Tôi lo cho tương lai của con gái và gia đình.
Sau khi lập gia đình, vợ chồng tôi có một bé gái và hiện con đang học lớp 5, chuẩn bị thi cuối cấp. Vợ chồng tôi định hướng cho con thi vào một trường trung học chuyên của thành phố nên nghĩ tới việc rèn luyện thêm cho con.
Qua giới thiệu từ các phụ huynh khác tôi tìm được một cô gia sư mới ngoài 30 tuổi. Khi mới gặp, cô gia sư này tạo cho tôi ấn tượng khá tốt: xinh đẹp, nước da trắng và vóc dáng cân đối. Tính cách tốt, cư xử rất chuẩn mực. Đặc biệt, cô gia sư đã có kinh nghiệm hơn 10 năm đi dạy 1-1 tại nhà, các học sinh đều đạt được thành tích tốt, đỗ vào các trường chuyên. Vì thế tôi rất hài lòng khi giao con cho cô giáo này.
Sau một thời tiếp xúc, cô gia sư đến nhà dạy dỗ con gái, tôi lại càng hài lòng hơn nữa vì thành tích học tập ở trường của cháu ngày một khởi sắc, tương lai chuyện thi đỗ vào trường chuyên sẽ có nhiều kỳ vọng hơn. Điều đặc biệt, đứa trẻ cũng thích cô gia sư trẻ tuổi, xinh đẹp này. Cả hai ngoài những giờ học ra còn gặp gỡ thường xuyên, đi chơi và ăn uống với nhau.
Ảnh minh họa
Nếu chuyện chỉ có thế thì không có gì phải bàn cãi. Thế nhưng có điều khiến tôi lăn tăn, thắc mắc đó chính là phong cách ăn mặc của cô gia sư này có vẻ không phù hợp cho lắm. Bình thường khi tới nhà tôi để dạy kèm cháu cô sẽ mặc trang phục như áo và váy, đi giày cao gót.
Tuy nhiên số lần ăn mặc chỉn chu như thế thì rất ít, đổi lại đa phần đều mặc khá phóng khoáng, hở hang như váy quá ngắn, áo hở nách, trễ ngực hay áo lót có màu sắc sặc sỡ... Không chỉ vậy, chỉ đi gia sư thôi nhưng cô trang điểm rất kĩ, đánh phấn, kẻ mắt, kẻ chân mày, thậm chí còn đeo lens mắt rất kĩ càng. Nữ gia sư còn thay đổi sơn móng tay, móng chân thường xuyên. Có lần khi được tôi hỏi về phong cách ăn diện, cô ấy thản nhiên trả lời rằng bản thân thích làm đẹp và ăn diện như thế quen rồi.
Tôi thì lại không thích những người ăn diện cầu kì quá như vậy, nhất là với người tiếp xúc với con gái đang tuổi lớn của tôi. Không thể phủ nhận là từ ngày học cô gia sư này cháu học tốt hơn nhưng tích cách và sở thích có vẻ cũng có nhiều thay đổi theo. Con cũng thích ăn diện đẹp và đòi hỏi mẹ mua quần áo mới thường xuyên hơn. Thậm chí nhiều lần tôi còn thấy con tự đánh phấn, son trước khi đi học. Khi tôi phát hiện ra đã bắt cháu phải lau đi rồi mới đi học, con làm theo nhưng rất miễn cưỡng.
Tôi bàn chuyện này với chồng:
- Em thấy rằng con thay đổi cách ăn mặc từ khi có sự xuất hiện của cô gia sư. Con đang ở lứa tuổi dậy thì và cần đặc biệt nghiêm khắc ở vấn đề này. Vì vậy em nghĩ chắc không thuê cô gia sư này nữa, để em tìm cô khác cho con.
Ảnh minh họa
- Em cứ quá quan trọng. Theo anh là không cần đâu. Anh thấy con học tốt là được còn các vấn đề khác thì cũng có thể nhắc nhở con dần mà. Với cả chuyện con làm đẹp chút ở lứa tuổi dậy thì cũng có sao đâu, khi nào làm lố quá thì mình mới can thiệp thôi.
- Nói như anh thì khi nào quá rồi thì đã muộn. Theo em thấy thì vẫn nên đổi gia sư cho con chứ em thấy con tiếp xúc nhiều với những người son phấn lòe loẹt, quần áo không được chỉnh tề như thế này cũng ảnh hưởng lắm.
Chồng thì không can thiệp nhiều, vẫn đồng tình với cách làm của tôi nhưng theo anh thì thuê gia sư cho con thì chỉ cần cô gia sư dạy con học tốt là được, những cái khác không cần quan tâm. Vậy nhưng tôi cũng quyết đổi gia sư cho con.
Tâm sự từ độc giả hanhvan...
Trẻ ở tuổi dậy thì đã phát triển nhận thức hoàn thiện, và tâm sinh lý cũng có sự thay đổi lớn. Chính vì lẽ đó mà không chỉ bố mẹ, thầy cô ở trường và cả gia sư tại nhà cũng sẽ trở thành đối tượng chú ý trong mắt trẻ.
Theo quan điểm của nhiều bậc phụ huynh, trang phục của giáo viên không chỉ phản ánh sự tôn trọng với nghề nghiệp mà còn thể hiện trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh. Các quy định nghiêm ngặt về chiều dài váy, quần áo thanh lịch và tư thế trang nhã đều nhằm mục đích tạo dựng một môi trường học tập nghiêm túc, nơi mà sự chú ý được đặt vào nội dung giảng dạy thay vì những yếu tố bên ngoài.
Khi giáo viên ăn mặc không phù hợp, đặc biệt là quá hở hang, trang điểm quá đậm, điều này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đối với học sinh. Lứa tuổi dậy thì là giai đoạn nhạy cảm, khi mà học sinh dễ bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh và biểu tượng xung quanh. Nếu giáo viên không chú ý đến trang phục, điều này có thể làm cho học sinh không thể tập trung vào bài học, dẫn đến những suy nghĩ không lành mạnh và thiếu nghiêm túc trong việc học tập.
Ảnh minh họa
Cụ thể, việc gia sư ăn mặc hở hang và trang điểm đậm có thể ảnh hưởng đến học sinh theo nhiều cách:
Hình mẫu và ấn tượng: Học sinh có thể coi gia sư là hình mẫu để noi theo. Nếu gia sư có phong cách ăn mặc và trang điểm quá nổi bật, điều này có thể tạo ra ấn tượng không tốt và khiến học sinh tập trung vào ngoại hình hơn là nội dung bài học.
Tâm lý học sinh: Trang phục và cách trang điểm có thể ảnh hưởng đến tâm lý học sinh. Nếu học sinh cảm thấy không thoải mái hoặc bị phân tâm bởi cách ăn mặc của gia sư, điều này có thể cản trở quá trình học tập.
Giá trị văn hóa: Ở một số nền văn hóa, cách ăn mặc hở hang có thể bị coi là không phù hợp, gây ra sự phản cảm trong lớp học. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu tôn trọng hoặc xung đột giữa gia sư và học sinh.
Sự chuyên nghiệp: Một gia sư được đánh giá cao thường được kỳ vọng sẽ có phong cách ăn mặc thể hiện sự chuyên nghiệp. Nếu trang phục quá lố hoặc không phù hợp, điều này có thể làm giảm uy tín và sự tin tưởng của học sinh đối với gia sư.
Tác động đến hành vi: Học sinh có thể bắt chước phong cách của gia sư, dẫn đến những thay đổi trong hành vi hoặc cách thức thể hiện bản thân của chúng, có thể không phù hợp trong môi trường học tập.