khi mẹ mất rồi mới nhận ra.
Cậu oà lên khóc. Nhận ra mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ.
Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về. Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình… Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.
Qua câu chuyện, chúng ta thấy được tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ, người con vì ham chơi không biết trân trọng đến khi mẹ mất rồi mới nhận ra.
Khi kể chuyện bé nghe với những câu chuyện tương tự truyện cổ tích này, cha mẹ có thể dạy cho bé phải biết trân trọng người đã có công ơn sinh thành, phải biết hiếu thảo, yêu thương và quan tâm đến đấng sinh thành của mình.
Ý nghĩa và bài học từ những câu chuyện cổ tích Việt Nam
Truyện cổ tích Việt Nam là một mảng văn chương đặc sắc, đã được bổ sung và chắt lọc qua nhiều đời mạng lại những giá trị cho người nghe, đặc biệt là trẻ em.
Những câu truyện cổ tích Việt Nam đều được đưa vào tâm hồn trẻ nhỏ bằng những bài học về đạo đức, tình người, luân lý qua cách ứng xử giữa những nhân vật trong chuyện với nhau. Chính vì vậy, cổ tích Việt Nam luôn là những câu chuyện mang tính giáo dục cao và gắn liền với tuổi thơ của trẻ nhỏ.
Những câu truyện cổ tích Việt Nam đều được đưa vào tâm hồn trẻ nhỏ bằng những bài học về đạo đức, tình người, luân lý qua cách ứng xử giữa những nhân vật trong chuyện với nhau.