Mẹ chồng tố bảo mẫu làm hại con, biết sự thật tôi tăng lương cho cô ấy, bảo mẹ về quê

Trang Tri - Ngày 22/09/2024 18:00 PM (GMT+7)

Rõ ràng, người làm hại cháu là mẹ chồng, không phải bảo mẫu.

Sau khi sinh con đầu lòng, tôi thuê bảo mẫu tháng 7 triệu để cùng san sẻ công việc chăm con mọn. Sở dĩ, tôi không nhờ ông bà giống như nhiều mẹ bỉm khác vẫn làm, là vì tôi thấy bố mẹ nội ngoại ai cũng lớn tuổi rồi.

Cái gì lần đầu cũng thế, thiếu kinh nghiệm là chuyện đương nhiên nhưng suốt hơn 1 năm qua, tôi vô cùng hài lòng khi có sự hỗ trợ của bảo mẫu. Nói về trình độ chuyên môn lẫn tính cách, cô ấy đều khiến tôi rất vừa ý nên nếu không có gì xảy ra thì tôi muốn thuê cô ấy làm việc lâu dài cho gia đình.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Nửa tháng gần đây, lượng công việc phải đi công tác nhiều, sợ bảo mẫu không quán xuyến nổi nên tôi đã nhờ mẹ chồng dưới quê lên phụ. Tuy nhiên, sau khi giải quyết xong mọi chuyện và quay về lại phát sinh vấn đề. Mẹ chồng liên tục kéo tôi vào phòng riêng và tố bảo mẫu làm hại con. Nghe chuyện này, tôi rất bất ngờ, thậm chí còn cảm thấy khó tin vì cô ấy đã đồng hành với tôi hơn 1 năm rồi nhưng chưa lần nào khiến tôi thất vọng cả.

Tôi quyết định không làm lớn chuyện mà từ từ quan sát. Cuối cùng tôi cũng có kết luận là trong vấn đề này, mẹ chồng là người sai chứ không phải bảo mẫu. Sự việc cụ thể ở đây liên quan đến quan điểm nuôi dạy của mỗi người, trong khi bảo mẫu chăm sóc con gái tôi theo kiểu hiện đại, mẹ chồng lại không thích. Bà cho rằng, bà có kinh nghiệm hơn và cách bà đưa ra luôn đúng nên phải nghe theo bà.

Trong khi mùa hè trời nóng như đổ lửa mà bà lúc nào cũng thích mặc đồ dài, đồ ấm cho cháu. Cháu nó cũng lớn, hơn 1 tuổi rồi chứ không còn sơ sinh vài tuần tuổi mà cần giữ ấm đến vậy. Rồi còn có lần cháu gái có biểu hiện người hơi nóng sốt, bảo mẫu lập tức cho uống thuốc rồi muốn đưa đi viện thì mẹ chồng không cho, bảo còn nhỏ uống thuốc nhiều không tốt.

Thế là bà nhất quyết làm theo “bí kíp” bản thân, xoa lá trầu khắp người cháu. Nhưng hiệu quả đâu không thấy, chỉ thấy đứa trẻ người đỏ ửng cả lên, rồi càng ngày nhiệt độ cơ thể càng cao. May mà bảo mẫu lén cho uống viên thuốc hạ sốt nên tình hình mới khả quan hơn.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Sau khi biết toàn bộ sự thật này, tôi quyết định tăng lương cho bảo mẫu, còn mẹ chồng thì lựa lời cho bà về lại quê nhà. Dĩ nhiên tôi không vạch trần chuyện ai đúng ai sai, tôi chỉ cần bản thân nhìn nhận rõ sự tình để đưa ra lựa chọn đúng đắn cho con là được. Như vậy gia đình cũng sẽ tránh rơi vào tình huống xích mích, mẹ chồng con dâu vẫn hòa thuận. Được tôi thuyết phục, cuối cùng hôm qua mẹ chồng cũng gói ghém đồ đạc về lại quê nhà và mọi chuyện vẫn êm xuôi, đâu vào đấy...

