Mẹ chồng không giúp chăm cháu còn mắng tôi "lười" khi bắt chồng dậy giữa đêm pha sữa cho con

Ngày 30/09/2023 16:00 PM (GMT+7)

Tôi không dám gọi chồng nữa mà anh cũng chẳng biết ý gì cả.

Chăm con là việc chung của cả vợ và chồng cũng giống như việc anh đi làm, tôi cũng phải đi làm còng lưng để kiếm tiền chi tiêu sinh hoạt gia đình. Vậy mà khi có con có cái thì tại sao nghiễm nhiên việc chăm con lại chỉ là của mình tôi.

Tôi năm nay cũng đã hơi "quá lứa nhỡ thì" 35 năm tuổi. Không phải vì không có người yêu mà vì tôi mải mê làm ăn, chỉ tập trung vào công việc đến lúc "ngẩng mặt lên" thì bạn bè cũng đã con cháu đuề huề mà nghe bố mẹ giục mãi cũng "mòn tai". Vì vậy khi lấy tôi cũng không kén chọn nhiều mà cũng không có nhiều thời gian để tìm hiểu. Tôi lấy chồng tôi là người khác tỉnh nhưng cũng tầm tuổi tôi. Anh ở tuổi đó thì người ta không chê là già nhưng khi lấy tôi về cùng tuổi thì tôi cảm giác gia đình anh luôn tôi có phúc lắm mới "có người rước đi".

Chúng tôi lấy nhau được 2 tháng thì tôi biết tin mình có em bé. Suốt khoảng thời gian mang bầu mệt nhọc nhưng tôi vẫn đi làm kiếm tiền bình thường một phần vì tôi cũng muốn được tiếp tục làm công việc mà mình yêu thích, một phần cũng muốn tích chút kinh tế để khoảng thời gian sinh con, ở nhà chăm con không bị quá dựa dẫm vào tiền của chồng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngay khi tôi vừa sinh con xong, mẹ chồng đã yêu cầu tôi bế con về quê sống với hai ông bà để ở cữ vì nếu sống trên thành phố vừa tốn kém, ông bà không đi lại thăm cháu được mà điều quan trọng nhất là con trai ông bà phải vất vả.

- Nó ngày đi làm tối về nghe thấy tiếng khóc của con thì làm sao mà có sức để sáng hôm sau đi làm được. Vì vậy hai mẹ con về quê là tốt nhất, ở quê thứ gì cũng có lại được mọi người hỗ trợ chăm con có phải là nhàn không.

Đó là nguyên văn lời mẹ chồng tôi nói. Được sự động viên của chồng tôi cũng ôm con về quê ở cữ sau khi sinh con ở viện về. Thế nhưng mọi thứ đúng là chỉ nên nghe mà không nên thực hiện. Khi bế con về quê ở cữ, mặc dù tôi mới sinh con nhưng tôi phải làm hết thảy các công việc từ nhà cửa đến chăm con.

Bố mẹ chồng tôi đều là giáo viên đã nghỉ hưu, không làm gì nhưng bản tính thích được con cháu chiều. Vì vậy mỗi tối trước khi đi ngủ bà sẽ vạch ra ngày hôm sau phải làm những việc gì, ăn món gì ... để tôi biết công việc của mình.

Tôi khá choáng váng khi sáng thức dậy tôi phải quét dọn nhà cửa, rửa ấm trà... đồng thời nấu ăn sáng cho cả nhà. Thậm chí trưa là nấu ăn trưa cho cả nhà và tối cũng vậy. Không chỉ là chuyện nhà cửa mà chuyện con cái tôi cũng phải làm tất cả chứ không có chuyện mẹ chồng tôi hỗ trợ.

Mẹ chồng tôi có rảnh nhưng cũng chỉ ngồi chơi xơi nước hoặc đi buôn chuyện hàng xóm còn tôi vừa nấu ăn vừa trông con, tắm cho con, cho con ăn, giặt quần áo cho con.

Thấy bản thân quá nhiều việc tôi liền nói với mẹ chồng:

- Mẹ ơi con mới sinh xong nên sức khỏe còn yếu. Con có thể làm các công việc nhà nhưng mẹ hãy giúp con chăm sóc cháu. Ví dụ khi con nấu cơm mẹ có thể ngồi chơi với cháu để con yên tâm làm việc được không mẹ?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Thôi con ai người ấy nuôi cho quen, cho hợp ý chứ tôi già rồi làm sao chăm sóc trẻ sơ sinh được chứ. Tôi còn chẳng biết thay tã làm sao, ngày xưa toàn dùng vải màn thôi. Rồi pha sữa cho cháu tôi cũng chẳng biết pha, lóng ngóng lại làm đổ hết sữa của cháu. Vậy nên chị cứ tự chăm con là tốt nhất.

