Suốt đêm tôi thao thức không ngủ được nên sáng hôm sau đã dậy sớm gọi điện thoại cho mẹ chồng để nói bà không phải lên nữa.
Vợ chồng tôi mới có một cậu con trai, cháu 4 tuổi. Từ hồi con được 6 tháng tuổi chúng tôi đã nhờ mẹ chồng dưới quê lên bế ẵm cháu cho tôi đi làm.
Chúng tôi nghĩ rằng khi con bắt đầu đi mẫu giáo sẽ không cần nhờ đến bà nữa, vậy mà công việc của hai vợ chồng ngày càng bận rộn. Quá chú tâm vào làm kinh tế, vợ chồng tôi không có nhiều thời gian để chăm con, đưa đón con đi học. Đặc biệt cả hai vợ chồng công việc đặc thù cũng thỉnh thoảng về khuya nên chúng tôi quyết định nhờ mẹ chồng gác hẳn lại công việc ở quê để lên thành phố hỗ trợ chúng tôi chăm sóc cháu. Bà cũng đồng ý ngay.
Vì vậy suốt từ lúc đó đến nay, con trai tôi hầu hết do một tay mẹ chồng chăm sóc, chúng tôi vẫn quan tâm cháu nhưng không được nhiều. Sự việc ngày hôm đó đã khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều và đi đến một quyết định quyết đoán.
Ảnh minh họa
Chẳng là mẹ chồng tôi có việc quan trọng phải về quê hai ngày đúng vào cuối tuần nên tôi đành tạm nghỉ việc để ở nhà với con. Ban ngày đứa trẻ vẫn vui chơi với mẹ như bình thường nhưng buổi tối đến là bắt đầu sinh chuyện.
Trước khi đi ngủ, con trai bỗng nhớ tới bà và đòi ngủ chung với bà bởi lẽ thường ngày lịch sinh hoạt của vợ chồng tôi đều rất khuya nên con ngủ với bà. Vậy nên hôm nay đứa trẻ cũng nhõng nhẽo đòi ngủ với bà.
Tôi đành phải cố gắng nịnh nọt con mới chịu lên giường đi ngủ với mẹ. Mọi chuyện cứ tưởng êm đềm cho đến nửa đêm con bỗng choàng tỉnh giấc nói trong giấc mơ:
- Bà, bà ơi, bà đâu rồi, con ngủ với bà cơ, con không thích ngủ với mẹ đâu.
Tôi vội lay người cho con tỉnh dậy, giúp con không mê man nữa. Đứa trẻ òa khóc:
- Mẹ ơi bao giờ thì bà lên, con muốn ngủ với bà cơ, bà yêu con cơ.
- Mẹ ngủ với con mà, con không thích ngủ với mẹ sao, mẹ cũng yêu con mà!
- Không, bà yêu con hơn, con thích ngủ với bà hơn, bà yêu con nhất, bố mẹ không yêu con nên không ngủ với con.
Đứa trẻ khóc lóc, hậm hực suốt đêm hôm đó không chịu ngủ chỉ vì một lý do đòi ngủ với bà, không thích ngủ với mẹ. Suốt đêm hôm đó tôi cũng thao thức không ngủ được, vừa ngồi dỗ con vừa suy ngẫm về khoảng thời gian qua có lẽ mình đã quá thiếu sót trong việc làm mẹ với con.
Ảnh minh họa
Tôi cứ nghĩ rằng đi làm có kinh tế, tạo điều kiện cho con học hành, ăn uống đầy đủ là được còn tình cảm sẽ bồi đắp dần dần. Nào có ngờ ngay trong đêm đầu tiên ngủ cùng con tôi đã thất bại, đứa trẻ hoàn toàn không cần mẹ nữa mà chỉ cần bà, thích ngủ với bà và nhất quyết nói không với mẹ. Lúc này tôi cảm thấy hoang mang hơn bao giờ hết.
Tôi lên mạng tìm hiểu nhiều về các bài viết khi trẻ ngủ từ nhỏ với ông và khác với việc ngủ với bố mẹ như thế nào tôi càng nhận thấy mình thiếu sót và sai lầm nhiều quá.
