Từ nước ngoài trở về, tôi lập tức lần tìm theo địa chỉ trước đó mẹ cho để tìm mẹ và đã bị sốc rất nhiều.
Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo. Năm tôi 5 tuổi thì bố qua đời để lại hai mẹ con tôi. Lúc đó tôi nhớ có nhiều người mai mối lắm nhưng mẹ tôi nhất quyết không "đi bước nữa" mà ở vậy đi làm đủ ngành đủ nghề để nuôi tôi ăn học. Mẹ tôi từng đi nhặt ve chai, làm công nhân, bán đồ ăn sáng... chắt bóp lắm cũng đủ tiền cho tôi đi học hết lớp 12.
Mẹ tính cho tôi đi học thêm nữa nhưng tôi thấy sức mình không đủ, hơn hết mẹ đẻ tôi muộn nên cũng già rồi, cần phải được nghỉ ngơi. Lúc đó tôi xin mẹ cho tôi không tiếp tục đi học nữa mà đi làm kiếm tiền về nuôi mẹ.
Tôi đi làm vật vờ được 2 năm thì quyết tâm đi xuất khẩu lao động để hy vọng có mức lương tốt hơn, có tí vốn về xây nhà cho mẹ và làm ăn. Mẹ cũng đồng ý, bà thế chấp đất đai rồi đi vay cho tôi 400 triệu để làm các thủ tục và đi học tiếng để ra nước ngoài đi làm.
Ảnh minh họa
Suốt 4 năm trời tôi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài đều không có điều kiện để về nhà thăm mẹ nhưng hai mẹ con vẫn liên lạc thường xuyên, đồng thời tôi gửi tiền về để cho mẹ trả nợ và còn bao nhiêu thì tích góp, chờ ngày tôi về đoàn tụ, hai mẹ con có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Thế nhưng cách đây khoảng hơn 1 năm tôi bỗng nhận được tin mẹ chuẩn bị đi lấy chồng nữa ở cái tuổi U60. Lúc đó tôi cũng không biết nói gì vì nửa cuộc đời mẹ đã hy sinh hạnh phúc vì tôi nay muốn có tổ ấm riêng cho mình sao tôi lỡ từ chối. Thế nhưng tôi lại lo mẹ phải một lần nữa vất vả lo cho cuộc sống mới nếu lấy thêm chồng. Cũng kể từ ngày nhận được tin mẹ tái hôn, tôi không nhận được bất kì thông tin nào từ mẹ nữa. Thời điểm đó vì công việc tôi không được phép nghỉ nên cũng không thể về xem rốt cuộc cuộc sống của mẹ ra sao, vì lý do gì mà mẹ lại bỗng dưng cắt đứt liên lạc với tôi như vậy.
Sau khi lo liệu mọi việc và giấy tờ xong xuôi, tôi được phép trở về nước 2 tuần để thăm người thân. Trở về quê hương, tôi nghe mọi người nói mẹ tôi quả thực đã đi lấy chồng nữa và chuyển sang quê chồng sinh sống.
Lần theo địa chỉ quê cha dượng mà trước đó mẹ đã từng gửi cho tôi, tôi tìm được đến nhà mẹ. Cảnh tượng trước mắt khiến tôi thực sự choáng váng, là một căn nhà nhỏ mái ngói, lụp xụp, trong nhà cũng chẳng có thứ gì có giá trị cao. Nhìn thấy tôi trở về, mẹ ôm chầm lấy tôi mà cứ khóc không ngừng, bà nói khóc vì hạnh phúc nhưng cũng khóc vì buồn tủi. Khi tôi còn đang chưa hiểu sự "buồn tủi" của mẹ đến từ đâu thì từ xa, người cha dượng của tôi đi đâu về. Nhìn thấy ông tôi... chết lặng!
Ảnh minh họa
"Chết lặng" không phải vì cha dượng già hay nghèo mà bởi vì trên tay ông đang bế một đứa trẻ cũng chừng 1 tuổi. Khi tôi còn đang suy nghĩ, chưa biết nói gì thì mẹ tôi lên tiếng:
- Kia là cha dượng của con, con chào ông ý đi.
- Vậy còn...
- Đứa trẻ là... em của con.
Tôi nhìn mẹ nghẹn ngào không thể nói gì thêm. Tối hôm đó, hai mẹ con ngồi ngoài hiên nhà nói chuyện.
- Sao mẹ lấy chồng lại không liên lạc gì với con, rồi chuyện sinh thêm em nữa, sao mẹ cũng không bàn bạc gì với con?
- Mẹ xin lỗi, không phải mẹ không liên lạc với con mà mẹ không có thời gian gọi cho con và cũng không muốn làm phiền con. Mẹ lấy ông ấy cứ ngỡ chỉ nương tựa nhau tuổi già, ai ngờ lại bỗng có bầu. Đến mẹ cũng sốc nên không thể báo trước được gì với con. Mẹ và cha dượng quyết định giữ lại đứa trẻ nhưng không ngờ mọi thứ lại quá khó khăn đến vậy. Vòng xoáy cuộc sống khiến mẹ không còn thời gian để quan tâm đến con nữa, mẹ xin lỗi con nhiều.
- Có chuyện gì với em con sao hả mẹ?
