Em bé “trộm vía” ngoan ngoãn, hiểu chuyện đến mức ai nhìn cũng “tan chảy”.
Đối với các mẹ bỉm, có lẽ cảnh chăm con vào ban đêm luôn là nỗi “ám ảnh”. Nhiều mẹ thậm chí còn thức trắng đêm với đôi mắt thâm quầng vì bé hay quấy khóc đêm, ngủ không yên giấc. Tuy nhiên, không phải nhóc tỳ nào cũng vậy, có những em bé cực kỳ “trộm vía”, một phần được mẹ rèn vào nếp hoặc bản chất là con dễ tính. Thế nên, chăm những em bé như vậy, mẹ khoẻ và an nhàn hơn rất nhiều.
Gần đây, mạng xã hội lan truyền đoạn clip chỉ vỏn vẹn 10 giây, ghi lại toàn cảnh một em bé sơ sinh trên giường ngủ vào nửa đêm, nhóc tỳ có những hành động khiến cộng đồng mạng bất ngờ. Mẹ của cậu nhóc ngủ say không biết gì, mãi cho đến hôm sau xem lại camera thì mới “cười xỉu” trước loạt cử chỉ của con trai.
Cụ thể, lúc gần 2h đêm, trong khi cả nhà đều đang chìm vào giấc nồng, có một “búp măng non” mắt nhắm tít nhưng vẫn ôm khư khư bình sữa, bú cho đến khi cạn kiệt và no bụng thì hất chiếc bình ra đầu giường, rồi sau đó tiếp tục vùi mình vào chăn ấm tận hưởng giấc ngủ.
Trong suốt quá trình đó, bé sơ sinh không hề phát ra bất kỳ sự quấy rối nào, ngược lại còn “trộm vía” cực kỳ yên tĩnh. Nhờ vậy mà bố mẹ nhóc tỳ nằm kế bên cũng được hưởng thụ một giấc ngủ trọn vẹn đến sáng.
Khoảnh khắc đáng yêu này của cậu bé khiến cho ai nấy xem qua đều phải tua đi tua lại vài lần. Nhiều mẹ bỉm xuýt xoa, không ngớt dành lời khen và “xin vía” cho “thiên thần nhí” của mình cũng dễ tính, hiểu chuyện như vậy. Một em bé ngủ ngoan, thẳng giấc không chỉ giúp con lớn nhanh, phát triển tốt và hình thành nếp sinh hoạt lành mạnh mà còn khiến bố mẹ đỡ vất vả đi vài phần trong quá trình nuôi dưỡng, hạn chế tối đa những đêm mệt mỏi vì thức đêm dỗ con ngủ.
Qua tình huống ngộ nghĩnh này, nhiều phụ huynh có lẽ sẽ nhận ra, việc rèn nếp ăn nếp ngủ cho con quan trọng đến nhường nào. Bởi chỉ có như thế thì bố mẹ mới nhàn hạ hơn, đặc biệt là với những em bé khó tính hay quấy đêm.
Giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của trẻ?
Trẻ sơ sinh lúc còn nằm trong bụng mẹ thường không có khái niệm ngày và đêm vì lúc nào cũng tối om. Khi chào đời, nhìn chung các bé sẽ ngủ khoảng 20 tiếng/ ngày. Tuy nhiên, càng lớn bé lại càng ngủ nhiều hơn về ban đêm so với ban ngày. Và quan trọng nhất, giấc ngủ là tuyệt đối quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
- Ngủ ngon giúp thúc đẩy sự phát triển tỉnh thần
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh có giấc ngủ tốt hơn sẽ phát triển IQ tốt hơn. Điều này là do giấc ngủ có ảnh hưởng tốt đến trí nhớ, sự sáng tạo và trạng thái tinh thần của bé.
- Giấc ngủ giúp bé phát triển chiều cao
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 70% hormone tăng trưởng được tiết ra trong giấc ngủ sâu vào ban đêm. Do đó, những người thường thức khuya và ngủ kém, thường là hơn 3 tháng đến 6 tháng sau, chiều cao của họ sẽ dần bị lệch. Điều này được gây ra bởi sự tiết hormone không tăng trưởng gây ra bởi rối loạn giấc ngủ ở trẻ.
Việc này đã từng xảy ra với một gia đình có bố mẹ cao nhưng đứa trẻ lại rất thấp so với bạn đồng trang lứa. Sau khi được thăm khám bởi các bác sĩ tại bệnh viện thì các yếu tố hoàn toàn bình thường.
Bên cạnh đó các bác sĩ liệt kê ra những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Lúc này cặp vợ chồng mới phát hiện rằng con của mình thức quá khuya. Hóa ra là một trong hai người thường chơi game vào buổi đêm khá khuya nên đứa con cũng thức theo. Cả gia đình hiếm khi đi ngủ trước 12 giờ đêm.
Bác sĩ cũng nói rằng hormone tăng trưởng trung bình của con người ở mức cao nhất của sự bài tiết từ 10 giờ đến 12 giờ đêm và từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Em bé ngủ sâu vào thời điểm này là có lợi nhất cho sự phát triển và tăng trưởng tinh thần. Do đó, cha mẹ muốn bé thông minh hơn và cao hơn trong tương lai thì ít nhất hãy để bé đi ngủ trước 9 giờ đến 9h30 tối để bé có thể ngủ đủ 10 giấc.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thực hiện các thói quen trước khi đi ngủ giúp bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn như massage cho bé, cho con nghe nhạc, kể chuyện bé nghe...
Bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để giúp trẻ ngủ ngon hơn:
- Tạo môi trường ngủ yên tĩnh: Đảm bảo phòng ngủ được yên tĩnh và thoải mái. Sử dụng rèm để che ánh sáng và máy phát âm thanh trắng để giảm thiểu tiếng ồn xung quanh.
- Thiết lập thói quen ngủ nhất quán: Giúp trẻ có lịch trình ngủ đều đặn bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày. Điều này giúp trẻ điều chỉnh đồng hồ sinh học.
- Tránh kích thích trước giờ ngủ: Hạn chế các hoạt động gây kích thích như xem TV, hoặc chạy nhảy trước giờ ngủ. Thay vào đó, hãy dành thời gian cho các hoạt động thư giãn như đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.
- Thiết lập một quy trình thư giãn: Tạo thói quen trước giờ ngủ, bao gồm tắm nước ấm, đọc sách hoặc thực hiện các bài tập thở, massage nhẹ nhàng. Những hoạt động này giúp trẻ thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ.
- Dạy trẻ tự lập: Khuyến khích trẻ tự ngủ mà không cần sự có mặt của bố mẹ. Nếu trẻ thức dậy giữa đêm, hãy để trẻ tự tìm cách trở lại giấc ngủ thay vì bố mẹ ngay lập tức can thiệp.
- Theo dõi giấc ngủ: Ghi chép thời gian ngủ và thời gian thức dậy để xác định các mẫu giấc ngủ của trẻ. Điều này có thể giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về những gì ảnh hưởng đến giấc ngủ của con, và tìm cách điều chỉnh phù hợp.