Giả vờ nhắm mắt ngủ, chờ hơn 1 tiếng đồng hồ cũng đến thời khắc ấy, tôi bỗng run run, mồ hôi toát lạnh.
Mẹ chồng là người lạnh lùng, ít nói và thường chưa bao giờ thể hiện sự quan tâm thái quá dành cho con cháu. Vậy nhưng lần này bà khiến tôi có cái nhìn khác.
Ảnh minh họa
Gia đình tôi có 5 người bao gồm 2 vợ chồng, 2 đứa con và mẹ chồng tôi năm nay gần 70 tuổi. Chúng tôi sống trong căn nhà tập thể cũ ở tầng 3. Trên nhà tôi không còn tầng nào, ở phía dưới và bên cạnh cũng có vài nhà sinh sống. Tất cả đều là các hộ gia đình quen biết với nhau nhiều năm, sống chan hòa, vui vẻ, chưa từng xảy ra xích mích hay chuyện gì kì bí. Thế nhưng dạo gần đây nhà tôi liên tục xảy ra một câu chuyện rất lạ khiến bản thân suy nghĩ mãi, sau đó quyết tâm tìm hiểu ra sự thật.
Chẳng là nhà tôi có 2 phòng ngủ và 1 phòng khách. Vợ chồng tôi ngủ ở một phòng, 2 đứa con ngủ một phòng còn mẹ chồng già nằm ở giường đặt ở phòng khách. Khoảng 1 tuần liền nửa đêm tỉnh giấc đi vệ sinh tôi luôn thấy đèn phòng ngủ của hai con đang bật sáng. Tôi vào kiểm tra thì thấy hai đứa trẻ đang ngủ say, mẹ chồng cũng đang ngủ say ở phòng khách.
Ban đầu tôi chỉ nghĩ là những đứa trẻ quên tắt điện trước khi đi ngủ nên tôi tắt đi dùm các con rồi lên giường ngủ như bình thường. Nhưng sự việc này lặp lại tới lần thứ 3 trong tuần khiến tôi phải hỏi các con. Thế nhưng chúng luôn trả lời rằng đã rất chắc chắn về việc tắt đèn mỗi khi lên giường đi ngủ và:
- Con thề là con không bật đèn để chơi vào ban đêm.
Ảnh minh họa
Tôi lấy làm lạ nên hôm sau luôn kiểm tra đèn của chúng trước khi đi ngủ thì biết rằng đúng là chúng đã tắt đèn trước 10h tối mỗi ngày. Vậy nhưng cứ khi nửa đêm tôi tỉnh dậy và ngó sang phòng con thì lại thấy đèn sáng. Không ai trong nhà nhận đã bật đèn vào giữa đêm mà các phòng khác lại không bị, chỉ phòng con tôi thì lại xảy ra hiện tượng lạ như vậy.
Trong nhà ai nấy đều hoang mang nên tôi quyết tâm phải tìm ra được sự thật.
Tối hôm đó tôi cũng lên giường như mọi khi nhưng lại không ngủ, giả vờ đắp chăn, nhắm mắt, nằm yên và đóng cửa phòng ngủ. Vậy nhưng sau đó tôi hé cửa phòng ngủ của mình và đứng ở trong đó nhòm ra phòng của các con để xem chính xác đèn sáng là lúc nào và điều gì đã khiến bóng đèn được bật sáng.
Đợi hơn 1 tiếng đồng hồ cũng không xảy ra chuyện gì, tôi đã mệt và chuẩn bị định đi ngủ thì thấy trong bóng tối có bóng người quàng thêm một chiếc chăn tiến lại phía phòng ngủ của hai con. Hình ảnh lờ mờ khiến tôi có phần ớn lạnh vì không nhận ra được đó là ai, là người hay ma hay là người lạ đột nhập vào trong nhà.
Ảnh minh họa
Có chút run sợ nên tôi vẫn ở yên trong phòng mình để chờ xem khi điện được bật sáng thì sẽ biết chính xác "thủ phạm".
Và khi điện được bật sáng lên, ánh đèn hắt vào mặt người ấy đã giúp tôi nhận ra. Hóa ra chính là mẹ chồng mình. Tôi vội đi sang và hỏi:
- Mẹ, sao giờ này mẹ chưa ngủ mà còn sang đây bật đèn phòng các cháu làm gì?
Thế nhưng mẹ chồng tôi không trả lời, bà lặng lẽ tiến lại gần chỗ giường hai đứa cháu nằm, kéo chăn đắp lên người cho các cháu rồi quay ra cửa, trở về giường của mình và tuyệt nhiên không trả lời, cũng không nhìn tôi.
