Thanh Thúy luôn kiên nhẫn dạy con tập nói nhưng bé Tết không chịu hợp tác.
Những khán giả yêu mến gia đình diễn viên Thanh Thúy và đạo diễn Đức Thịnh thường rất thích xem các đoạn video được cặp vợ chồng chia sẻ trên mạng xã hội. Trong những đoạn video đó ghi lại những tình tiết vui nhộn trong cuộc sống thường ngày của Thanh Thúy - Đức Thịnh bên hai con trai đáng yêu là Cà Phê và cu Tết. Mọi thứ vừa hài hước, hóm hỉnh xen lẫn những phương thức nuôi dạy con đầy ý nghĩa.
Nhiều người bình luận dưới những clip của Thanh Thúy Đức Thịnh thắc mắc rằng hầu như không bao giờ thấy con trai thứ 2 của cô - bé Tết nói 1 câu nào đủ ý, rõ nghĩa vì cậu bé hiện giờ cũng đã hơn 4 tuổi rồi. Thậm chí nếu để ý kĩ sẽ thấy cu Tết thường giao tiếp với bố mẹ bằng ánh mắt, cử chỉ và hành động, từ yêu thương cho đến phản kháng. Ví dụ khi mẹ hỏi "con thích ăn trái nào", cu Tết đều lắc đầu và nếu bị dồn quá cậu bé sẽ hất tung những trái cây đó đi mà không đáp trả mẹ.
Trên thực tế, trong những chia sẻ hiếm hoi của Thanh Thúy Đức Thịnh ở các bài phỏng vấn, cặp bố mẹ từng tiết lộ con trai cô - bé Tết gặp tình trạng chậm nói.
Bé Tết chào đời vào đúng mùng 3 Tết năm 2019, khi ấy Thanh Thúy đã 37 tuổi. Cậu bé khôi ngô, đáng yêu nhận được nhiều lời chúc mừng của mọi người. Càng lớn Tết càng điển trai, đáng yêu và được mẹ khoe thường xuyên trên mạng xã hội. Nhìn con trai đáng yêu là vậy nhưng nữ diễn viên từng trải lòng chuyện vợ chồng cô đã rất vất vả, chạy chữa đủ đường vì con trai 3 tuổi nhưng luôn nói những câu vô nghĩa, ê a bình thường và không bao giờ gọi mẹ.
Thậm chí Thanh Thúy còn từng thoải mái đăng tải những đoạn video dạy con gọi "mẹ". Cô kiên nhẫn bắt con gọi mẹ và nói "con gọi mẹ đi" "con gọi mẹ đi, mẹ nha, mẹ nhảy xuống ăn mừng" "Cuộc chiến gọi mẹ không hồi kết". Thế nhưng cuối cùng bà mẹ cũng đành chịu bất lực vì con trai nhất quyết không cất tiếng gọi mẹ.
Đạo diễn Đức Thịnh từng chia sẻ khi Tết hơn 2 tuổi gia đình bắt đầu phát hiện bé gặp khó khăn trong giao tiếp nên có đi khám bác sĩ. Bác sĩ cũng kết luận "con đang có vấn đề về rối loạn giấc ngủ gây ra khó khăn trong biểu đạt cảm xúc. Tất cả điều này đều từ việc bé bị chậm nói mà ra”.
Vợ chồng Thanh Thúy Đức Thịnh đã đưa con đi chạy chữa nhiều nơi từ bệnh viện Nhi đồng tới các trung tâm để thăm khám. Theo lời khuyên của bác sĩ, cặp bố mẹ bắt đầu dành nhiều thời gian cho con trai hơn, bên cạnh con hơn và tương tác với con nhiều hơn. Nữ diễn viên cùng chồng sắp xếp những chuyến du lịch cả gia đình đến nhiều nơi để bé tiếp xúc với nhiều điều mới lạ và giao tiếp với nhiều người.
Tuy nhiên cả hai cũng thống nhất không quá nóng vội để ảnh hưởng tâm lý cả bố mẹ và con trai. "Thúy có hỏi rất nhiều bạn bè xung quanh nguyên nhân của con mình để nhờ họ chia sẻ kinh nghiệm, rồi dẫn bé đi bác sĩ khắp nơi. Từ bệnh viện Nhi đồng tới trung tâm bác sĩ tâm lý, đều khuyên cứ bình tĩnh không nóng vội, hạn chế con xem tivi, dẫn con đi dạo chơi và tương tác nhiều hơn với bé. Thúy đều làm hết nhưng rồi bé vẫn chưa khá lên nhiều, hi vọng thời gian sau, bé sẽ có những thay đổi tốt hơn, đó là điều mình mừng nhất (cười)".