- Đúng thế, cả hai cha mẹ đều đã già, chuyện nuôi dưỡng một đứa trẻ sơ sinh đã khó khăn, em con lại còn đổ bệnh suốt khiến chúng ta dường như kiệt quệ sức khỏe. Không chỉ thế, số tiền ít ỏi mà mẹ còn lại được sau khi đã trả hết nợ đi xuất khẩu lao động cho con cũng dành để chữa bệnh cho em.
Chính vì thế hai vợ chồng này lại nai lưng ra làm để kiếm sống, chữa bệnh cho em. Sau khi sinh em con, sức khỏe mẹ cũng yếu, thuốc men liên tục nên lại càng tốn tiền. Mẹ không có thời gian và cũng không muốn liên lạc với con vì mẹ sợ làm con buồn phiền, là gánh nặng kinh tế cho con. Mẹ xin lỗi con!
Ảnh minh họa
Nói xong mẹ bật khóc ôm chầm lấy tôi, tôi cũng không ngăn được những hàng nước mắt của mình.
- Lúc mẹ nói đi bước nữa con đã muốn ngăn cảm mẹ nhưng rồi lại thôi. Giá mà khi mẹ có bầu mẹ nên trao đổi với con thì chuyện đã khác. Mẹ đã già rồi, chúng ta lại không có kinh tế, nuôi một đứa trẻ sơ sinh mẹ biết là không dễ dàng mà.
Nghe tôi nói trong nước mắt, mẹ lại càng khóc to hơn.
Tôi ở lại với mẹ được 2 tuần thì cũng phải đi làm, trước khi đi tôi để lại cho mẹ toàn bộ số tiền mà tôi có và hứa sẽ gửi về thêm, hỗ trợ bố mẹ chăm sóc em nhỏ. Bước chân đi mà lòng nặng trĩu.
Tâm sự từ độc giả quychau...
Theo các chuyên gia, các bà mẹ từ 40 tuổi trở lên sẽ không được khuyến khích sinh con do nguy cơ rủi ro tiềm ẩn quá lớn, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé sau này
1. Những nguy cơ cho mẹ:
Nguy cơ cho người mẹ là sẩy thai, băng huyết sau sinh, tiền sản giật, sản giật, nhau tiền đạo.
Gần 15% phụ nữ bị sảy thai dưới 35 tuổi, tỉ lệ sảy tăng lên 20% ở độ tuổi 35-37; 25% ở độ tuổi 38-40 và 40% sau 40 tuổi. Vì tỉ lệ sảy thai cao ở những phụ nữ có tuổi, cho nên số bị sảy từ 2 lần trở lên không phải là hiếm.
Người mẹ bị tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi. Người mẹ có nguy cơ bị tổn thương gan, thận, chảy máu hay co giật khi chuyển dạ. Bệnh cũng khiến thai nhi chậm phát triển, thậm chí thai bị chết lưu.
Quá trình mang thai cũng dễ khiến các bệnh mãn tính đã mắc phải trước đó (nếu có) trở nên tăng nặng. Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ mang thai sau 50 tuổi bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh, miễn là bạn được chăm sóc tốt trong quá trình mang thai.
2. Nguy cơ cho con:
Không chỉ người mẹ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe mà thai nhi cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định.
Đối với việc thụ thai thông thường, nguy cơ bé sinh ra chậm phát triển trí tuệ và vận động cao (do mẹ càng lớn tuổi, các nhiễm sắc thể trong trứng dễ bị dính vào nhau, gây các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards…).
Thực tế, hầu hết các trường hợp cha mẹ lớn tuổi sinh thêm con khi các con khác đã lớn đa số đều không nhận được sự ủng hộ từ các con lớn. Một khi đã quyết định sinh thêm con nhỏ, các ông bố bà mẹ cần có những “công tác” thích hợp.
1. Bàn bạc hoặc ít nhất là thông báo với con
Trước khi quyết định sinh thêm con, các bậc cha mẹ nên bàn bạc với các con về kế hoạch của mình. Hoặc ít nhất, các bậc cha mẹ nên thông báo cho các con biết về quyết định của mình để các con có thời gian để chuẩn bị tinh thần.
2. Chuẩn bị sức khỏe thật tốt
Một trong những nguyên nhân khiến các con phản đối cha mẹ lớn tuổi sinh con là vì lo lắng cho sức khỏe của cha mẹ. Các chuyên gia thường xuyên khuyến nghị rằng phụ nữ ngoài 40 không nên sinh con vì có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cả bà mẹ và con. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và để các con lớn yên tâm, các bậc phụ huynh, nhất là các bà mẹ cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt để quá trình sinh nở được diễn ra suôn sẻ.
3. Đảm bảo điều kiện kinh tế
Cha mẹ khi lớn tuổi khó có thể tuy áp lực tài chính không còn nặng nề như khi còn trẻ, nhưng về lâu dài lại nảy sinh vấn đề, bởi đến gần thời điểm nghỉ hưu và sau khi nghỉ hưu, nếu tài chính không được tích lũy đủ sẽ trở thành vấn đề rất nghiêm trọng trong việc nuôi con. Vì vậy, trước khi sinh thêm con, cha mẹ cần chuẩn bị cho mình và con một ngân sách đủ cho con trong tương lai, để bé không phải là gánh nặng của anh/chị lớn khi cha mẹ già yếu.