Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có cần phải đi gặp bác sĩ không?

Hạ Mây - Ngày 06/09/2019 15:55 PM (GMT+7)

Khi thấy trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt sẽ khiến các mẹ bắt đầu lo lắng, bất an. Cũng có phụ huynh chủ quan chỉ coi đó là điều bình thường. Vậy khi thấy tình trạng này xảy ra thì mẹ cần phải làm gì?

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là bị làm sao?

Bé ho nhiều nhưng không sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tống dị vật, chất nhầy ở cổ họng bên ngoài. Phần lớn trẻ ho về đêm thở khò khè không liên quan đến những bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp. Bởi vậy, phụ huynh không nên vì thế mà quá hốt hoảng.

Bé ho nhiều nhưng không sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể

Bé ho nhiều nhưng không sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể

Thông thường tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là dấu hiệu của những bệnh lý như:

1. Trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị trào ngược dạ dày, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng ho khan, thở khò khè, lách cách và đứt quãng. Sau khi ăn xong, trẻ ho nhiều và kéo dài, cơn ho sẽ nặng nề hơn khi trẻ nằm xuống.

2. Viêm tiểu phế quản

Trẻ ho có đờm, thở khò khè, hơi thở nhanh, nông và khó thở. Virus hợp bào hô hấp là tác nhân chính gây nên tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi và thường những virus này sẽ phát tác vào thời điểm cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Đây là dấu hiệu gần giống với viêm phế quản ở người lớn và những đứa trẻ lớn hơn, thông thường trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi hay bị nhiễm bệnh viêm tiểu phế quản hơn.

3. Trẻ bị viêm tắc thanh quản

Tình trạng viêm tắc thanh quản sẽ khiến cho tiếng ho của trẻ trở nên khô khốc bắt đầu vào ban đêm.

4. Trẻ bị hen phế quản

Những cơn ho dai dẳng, thở khò khè nghe có tiếng rít khẽ, có thể kéo dài 10 ngày, nặng hơn vào ban đêm.

5. Ho gà

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt rất có thể do mắc chứng ho gà. Trẻ sẽ bị ho khan, rất nhanh, tiếng khô khốc, hít mạnh nghe âm thanh the thé như tiếng gà. Khi bé quá mệt có thể dẫn tới hiện tượng co giật và ngừng thở.

Vi khuẩn lây nhiễm khiến cho cổ họng, khí quản và phổi của bé bị viêm gây nên căn bệnh ho gà. Trẻ em chưa được tiêm chủng phòng ngừa căn bệnh này có khả năng bị nhiễm nhiều hơn.

Thông thường, trẻ em được tiêm chủng lúc 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng, tiêm mũi tiếp theo trong khoảng từ 12 đến 18 tháng và được nhắc lại trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi. Sau này hệ miễn dịch dần suy yếu khi mỗi người già đi, vì thế có cả trường hợp người lớn bị mắc bệnh ho gà.

6. Cảm lạnh

Do tác động của vi khuẩn lây nhiễm qua đường mũi, viêm xoang, cổ họng và đường hô hấp chính của phổi. Trẻ bị cảm lạnh cũng có triệu chứng ho nhưng không sốt, bé ho có đờm, sặc nước bọt, khò khè, thở nhanh, chảy nước mắt, hy hữu có một vài trường hợp sốt nhẹ.

Ngoài ra những trẻ có các bệnh lý như viêm xoang, nhiễm lạnh, dị ứng, nôn trớ nhiều, hít phải thức ăn, khí độc hại và đồ chơi nhỏ cũng bị ho nhiều ngày nhưng không có dấu hiệu sốt.

Với những trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt do cảm lạnh thường đi kèm triệu chứng chảy nước mắt

Với những trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt do cảm lạnh thường đi kèm triệu chứng chảy nước mắt

Cách xử lý khi trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt

Việc trẻ ho nhiều ngày không khỏi và trẻ ho có đờm không sốt, các mẹ không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh theo dõi để có hướng xử trí phù hợp nhất.

Để xử lý đúng cách nhất, mẹ hãy căn cứ vào nguyên nhân khiến con bị ho nhiều nhưng không sốt để từ đó tìm thuốc hiệu quả. Cha mẹ có thể sử dụng các cách trị ho cho bé bằng thảo dược tự nhiên như: Chữa ho bằng gừng, trị ho bằng lá hẹ, sử dụng quất (tắc) hấp đường phèn, dùng mật ong kết hợp lá húng chanh, các bài thuốc từ hoa hồng trắng trị ho hoặc siro ho từ thảo dược tự nhiên.

Thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm ho, long đờm, kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Những bài thuốc chữa ho bằng thảo dược tự nhiên vừa đảm bảo an toàn cho trẻ lại hiệu quả nhanh chóng. Trường hợp bé bị nôn trớ khi ho mà không sốt thì cha mẹ nên dùng các cách có chứa tinh dầu gừng. Những cách này giúp trẻ giảm nôn trớ, làm ấm họng cho bé hiệu quả.

