Các bé trai sẽ thường mất đi chính kiến của bản thân mình.
Ngày nay, phụ nữ, nhất là những bà mẹ đơn thân thường có tính cách mạnh mẽ, độc lập để có thể bươn chải với cuộc sống, kiếm tiền nuôi con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nuôi dạy trẻ, một người mẹ đơn thân có tính cách như thế thường ảnh hưởng rất nhiều đến các bé trai khi trưởng thành. Bởi con trai thường thừa hưởng nhiều tính cách từ mẹ hơn là từ bố.
1. Con trai thiếu đi sự nam tính
Một đứa trẻ thiếu sự đồng hành và mạnh mẽ của người cha khi còn nhỏ sẽ rất thiếu đi sự nam tính, chậm phát triển về thể chất và các hoạt động thể dục thể thao.
(Ảnh minh họa)
Các bé trai đa phần thường lo lắng, kém tự chủ, rụt rè, hèn nhát và cô lập. Khi trưởng thành và ra ngoài xã hội, trẻ gặp nhiều khó khăn và không thể thể hiện hành động tính mạnh mẽ vốn có của một người đàn ông và thích tìm kiếm một người phụ nữ mạnh mẽ như mẹ để kết hôn, đem lại sự an toàn cho chính bản thân mình.
2. Được bao bọc quá mức
Người mẹ quá mạnh mẽ, độc lập khi thấy bất kỳ những điều gì không tốt cho con họ sẽ tìm cách để giúp con giải quyết vấn đề và thậm chí làm hộ con. Họ kiểm soát suy nghĩ và hành động của con trai. Do đó, đứa trẻ nghiễm nhiên được mẹ bao bọc quá mức và hoàn toàn dựa vào mẹ khi trưởng thành.
3. Chịu nhiều áp lực
Những người mẹ độc thân mạnh mẽ, độc lập thường có suy nghĩ mong muốn mọi thứ hoàn hảo. Họ đòi hỏi con cái phải cố gắng hết sức mình, đặt những áp lực lên con cái của họ.
Không thể phủ nhận những áp lực sẽ giúp trẻ trưởng thành nhưng khi những áp lực quá lớn, trẻ sẽ dễ căng thẳng, mất cảm giác an toàn, không còn tự tin và bị tự ti ở tuổi trưởng thành.
4. Bé trai khó độc lập
Người phụ nữ mạnh mẽ họ thường không cho phép con cái nói từ "không". Trong một thời gian dài, trẻ chịu sự kiểm soát mạnh mẽ từ mẹ, tính cách và cảm xúc của bé thường bị bỏ qua. Vì thế, những đứa trẻ này thường hiếm có cơ hội tự quyết định cuộc sống độc lập của mình, mọi thứ đều theo sự sắp xếp của mẹ.
(Ảnh minh họa)
Theo thời gian, đứa trẻ này sẽ sớm từ bỏ những trách nhiệm của bản thân, mất khả năng giải quyết các vấn đề một cách độc lập và khó đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, luôn đồng ý vô điều kiện và phụ thuộc vào mẹ của mình.
5. Gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội
Dưới sự quản lý của một người mẹ mạnh mẽ, sự tương tác của đứa trẻ với xã hội cũng ít đi và chúng tập che giấu cảm xúc bên trong.
Thử tưởng tượng, khi trẻ đi đâu với mẹ nhưng mẹ luôn là người trả lời mọi câu hỏi của mọi người, giải quyết mọi vấn đề, cho phép bé được/không được làm gì... thì bé không thể có cơ hội được tiếp xúc với xã hội, tự đưa ra quyết định của bản thân mình. Về lâu dài, kỹ năng giao tiếp trong xã hội của trẻ sẽ không được hình thành và gặp khó khăn trong mọi vấn đề khi trưởng thành.