Hiện tại cả gia đình đều đang nỗ lực giúp bé Tết ổn định hơn về mặt cảm xúc, bập bẹ tập nói nhiều hơn. Tuy nhiên những video mới nhất về bé Tết vẫn chưa có nhiều kết quả khả quan. Nhiều người gửi lời động viên vợ chồng Thanh Thúy, Đức Thịnh vì cu Tết rất đáng yêu, điển trai và khuôn mặt sáng sủa, thông minh. Không ít bà mẹ cũng chia sẻ chuyện con bằng tuổi Tết nhưng cũng gặp phải vấn đề về giao tiếp, sau đó các bé sẽ có những thay đổi tích cực trong tương lai khi được bố mẹ đồng hành, giúp đỡ.
Trong thực tế việc các bé 3-4 tuổi nhưng gặp tình trạng chậm nói diễn ra khá phổ biến và cần sự đồng hành lớn từ bố mẹ: 1. Tích cực nói chuyện với bé Dù bé không thể nói hay phản ứng lại thì bố mẹ vẫn nên nói chuyện thường xuyên với bé. Việc này sẽ giúp bé cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và ghi nhớ từ vựng. Đặc biệt, bố mẹ nên tích cực nói với bé mọi lúc mọi nơi. Khi đang làm bất cứ việc gì cũng nên mô tả cho bé hiểu. Không nên nói bằng giọng “nựng bé’ khiến bé khó bắt chước, hãy nói chuyện với bé từ từ, chậm rãi, rõ câu chữ để bé có thể bắt chước được. 2. Sử dụng hình ảnh trực quan Một trong những cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả là sử dụng hình ảnh trực quan. Khi bé nhìn thấy vật gì hoặc làm hành động gì thì bố mẹ hãy miêu tả sự việc bằng một hai từ đơn giản để giúp bé nhớ từ vựng và học cách phát âm. Ví dụ: Mẹ có thể đưa cho bé quả bóng cho bé chơi và dạy bé nói “quả bóng”, liên tục sẽ nhanh giúp bé nhận thức được đó là quả bóng, ghi nhận và sau đó sẽ bật thành tiếng. 3. Trả lời bé Mẹ nên quan sát để hiểu bé muốn nói gì. Đặc biệt khi bé nói chuyện, mẹ nên trả lời lại để khuyến khích bé tập nói. 4. Không bắt chước ngôn ngữ của bé Khi bé chậm nói, bé sẽ phát âm không chuẩn. Bố mẹ không nên bắt chước những câu đó vì dễ khiến bé hiểu nhầm là bé nói đúng. Cách dạy trẻ chậm nói tốt nhất là bố mẹ cần sửa để bé phát âm chuẩn. Bố mẹ chỉ cần kiên nhẫn nhắc đi nhắc lại nhiều lần bé sẽ có tiến bộ. 5. Tiếp xúc với nhiều người Dù trẻ con chưa thể nói chuyện được như người lớn nhưng chúng có ngôn ngữ riêng với nhau. Vì vậy mẹ hãy tạo cơ hội cho bé gặp gỡ bạn bè cùng tuổi để bé, hay đưa bé đi dã ngoại với những người bạn cùng tuổi của bé… để phát triển khả năng ngôn ngữ, giao tiếp. 6. Hạn chế cho bé xem ti vi, điện thoại Xem tivi, điện thoại là cách tương tác một chiều không có hiệu quả cho bé tập nói. Vì vậy trong giai đoạn bé đang phát triển ngôn ngữ, bố mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng các thiết bị này và cố gắng dành nhiều thời gian nói chuyện, tương tác với bé. 7. Đọc sách, đọc truyện cho trẻ Một trong những cách dạy trẻ chậm nói nữa là mẹ có thể kết hợp đọc sách, đọc truyện cho bé. Mẹ có thể ôm con vào lòng, cầm những cuốn sách, truyện có tranh vẽ và vừa đọc vừa chỉ vào những hình ảnh ngộ nghĩnh cho bé xem. Bằng cách này mẹ sẽ giúp con quen với vần điệu mới, nhiều từ mới hơn, tăng khả năng nói cho bé. 8. Không gượng ép Mẹ không nên gượng ép bé nói, quá trình dạy con nói là 1 quá trình dài, cần theo thời gian. Đừng gượng ép bắt bé phải nói, hãy để thời gian cho bé tập quen, dần dần bé sẽ nói theo. Và khi bé nói mẹ không nên dành những hành động vô tay, khen ngợi con. Để dạy trẻ chậm nói cần dành rất nhiều thời gian, tâm huyết cho con, không thể nóng vội. 9. Dạy bé nói những từ đơn giản, từ đơn trước Khi mới bắt đầu dạy trẻ chậm nói thì hãy bắt đầu với những từ đơn giản nhất, từ đơn trước. Ví dụ như các từ như mẹ, bà, cơm… để bé tập nói theo. Những từ đơn sẽ dễ dàng phát âm và ghi nhớ hơn. Đồng thời, kết hợp hình ảnh để giúp bé có hứng thú hơn. |