Tôi gọi chồng dậy, kể lại toàn bộ những sự việc mình chứng kiến khiến anh cũng hoang mang. Sáng hôm sau khi tôi hỏi lại, mẹ chồng một mực nói mình đã ngủ say suốt đêm:
- Làm gì có chuyện mẹ dậy bật đèn phòng các cháu, mẹ đã ngủ rất ngon mà.
Tôi và chồng tham khảo ý kiến của bác sĩ thì họ nói rất có thể mẹ chồng tôi đã mắc phải chứng bệnh đãng trí tuổi già và cần phải khám chuyên sâu mới biết được.
Ảnh minh họa
Tôi thở phào nhẹ nhõm vì dù sao cũng biết được thực sự chuyện đèn bỗng tự động bật sáng vào mỗi đêm. Thế nhưng càng nghĩ tôi lại càng thấy xúc động hơn bởi tôi sống với mẹ chồng đã hơn chục năm nay nhưng đây là lần hiếm hoi tôi thấy mẹ chồng tôi quan tâm cháu như vậy, dù là hành động đơn giản.
Mẹ chồng tôi luôn thể hiện là một người cứng nhắc, không thích gần gũi, thể hiện việc yêu thương con cháu. Sống cùng nhà nhưng chuyện bà bế cháu nhỏ, quan tâm cháu lớn dường như là rất ít. Thậm chí bà lúc nào cũng nói với mọi người rằng không thích trẻ con. Vậy nhưng chắc chắn sâu thẳm trong lòng của bà lại khác. Thế mới có chuyện khi mẹ chồng nhớ nhớ quên quên lúc tuổi già, bà lại rất quan tâm đến các cháu như vậy.
Tâm sự từ độc giả namchau...
Trên thực tế không phải ai cũng biết thể hiện tình yêu của mình dành cho người khác bằng lời nói, đặc biệt là những người luôn nổi tiếng "khô khan". Giống như bà nội ở phía trên, mặc dù luôn miệng nói không yêu quý cháu nhưng những hành động bà thể hiện mỗi ngày hơn vạn lời nói yêu thương. Điều này cần được vun đắp mỗi ngày.
Để giúp mỗi quan hệ ông bà và các cháu ngày càng thân thiết, các bậc cha mẹ cần thực hiện nhiều biện pháp chủ động nhằm tạo ra một môi trường gắn kết và yêu thương. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:
1. Khuyến khích giao tiếp thường xuyên
Các bậc cha mẹ nên khuyến khích con cái thường xuyên trò chuyện với ông bà. Việc này có thể diễn ra qua điện thoại, video call hoặc trực tiếp. Một cuộc trò chuyện đơn giản về những điều hàng ngày, sở thích, hoặc các hoạt động của cháu có thể tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ.
2. Tổ chức các hoạt động chung
Tổ chức các hoạt động chung cho ông bà và các cháu là một cách tuyệt vời để tăng cường mối quan hệ. Các hoạt động như đi dạo, nấu ăn, xem phim hay tham gia các trò chơi sẽ giúp họ hiểu nhau hơn và tạo ra những kỷ niệm đẹp.
3. Dạy con về giá trị gia đình
Giáo dục con cái về tầm quan trọng của gia đình, đặc biệt là ông bà, là rất cần thiết. Cha mẹ có thể kể cho con nghe về quá khứ, những câu chuyện về ông bà, và những giá trị mà họ đã truyền đạt. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức rõ hơn về vai trò của ông bà trong gia đình.
4. Tạo không gian cho ông bà tham gia
Cha mẹ nên tạo điều kiện cho ông bà tham gia vào các hoạt động trong gia đình. Ví dụ, khi có dịp lễ hội hay sinh nhật, hãy mời ông bà tham gia vào việc chuẩn bị và tổ chức. Điều này không chỉ làm cho ông bà cảm thấy được trân trọng mà còn tạo cơ hội cho các cháu học hỏi từ họ.
5. Thể hiện tình cảm và sự quan tâm
Cha mẹ nên thường xuyên thể hiện tình cảm và sự quan tâm tới ông bà trước mặt các cháu. Hành động đơn giản như ôm ấp, nói lời yêu thương hay thể hiện sự kính trọng sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị của mối quan hệ này và học cách cư xử tương tự.
6. Khuyến khích trẻ học hỏi từ ông bà
Các bậc cha mẹ có thể khuyến khích trẻ học hỏi từ ông bà những kỹ năng, sở thích hoặc truyền thống gia đình. Ông bà thường có nhiều kinh nghiệm sống và kiến thức quý giá mà trẻ có thể tiếp thu, từ việc làm đồ thủ công đến các trò chơi dân gian.
7. Tôn trọng và lắng nghe
Cuối cùng, cha mẹ cần dạy trẻ cách tôn trọng và lắng nghe ông bà. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội mà còn làm cho ông bà cảm thấy được trân trọng và yêu