Hiểu được gốc rễ của vấn đề, cha mẹ có thể xoay ngược tình thế, biến một đứa trẻ bình thường trở nên xuất sắc nổi trội.
Tất cả các bậc cha mẹ trên thế giới này đều mong muốn con mình thông minh vượt trội bạn bè cùng trang lứa. Một giáo sư tại Đại học Stanford đã phát hiện ra cách giáo dục từ lúc nhỏ sẽ quyết định tính cách của một đứa trẻ. Trong đó có 2 tính cách được cho là sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ sau này.
Muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ thành công sau này, đó thực sự là một công việc không hề đơn giản đối với cha mẹ. Khi một đứa trẻ có thành tích xuất sắc, cha mẹ chắc chắn sẽ cảm thấy rất tự hào về con mình. Nhưng khi chúng bị điểm kém, trở thành "đầu gấu" bắt nạt bạn bè trong trường thì đó thực sự là một điều rất đau lòng. Vì sao lại có sự khác biệt rất lớn giữa 2 đứa trẻ như vậy?
2 suy nghĩ khác nhau giữa một đứa trẻ thần đồng và một đứa trẻ bình thường
Nhà tâm lý học người Mỹ, đồng thời là giáo sư khoa Tâm lý tại Đại học Stanford Carol Dweck đã tiến hành một cuộc nghiên cứu với rất nhiều trẻ và cách mà chúng đối diện với thất bại, cô đã tìm thấy 2 suy nghĩ phổ biến nhất là:
Giáo sư Carol Dweck.
- Mặc định bản thân không thể làm được
Những đứa trẻ có suy nghĩ này thường rất sợ thử thách, bất kỳ điều gì thay đổi mới cũng đều khiến cũng có cảm giác lo sợ bản thân không làm được. Chúng mặc định rằng học tập không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống và sẽ không lãng phí thời gian vào những thứ vô bổ như vậy. Đặc biệt, chúng tin rằng trí thông minh và khả năng của con người vốn đã được định sẵn ngay từ lúc mới sinh ra, rất khó để thay đổi.
- Mọi thứ đều có thể làm được nếu bản thân không ngừng cố gắng
Những đứa trẻ có tư duy phát triển như thế này sẽ không sợ hãi mỗi khi phải đối mặt với những thách thức hoặc thất bại trong cuộc sống. Với mỗi lần gặp thất bại, chúng sẽ không ngừng cải thiện bản thân để lần sau luôn tốt hơn lần trước. Thông qua những nỗ lực liên tục không ngừng nghỉ, chắc chắn thành công sẽ không còn quá xa vời.
Cha mẹ cần làm gì để thay đổi tính cách của con cái mình?
Kết quả nghiên cứu của giáo sư Carol Dweck đã khiến nhiều phụ huynh nhận ra rằng việc giáo dục sao cho trẻ không đầu hàng trước số phận, không ngừng nỗ lực và cố gắng trong cuộc sống chính là chìa khóa để cải thiện kết quả học tập và tương lai của một đứa trẻ.
Giáo sư Carol Dweck đã gợi ý một số cách giúp thay đổi tính cách và suy nghĩ của những đứa trẻ bình thường như:
"Đừng khen trẻ thông minh, hãy ca ngợi tài năng của chúng. Dù trẻ có làm được hay không được, một câu nói công nhận sự nỗ lực sẽ động viên đúng lúc giúp chúng vượt qua những thất bại.
Thay vì nói "con thông minh quá", cha mẹ hãy nói "con đã làm rất tốt rồi đó, bố mẹ rất tự hào về con". Cùng một ý nghĩa tương đương nhưng việc công nhận nỗ lực của trẻ sẽ khiến chúng tự tin lên rất nhiều.
Nếu cha mẹ phiền muộn khi con mình quậy phá, thay vì la mắng "mày học ngu thế, chỉ phá phách là giỏi", theo thời gian những câu nói mang tính sát thương này sẽ khiến trẻ ngày càng chán nản và mất đi sự nhiệt tình trong học tập".
Cha mẹ cần hiểu rằng trong quá trình phát triển của một đứa trẻ, khen ngợi có ảnh hưởng rất tích cực. Tuy nhiên, việc khen ngợi như thế nào là đúng mới thực sự góp phần thúc đẩy trẻ dần ham học hỏi và thông minh hơn. Gia đình là điểm giáo dục khởi đầu của mọi đứa trẻ. Một gia đình tốt sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng nổi trội của một đứa trẻ.