Với những trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt do cảm lạnh, các mẹ hãy cố gắng giữ cho mũi của bé luôn được sạch và thông thoáng. Chứng tắc mũi, nghẹt mũi hay bị nhỏ giọt có khi còn làm bệnh nghiêm trọng hơn. Với trẻ sơ sinh hay các bé đang tập đi chưa thể tự xì mũi, các mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý và giúp con hút các chất bẩn trong mũi, nước mũi ra bằng cách dùng ống hút mũi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh việc áp dụng những cách giảm ho cho bé về đêm bằng thảo dược tự nhiên trên, cha mẹ cần vệ sinh mũi miệng cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.

Chăm sóc trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt như thế nào?

Khi bé bị ho nhiều nhưng không sốt về đêm được mẹ chăm sóc khoa học, hợp lý cũng một phần giúp trẻ nhanh chóng hết cơn ho, trở về trạng thái sức khỏe bình thường. Những lưu ‎ý cha mẹ có con nhỏ bị ho cần biết:

1. Về ăn uống

Cha mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, uống nhiều nước trong ngày. Tuyệt đối không cho bé ăn các loại thực phẩm gây kích thích như cua, tôm… khiến trẻ bị ho nhiều hơn.

Nếu trẻ ra dịch mũi nhiều, các mẹ có thể vệ sinh mũi cho bé, hút mũi để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch đường thở của con, giúp con ngủ ngon và không quấy khóc.

2. Về sinh hoạt

Khi thấy con có dấu hiệu ho nhiều, mẹ hạn chế cho bé ra ngoài, nếu bắt buộc thì cần phải đeo khẩu trang. Tránh cho bé tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá.

Khi ngủ, kê cao gối cho bé, vai và đầu đều phải cao hơn thân. Như vậy mới ngăn được đờm nhầy chảy xuống cổ họng gây ho.

Giữ ấm cho trẻ khi ngủ, tránh để gan bàn chân, bụng và cổ bị hở khiến con bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn.

Ngoài ra, các mẹ nên vệ sinh phòng ngủ cho bé thật sạch sẽ, thay chăn ga, gối đệm thường xuyên đối với các bé bị hen suyễn, viêm phế quản,...

3. Một số cách xử lý khác

Trong trường hợp tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt kéo dài, kèm theo các triệu chứng sổ mũi, đau họng, khó thở mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ sớm nhất.

Đặc biệt, mẹ không được tự ý cho bé uống kháng sinh nếu như không có sự chỉ định của bác sĩ, nhất là với những đứa trẻ dưới 4 tuổi. Với những loại siro trị ho thì cần phải đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Đối với những bé bị hen phế quản, cần tuyệt đối tránh xa những yếu tố gây kích ứng như: Khói thuốc lá, những loại động vật như chó mèo…

Nếu mẹ sử dụng siro làm cách giảm ho cho bé về đêm thì cần phải đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Nếu mẹ sử dụng siro làm cách giảm ho cho bé về đêm thì cần phải đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt khi nào cần gặp bác sĩ?

Cha mẹ có trẻ ho về đêm thở khò khè cần theo dõi các dấu hiệu thay đổi để cho bé đến bệnh viện được bác sĩ thăm khám kịp thời. Khi thấy con ho nhiều nhưng không sốt đi kèm các triệu chứng dưới đây, mẹ cần cho con đi gặp bác sĩ:

- Nôn ói liên tục và kéo dài

- Ho khạc đờm ra máu

- Khó khăn khi nuốt thức ăn

- Khó thở, thở khò khè kèm theo đau tức ngực khi thở sâu

- Luôn cảm giác vướng víu như có dị vật ở cổ họng

- Nói chuyện nhỏ, thều thào

- Móng tay, môi bị tím tái

- Người ốm yếu, mệt mỏi

Trẻ ho không sốt có nên uống kháng sinh?

Nếu như trẻ bị ho do yếu tố thời tiết hoặc môi trường thì những cơn ho này sẽ không nặng nề và nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó mà các mẹ không nhất thiết phải cho bé uống kháng sinh.

Còn với các trường hợp còn lại do bệnh lý, nếu trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt thì các mẹ tốt nhất nên cho trẻ đi khám bác sĩ để được khám chữa và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không mua các loại thuốc kháng sinh về cho bé sử dụng mà chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ.

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt không phải là tình trạng hiếm gặp, cha mẹ cần theo sát những dấu hiệu của con để xác định thể trạng sức khỏe của bé. Những thông tin tham khảo trên đây hy vọng sẽ phần nào giải đáp những thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi có con ho nhiều nhưng không sốt.

Thực phẩm cấm kỵ khi trẻ bị ho
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất là biện pháp cần thiết để trẻ nhanh chóng chấm dứt cơn ho.

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ho