Đốt mỡ ngực và cánh tay là phương thức làm đẹp vừa lạ vừa quen. Tuy nhiên, ThS.Bs Cao Ngọc Duy đã nêu lời cảnh báo, chị em cần chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức hợp lý trước khi "xuống tay" chi tiền cho công nghệ làm đẹp này.
Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa 2, Trưởng Khoa - Khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang
Hút mỡ làm đẹp đã không còn là biện pháp thẩm mỹ quá xa lạ, đặc biệt là chị em đam mê cái đẹp. Tuy nhiên, đây cũng là biện pháp làm đẹp chứng kiến nhiều trường hợp biến chứng, tử vong bậc nhất trong số các ca phẫu thuật. Mới đây, ngày 6/12, Sở Y tế TP.HCM vừa ghi nhận trường hợp tử vong khi đi phẫu thuật thẩm mỹ đốt mỡ vùng hai cánh tay và ngực trái tại một Trung tâm thẩm mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân là N.T.P. (25 tuổi, quận 10), được xác định tử vong do sốc phản vệ nghi do thuốc gây mê, gây tê; tổn thương não do thiếu oxy não và biến chứng hôn mê, suy hô hấp tuần hoàn. Theo báo cáo từ Bệnh viện Chợ Rẫy, chiều 26-11 đơn vị tiếp nhận bệnh nhân N.T.P. trong tình trạng mê sâu, thở máy qua nội khí quản và truyền adrenaline (thuốc điều chỉnh các chức năng nội tạng).
Trước đó bệnh nhân đến Trung tâm thẩm mỹ đốt mỡ vùng hai cánh tay và ngực trái. Trong quá trình chuẩn bị phẫu thuật, bác sĩ tiêm lần lượt các thuốc gây tê, gây mê, giảm đau và an thần gồm midazolam, fentanyl, lidocain.
Ngay sau đó bệnh nhân tím tái, ngưng hô hấp tuần hoàn. Bệnh nhân được xử trí ép tim ngoài lồng ngực và chuyển đến Bệnh viện Sài Gòn ITO Phú Nhuận cấp cứu và sau đó được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng mê sâu, thở máy qua nội khí quản, mạch 120 lần/phút, huyết áp 150/90mmHg, truyền adrenaline.
Trong quá trình chuyển viện, bệnh nhân có lúc ngưng tim ngưng thở. Và sau 24 giờ nhập viện, bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốc phản vệ nghi do thuốc gây tê, mê, tổn thương não do thiếu oxy, biến chứng hôn mê, suy hô hấp tuần hoàn.
Liên hệ với Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa 2, Phó trưởng Khoa - Khoa Hàm mặt thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, ThS.Bs Cao Ngọc Duy cho biết: "Ở thẩm mỹ viện mà dùng thuốc gây mê như đã liệt kê phía trên là midazolam, fentanyl… là không được phép. Còn nếu được thăm khám đầy đủ ở bệnh viện mà vẫn xảy ra trường hợp xấu là sốc thuốc là do cơ địa bệnh nhân. Lúc này đúng là trời cứu".
Từ trước đến nay, biện pháp giảm mỡ phổ biến là hút mỡ. Trường hợp bị tử vong đây lại là đốt mỡ. Vậy đốt mỡ và hút mỡ khác nhau như nào?
Đúng là từ trước đến nay, hút mỡ là biện pháp phổ biến nhất để làm loại bỏ mỡ ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, càng ngày công nghệ tiên tiến hơn sẽ càng có những máy móc mới, công nghệ mới để huỷ mỡ, như đốt mỡ, hoá lỏng mỡ, phá vỡ liên kết chắc chắn của mỡ trước khi hút và sau khi hút mỡ ra ngoài. Song quy trình thực hiện vẫn tương tự như hút mỡ. Bác sĩ vẫn phải tiền mê, gây tê vùng hút mỡ, đốt mỡ cho nên bất kì công đoạn nào cũng có thể dẫn đến biến chứng khi chúng ta không làm đúng quy trình.
Vậy nên tử vong trong hút mỡ hay gặp là do sốc phản vệ với thuốc tê, thuốc mê, hay ngộ độc thuốc tê nếu không được xử lý đúng cách. Thêm vào đó là hút mỡ khi thực hiện ở những nơi không đầy đủ dụng cụ và thuốc cấp cứu.
Các trường hợp bị tử vong khi đi hút mỡ từ trước đến nay ghi nhận rất nhiều. Đối tượng nào được khuyến khích sử dụng biện pháp này?
Hút mỡ là cách để loại bỏ mỡ thừa ra khỏi cơ thể nên được chỉ định rộng rãi với những đối tượng khách hàng thừa mỡ. Tuy nhiên, mọi người đang quá chủ quan khi nghĩ hút mỡ đơn giản.
Có ý kiến cho rằng, người càng nhiều mỡ, hút mỡ sẽ càng nguy hiểm. Quan điểm này có đúng không?
Đúng là người nhiều mỡ nhiều vùng, việc hút mỡ sẽ gặp nhiều nguy cơ rủi ro hơn. Lí do khi hút mỡ lâu, có thể gây rối loạn vận mạch, huyết tắc mỡ… Do đó, với người cần hút mỡ nhiều vùng nên chia ra nhiều lần, không nên 1 lần hút mỡ toàn thân.
Cánh tay là bộ phận khiến nhiều chị em đau đầu nhất vì mỡ khó giảm. Bác sĩ có lời khuyên gì cho chị em khi thực hiện hút mỡ vùng này và hút mỡ nói chung?
Trước khi thực hiện bất kì thủ thuật thẩm mỹ nào, bệnh nhân đều cần được khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm và khám trước khi gây mê cẩn thận và đầy đủ. Quy trình khám trước khi phẫu thuật nói chung và hút mỡ nói riêng nếu được thực hiện ở bệnh viện sẽ đầy đủ và chi tiết hơn ở các thẩm mỹ viện. Điều quan trọng là phải tiên lượng được quá trình hút mỡ, thuốc tê dùng vừa đủ để tránh gây ngộ độc thuốc, sốc thuốc.
Tin liên quan
Sắp sửa “vượt mặt” Lâm Khánh Chi vì số lần thẩm mỹ, Lynk Lee tiếp tục nâng cấp sống mũi theo dáng Trung Hoa với đầu mũi cao chót vót. Sự...
Tại sao tiêm botox phòng ngừa lại dễ khiến bạn dễ trở nên già đi? Chị em làm đẹp trước Tết nên lưu ý
Trong những năm gần đây, phụ nữ ở độ tuổi 20 ngày càng quan tâm hơn đến việc chăm sóc và gìn giữ vẻ ngoài trẻ trung của mình. Điều này kéo...
Đi căng chỉ làm đẹp đâu chưa thấy nhưng những gương mặt này đã khiến chị em cõi mạng "sởn da gà". ThS.Bs Cao Ngọc Duy đặc biệt cảnh tỉnh chị...
Con gái lớn đại gia Minh Nhựa phẫu thuật thẩm mỹ nhiều bộ phận. Nhan sắc sau khi "dao kéo" nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Tin bài cùng chủ đề ThS.Bs Cao Ngọc Duy
ThS.Bs Cao Ngọc Duy - Trưởng Khoa - Khoa Hàm mặt thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã lên tiếng cảnh cáo chị em về lựa chọn tiêm filler.