Bởi vậy ngay sáng hôm sau tôi đã dậy sớm bàn bạc với chồng về việc kiên quyết trong chuyện này, thà muộn nhưng còn có thể cứu vãn hơn là để đến khi đứa trẻ thực sự không coi bố mẹ ra gì, không còn tình yêu thương nào dành cho bố mẹ và trưởng thành theo một hướng khác nữa thì đã không còn có có thể cứu vãn được nữa.
Chồng đồng ý với quyết định của tôi. Vậy nên tôi đã gọi điện nói chuyện tâm sự với mẹ chồng những suy nghĩ của tôi sau một đêm trải nghiệm ngủ cùng con. Tôi nói:
- Hiện tại mẹ cứ ở dưới quê thêm một thời gian nữa mẹ nhé để con gần gũi lại với bé. Sau đó chúng con sẽ đón mẹ lên đây ở, mẹ giúp chúng con việc nhà cửa.
Mẹ chồng cũng hiểu ra chuyện và đồng ý. Bản thân bà bỗng dưng phải “tách” cháu cũng cảm thấy không quen và nhớ nhưng bà tôn trọng mọi quyết định chăm con của chúng tôi.
Tâm sự từ độc giả hoaian…
Khi trẻ nhỏ thường xuyên ngủ cùng ông bà, điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nếu trẻ đã quen với việc ngủ bên ông bà và đột ngột phải chuyển sang ngủ cùng bố mẹ, rất có thể trẻ sẽ phản ứng bằng cách khóc lóc. Nhiều trẻ có thể khóc trong nhiều đêm liên tiếp, dẫn đến tình trạng mất ngủ và thậm chí là sức khỏe bị ảnh hưởng.
Trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, cha mẹ cần nỗ lực chăm sóc và tạo dựng mối quan hệ gắn bó với trẻ. Nếu không, trẻ có thể không nghe lời cha mẹ, gây khó khăn trong việc giáo dục và dạy bảo sau này. Việc xây dựng mối liên kết vững chắc giữa cha mẹ và con cái là rất quan trọng trong giai đoạn phát triển này.
Ngoài ra, theo các chuyện gia giáo dục, trẻ ngủ cùng ông bà, trí não kém phát triển hơn những đứa trẻ khác.
Theo đó, những người lớn tuổi thường hô hấp kém do quá trình lão hóa, đặc biệt khi ngủ vào ban đêm, người già sẽ hít thở nhiều hơn so với bình thường. Vì thế để bé ngủ với ông bà, sẽ khiến bé hít vào cơ thể một lượng lớn khí thải. Điều này sẽ khiến trí tuệ bé phát triển kém và tính cách sau này cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Lựa chọn tốt nhất cho bố mẹ là cho bé ở bên ông bà vào ban ngày. Còn vào ban đêm, bố mẹ không nên cho bé ngủ chung với ông bà để bảo vệ sức khỏe của bé, đồng thời cũng để ông bà có thể ngủ ngon giấc không bị thức giấc bởi cháu quấy khóc.
Trẻ ngủ với bố mẹ, đặc biệt là mẹ sẽ phát triển tối ưu
Giữa mẹ và bé có một sợi dây liên kết đặc biệt, không thể bị chia cắt. Khi ở bên mẹ, bé cảm thấy an toàn tuyệt đối, một cảm giác mà chỉ mẹ mới có thể mang lại. Sau khi chào đời, bé thường quấn quýt bên mẹ, và thời điểm ban đêm trở thành cơ hội tuyệt vời để củng cố tình cảm này. Ngủ cùng mẹ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu, đồng thời xua tan nỗi sợ hãi và lo lắng. Nhiều người nhận thấy rằng không ai, kể cả người trông trẻ hay ông bà, có thể thay thế được sự dịu dàng và ấm áp mà mẹ mang lại.
Do đó, để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con, mẹ nên ngủ cùng bé trong những năm tháng đầu đời.