- Mẹ không cần lo đâu ạ, chăm trẻ thì thời nào chẳng thế, mẹ không rõ thì con chỉ cho mẹ là mẹ biết liền luôn à. Cháu cũng được cái dễ bảo, ngoan lắm nên nghe theo bà luôn. Mà nếu mẹ sợ quên thì con viết ra giấy dán lên tường cho mẹ đọc là nhớ liền ạ.

Tôi nói thế mẹ chồng cũng không nói thêm nữa. Cứ tưởng rằng từ hôm sau mẹ sẽ giúp tôi chăm sóc cháu nhưng nào ngờ vẫn đâu như đấy. Mỗi lần tôi bận bịu chuyện nhà cửa thì bà chỉ vào ngồi chơi với cháu 1 lúc sau đó cháu đi vệ sinh hay đói thì cứ gọi tôi vào làm giúp. Thế nhưng khi tôi chăm con thì bà lại không giúp tôi việc nhà mà có để đến đêm khuya cũng vẫn nhất quyết bắt tôi làm mà không chịu động tay.

Bao nhiêu bức bách tôi dồn nén kể hết cho chồng trong mỗi lần anh về quê thăm con. Thế nhưng chồng cũng chỉ xuê xoa:

- Thôi mẹ già rồi chắc chăm cháu cũng không được tốt nên mẹ không dám chăm đó mà.

- Thế sao ban đầu mẹ không để em ở trên đó mà bắt em về nhà ở, rồi nịnh nọt là về nhà mẹ chăm cho.

Anh không nói gì.

- Vậy nên anh phải năng về nhà chăm con với em chứ không là em cắp con lên đó sống với anh đó.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những tưởng chồng sẽ hiểu cho công việc chăm con vất vả của tôi nhưng không. Anh 35 tuổi mà như một người đàn ông độc thân vậy, rảnh rang chẳng suy nghĩ gì. Về nhà cũng chỉ biết bế con, chơi với con. Mỗi khi con đi vệ sinh, tắm rửa đều gọi tôi y như mẹ anh vậy. Thậm chí mỗi lần định chăm con giúp tôi mà thấy mẹ trước mặt là sợ sệt, bắt tôi làm ngay. Cả ngày cũng như đêm tối, tôi gọi anh dậy pha sữa cho con:

- Anh ơi dậy pha sữa cho con hộ em, con đang đói.

- Anh cũng mệt quá, mai rồi cho ăn, ngủ đi đã.

- Ơ anh buồn cười thật, nó đói thì sao mà nhịn đến mai được. Anh dậy đi.

Thế nhưng khi con trai lò dò dậy pha sữa là mẹ chồng tôi cũng dậy ngay vì bà nghe thấy tiếng lạch cạch.

- Ôi trời ơi sao con không ngủ đi mà lại ở chỗ này làm gì. (Bà quay sang tôi) Có mỗi cái việc pha sữa mà cũng lười không dậy pha đi để chồng con lọ mọ làm gì vậy con, mai nó còn đi làm sớm. Đêm hôm con phải chăm con đi chứ vì đằng nào mai con chẳng ngủ muộn còn nó đi làm vất vả cả ngày rồi, đêm khuya còn mệt mỏi thế này thì làm sao mà có sức.

- Chẳng mấy khi anh mới về nên pha sữa cho con một chút không sao. Vậy thì anh mới hiểu bình thường không có anh ở nhà con phải vất vả chăm con thế nào mẹ ạ. Với cả thỉnh thoảng bố phải pha sữa đêm cho con thì sau này con mới biết được là bố đã từng yêu con như thế nào chứ nhỉ.

- Không là không, con sang phòng bên ngủ ngay đi để việc pha sữa đó cho vợ. Đàn ông tay chân là để làm việc lớn chứ đâu phải là để pha sữa, giặt quần áo. Để cháu đấy mẹ trông cho một chút đi, con dậy pha sữa cho quen.

Đấy, mẹ chồng tôi chỉ chăm lo cho sức khỏe con trai bà còn con dâu và cháu nội có mệt cũng không ai thương.