Tâm sự từ độc giả phucduyen…@gmail.com

Trong bối cảnh xã hội ngày càng hiện đại, phương pháp nuôi dạy trẻ đã có nhiều thay đổi rõ rệt so với trước kia. Sự phát triển của khoa học và công nghệ, cùng với những nghiên cứu mới về tâm lý và sự phát triển của trẻ em, đã dẫn đến những quan điểm khác biệt giữa các thế hệ, đặc biệt là giữa mẹ và bà. Nhiều người bà vẫn giữ vững niềm tin vào những phương pháp truyền thống, cho rằng cách nuôi dạy mà họ áp dụng trước đây là hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, những niềm tin này đôi khi không còn phù hợp với thực tế hiện nay, và có thể dẫn đến những quyết định không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Chẳng hạn như:

- Cho con tập đứng quá sớm

Thông thường trẻ có thể đứng được khi tới tầm 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ quá trình này muộn hơn. Cha mẹ không nên ép bé phải đứng sớm, hãy thuận theo nhịp cơ thể của trẻ vì mỗi trẻ có một quá trình phát triển khác nhau.

Việc ép con phải đứng sớm khi chân chưa đủ lực để gánh đỡ cơ thể là cách làm phản khoa học. Cơ thể bé lúc này xương chủ yếu là sụn, độ dẻo tương đối chắc nhưng sức cơ lại yếu. Bắt bé tập đứng, tập đi quá sớm, chân chịu sức nặng quá sớm, xương dễ cong, biến dạng.

Về cơ bản, những việc như ngồi, đứng, đi của trẻ không phải là việc cần học mà là bản năng tự nhiên cùng với sự phát triển. Đến tuổi, đến tháng trẻ sẽ tự học được các kĩ năng này. Vì thế bố mẹ không cần phải ép con ngồi, đứng hay đi sớm vì điều đó chỉ có hại cho trẻ mà thôi.

- Tư thế ngồi của em bé không đúng

Rất nhiều trẻ có thói quen ngồi trên đất hoặc trên giường theo hình chữ W. Tư thế này sẽ khiến khung xương chậu của bé mở rộng ra phía ngoài khiến xương đùi hướng vào trong, lâu dài trọng lượng cơ thể dồn lên bắp chân sẽ làm tăng độ uốn cong của bắp chân, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của dáng chân và trở thành chân chữ O.

Vì vậy, tư thế ngồi của bé không đúng cũng sẽ dẫn đến sự phát triển bình thường của chân, mẹ nên tránh để bé xuất hiện tư thế ngồi này.

- Cho trẻ tập đi quá sớm

Nhiều bậc cha mẹ có tâm lý muốn con nhanh chóng đạt được các cột máu trong hành trình khôn lớn, muốn con nhanh biết đứng, biết đi nên càng ra sức tập sớm cho con để con sớm đạt được những điều này và nghĩ rằng con như thế là phát triển tốt, giỏi giang, thông minh hơn.

Đây là một cách làm mù quáng khi cố bắt con tập đi sớm. Một số ông bố bà mẹ cho con ngồi xe tập đi từ rất sớm. Khi đó, xương của bé chưa phát triển đủ để nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên bố mẹ cho rằng sử dụng xe tập đi sớm để giúp bé. Nhưng bố mẹ không hiểu rằng cho trẻ ngồi xe tập đi sớm, trẻ sẽ đi nhón gót, đi bằng mũi bàn chân trước, điều này rất dễ khiến xương bị biến dạng và uốn cong, xuất hiện chân hình chữ O và hình chữ X.

Có thể sử dụng xe tập đi, nhưng phụ thuộc quá nhiều vào xe tập đi sẽ chỉ ảnh hưởng đến nhịp điệu phát triển bình thường của trẻ và ảnh hưởng đến hình dạng chân của trẻ mà thôi. Một số khác còn giúp con tập đi bằng cách sốc nách con, cha mẹ đỡ để con tập đi. Hành động này cũng không hề tốt cho sự phát triển của trẻ và cần tránh tuyệt đối.

Vì vậy, để tạo ra một môi trường nuôi dạy trẻ hiệu quả và hài hòa, cần có sự thông cảm và thảo luận giữa các thế hệ. Mẹ có thể giúp bà hiểu rõ hơn về những thay đổi trong cách chăm sóc trẻ, đồng thời lắng nghe những kinh nghiệm và quan điểm của bà để tìm ra sự cân bằng. Chỉ khi có sự hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, gia đình mới có thể cùng nhau nuôi dạy trẻ một cách tốt nhất, đảm bảo rằng trẻ được phát triển trong một môi trường an toàn và yêu thương.

Theo Trang Tri
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm