Tôi từng bảo với chồng hãy nói chuyện với mẹ, để hai vợ chồng tự quản lý tài chính nhưng anh không đồng ý.
Năm đầu tiên sau cưới, lương của chồng được giao cho mẹ chồng, tôi không tranh cãi, cũng không hỏi han. Tối hôm đó, nằm trên giường, nghe tiếng thở nhẹ nhàng của anh, tôi cảm thấy bất an và tủi thân, nhưng cuối cùng vẫn không nói gì. Tôi tự nhủ, đây là giai đoạn mới cưới, cần phải bao dung và nhẫn nhịn. Tôi luôn tin rằng tình yêu cần có sự nhượng bộ.
Thời gian trôi qua, mẹ chồng bắt đầu can thiệp vào cuộc sống của chúng tôi một cách rõ ràng hơn. Bà đứng về phía con trai mỗi khi chúng tôi cãi nhau, và nhẹ nhàng khuyên tôi:
- Phụ nữ nên biết nhẫn nhịn để giữ gìn hạnh phúc gia đình, đàn ông kiếm tiền không dễ, đừng làm họ mệt mỏi thêm.
Bà còn thường xuyên gửi cho tôi một khoản “tiền sinh hoạt” với giọng điệu thân thiện:
- Hai đứa phải chi tiêu có kế hoạch, đừng tiêu xài hoang phí, số tiền này đủ dùng chứ?
Đủ dùng, nhưng không đủ để tôi cảm thấy an toàn trong cuộc hôn nhân này. Tôi đã từng thử hỏi chồng về việc đưa lương cùng tiền tiết kiệm cho mẹ giữ có bất tiện không. Anh trả lời:
- Mẹ là người lớn, có nhiều kinh nghiệm sống hơn. Bà giúp quản lý tài chính là vì chúng ta, em đừng suy nghĩ nhiều.
Giọng điệu của anh bình tĩnh, không cho phép tôi phản bác. Tôi hiểu rằng đây không phải là một cuộc thảo luận, mà là một quyết định. Nhìn anh chăm chú vào điện thoại, tôi bỗng cảm thấy anh rất xa lạ.
Sau cưới, chồng thông báo với tôi sẽ đưa lương cho mẹ giữ. (Ảnh minh họa)
Trong năm thứ 2 của hôn nhân, tôi đã học cách giả ngốc. Thời gian này, mẹ chồng ngày càng can thiệp nhiều hơn vào cuộc sống của chúng tôi từ thực đơn bữa tối, vợ chồng tôi đi café cuối tuần, thậm chí còn nhìn tôi với ánh mắt đánh giá khi tôi mua sắm quần áo mới. Bà luôn nói:
- Khi còn trẻ thì cần biết tiết kiệm, đừng chỉ nghĩ đến việc tiêu tiền.
Tôi chỉ biết chôn chặt những lời này trong lòng, mỉm cười gật đầu bảo mẹ nói đúng. Dường như bà rất hài lòng với thái độ của tôi, và dần dần, bà bắt đầu đưa ra quyết định thay tôi.
Có lần, một người bạn mời tôi dự đám cưới, tôi định bỏ phong bì 1 triệu, nhưng bà lại cười nói:
- Bỏ 300 nghìn là đủ rồi, đừng lãng phí.
Tôi ngỡ ngàng, cúi đầu cười khổ, đáp lại vỏn vẹn một chữ “vâng” rồi tự bỏ thêm cho đủ 1 triệu, bằng với số tiền bạn từng mừng cưới tôi. Cuộc sống của tôi như một vở kịch kéo dài. Tôi đã quen với việc giả ngốc, quen với việc không hơn thua.
Mỗi khi mẹ chồng can thiệp, tôi đều gật đầu đồng ý. Bà càng tỏ ra hài lòng, tôi càng im lặng. Đôi khi, tôi tự hỏi, liệu cuộc hôn nhân này có đáng giá không? Nhưng nhìn vào người đàn ông bên cạnh tôi mỗi ngày, tôi lại không nỡ buông tay. Có lẽ, đó chính là tình yêu. Dù có đau lòng, tôi vẫn không thể rời xa.
Trong năm thứ 3 hôn nhân, tôi quyết định phải phản kháng. Bước ngoặt cho quyết định này là tôi vô tình nghe thấy cuộc trò chuyện giữa mẹ chồng và hàng xóm. Khi đó, bà lớn giọng nói rằng người trẻ tiêu xài hoang phí nên bà cần phải kiểm soát. Hơn nữa khi cần tiền, bà lấy tiền ra cũng không ai biết mà nói gì.
Lúc đó, tôi nhận ra mẹ chồng chỉ đang muốn kiểm soát cuộc sống của chúng tôi, nên bảo với chồng hãy nói chuyện với mẹ, để hai vợ chồng tự quản lý tài chính. Tuy nhiên, chồng không đồng ý.
Mẹ chồng luôn kiểm soát cuộc sống của vợ chồng tôi. (Ảnh minh họa)
Vào một buổi chiều, mọi chuyện đã có bước ngoặt bất ngờ. Mẹ chồng gọi điện cho tôi trong nước mắt:
- Con hãy về nhà ngay đi! Mẹ đã sai thật rồi.
Khi tôi về đến nhà, mẹ chồng ngồi trên ghế sofa, đôi mắt đỏ hoe. Trên bàn là một đống giấy nợ và một giấy triệu tập từ tòa án. Hóa ra, trong 3 năm qua, mẹ chồng đã tự ý sử dụng khoản tiết kiệm của chúng tôi và vay thêm bên ngoài để đầu tư vào một số dự án rủi ro cao, và kết quả là mất trắng.
Bà sợ bị con trai trách móc nên đã giấu giếm mọi chuyện cho đến khi chủ nợ tìm đến. Bà nghẹn ngào nói:
- Con ơi, mẹ thật sự hối hận, nếu biết trước… mẹ đã không giữ tiền của các con.
Tôi nhìn mẹ chồng, trong lòng có nhiều cảm xúc khó tả. Lúc đó, tôi không cười nhạo hay trách móc bà, chỉ nhẹ nhàng nói:
- Mẹ ơi, tiền có thể kiếm lại, nhưng lòng tin thì rất khó lấy lại.
Sau đó, chồng đã giao lương cho tôi giữ, và mẹ chồng cũng không còn can thiệp vào cuộc sống của chúng tôi nữa. Sau cơn bão này, mối quan hệ giữa tôi và chồng lại trở nên tốt đẹp hơn. Có người hỏi tôi, sao bạn có thể chịu đựng giỏi đến vậy? Tôi mỉm cười đáp, đôi khi, giả ngốc không phải là sự yếu đuối, mà là để chờ đợi một cơ hội để người khác nhận ra sự thật.