Suốt đêm tôi nằm ngủ mà cứ ấm ức mãi không thôi. Người ta sinh con được cả chồng lẫn mẹ chồng yêu chiều, hỗ trợ chăm sóc em bé. Tôi đây đã không được mẹ chồng giờ còn mất luôn cả chồng. Còn may là tôi còn chưa xin đến tiền của ai cả chứ không nếu tiền chăm con mà còn ngửa tay ra xin thì đúng là bao cái khổ không thiếu cái nào.

Tâm sự từ độc giả ghetbo...

Ở cữ chăm con toàn thời gian là công việc vất vả đối với mỗi bà mẹ bỉm sữa nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm thông nỗi vất vả đó mà hầu hết cho rằng đây là công việc nhàn hạ. Nếu bị áp lực quá nhiều trong tất cả các công việc, các bà mẹ bỉm sữa có thể gặp phải những tình trạng xấu như sút cân, trầm cảm... dẫn đến việc chăm sóc con sơ sinh không được tốt.

Chính vì thế những người thân trong gia đình cần đồng hành hỗ trợ mẹ bỉm sữa bất kì công việc gì và chính người mẹ cũng cần nói lên tiếng nói của mình khi cần sự giúp đỡ.

Dưới đây là một số lợi ích của sự giúp đỡ từ người thân với mẹ bỉm trong việc chăm sóc con cái:

Mẹ chồng không giúp chăm cháu còn mắng tôi amp;#34;lườiamp;#34; khi bắt chồng dậy giữa đêm pha sữa cho con - 4

Giảm căng thẳng và áp lực

Chăm sóc con cái đòi hỏi mẹ bỉm sữa phải đảm nhận nhiều trách nhiệm, và đôi khi có thể gây ra căng thẳng và áp lực. Khi có người thân giúp đỡ, mẹ có thể chia sẻ công việc và giảm bớt gánh nặng. Điều này giúp mẹ có thời gian và năng lượng để nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo cơ thể sau quá trình sinh.

Mẹ chồng không giúp chăm cháu còn mắng tôi amp;#34;lườiamp;#34; khi bắt chồng dậy giữa đêm pha sữa cho con - 5

Hỗ trợ về chăm sóc em bé

Người thân có thể cung cấp sự hỗ trợ quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Họ có thể giúp mẹ bỉm sữa trong việc cho con bú, thay tã, tắm rửa và chăm sóc cơ bản khác. Điều này giúp mẹ cảm thấy an tâm và tự tin hơn trong việc chăm sóc con cái.

Mẹ chồng không giúp chăm cháu còn mắng tôi amp;#34;lườiamp;#34; khi bắt chồng dậy giữa đêm pha sữa cho con - 6

Chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức

Người thân đã có kinh nghiệm làm cha mẹ có thể chia sẻ những kiến thức quý giá và lời khuyên về việc chăm sóc con cái. Họ có thể giúp mẹ bỉm sữa hiểu hơn về những thay đổi và cảm xúc của con cái trong giai đoạn sơ sinh và những giai đoạn phát triển sau này.

Mẹ chồng không giúp chăm cháu còn mắng tôi amp;#34;lườiamp;#34; khi bắt chồng dậy giữa đêm pha sữa cho con - 7

Tạo môi trường gia đình vui vẻ, tích cực

Sự hiện diện và hỗ trợ của người thân trong việc chăm sóc con cái giúp tạo ra một môi trường gia đình ủng hộ rất tích cực. Mẹ bỉm sữa cảm thấy được yêu thương, quan tâm và không cô đơn trong việc nuôi dưỡng con cái. Sự gắn kết gia đình này có thể cung cấp sự ổn định và bình ổn tinh thần cho cả mẹ và con.

Mẹ chồng không giúp chăm cháu còn mắng tôi amp;#34;lườiamp;#34; khi bắt chồng dậy giữa đêm pha sữa cho con - 8

Tăng cường tình cảm và liên kết gia đình

Việc người thân tham gia vào việc chăm sóc con cái giúp tăng cường tình cảm và liên kết trong gia đình. Mọi người cùng chung tay chăm sóc và nuôi dưỡng con cái, tạo ra những kỷ niệm và trải nghiệm đáng nhớ. Điều này củng cố mối quan hệ gia đình và tạo ra một tập thể gia đình lớn mạnh, tràn đầy tỉnh yêu.

Theo Phan Nguyễn (Ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm