TS.BS. Nguyễn Hữu Quang - Phó trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Da Liễu TW đã có những chia sẻ rất cần thiết dành cho những ai đang dự định tiêm filler chỉnh sửa nhan sắc.
Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, BV Da liễu Trung ương
Filler hay còn được gọi là chất làm đầy được xem là sự tiến triển ngoạn mục của ngành công nghiệp làm đẹp. Khi mà con người có thể tận dụng chúng để chỉnh sửa các đường nét trên gương mặt mà không cần đến dao kéo, phẫu thuật.
Tiêm thẩm mỹ tức là tiêm chất làm đầy vào các bộ phận như: da, môi, mũi, má, cằm… để tạo hình các đặc điểm này theo ý muốn. Với thời gian thực hiện nhanh chóng, hiệu quả tức thời, chi phí khá thấp so với các biện pháp thẩm mỹ khác, tiêm filler hiện đang được xem là một trong những xu hướng làm đẹp được các nàng quan tâm hàng đầu.
Bên cạnh những ưu điểm của việc làm đẹp bằng filler, còn vô vàn những bất cập xung quanh phương pháp làm đẹp hiện đại này. Để giúp phái đẹp hiểu rõ hơn về tiêm thẩm mỹ, Eva đã có cuộc trao đổi với TS.BS. Nguyễn Hữu Quang - Phó trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Da Liễu TW nhằm đưa ra những điều đáng lưu ý cho các nàng trước khi tiến hành tiêm filler.
Trước khi tiêm filler, bạn phải cân nhắc đến nhiều yếu tố như sức khỏe, chất lượng, nguồn gốc filler hay uy tín của trung tâm thẩm mỹ...
Những bước quan trọng khi tiến hành làm đẹp bằng filler
Bước 1: Bác sĩ tư vấn về những loại filler, đồng thời chỉ ra đâu là vùng bạn nên làm đầy để sở hữu một gương mặt hoàn hảo. Dung lượng tiêm cũng được bác sĩ chỉ định, thông thường 1 cc filler có giá dao động từ 1 đến hơn 2 triệu đồng, tùy vào chất lượng cũng như thương hiệu.
Bước 2: Sau khi tư vấn cho khách hàng về sản phẩm và liệu trình phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành các loại xét nghiệm để đảm bảo bạn đủ sức khỏe và đạt được các điều kiện trước khi tiến hành tiêm filler.
Tiêm filler là phương pháp làm đẹp rất nhanh chóng, hiệu quả nhưng vì vậy mà phái đẹp nên cẩn trọng.
Bước 3: Bước này khá quan trọng để giúp cho bạn cảm thấy an tâm hơn trước khi làm đẹp bằng filler. Đó chính là ủ tê vùng da cần tiêm filler để giảm đau, thời gian ủ tê kéo dài khoảng từ 15 đến 35 phút tùy loại thuốc ủ.
Bước 4: Sau khi ủ tê, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm filler vào các vùng đã định trước với kỹ thuật tiêm và kim tiêm chuyên dụng.
Bước 5: Bác sĩ kiểm tra và dặn dò, kê thuốc sau khi tiêm filler cho bạn trong vòng 1 đến 2 tuần. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu không ổn sẽ quay lại thăm khám.
Trước khi tiêm filler cần cân nhắc điều gì?
Tình trạng sức khỏe
Theo TS.BS. Nguyễn Hữu Quang, dù là biện pháp làm đẹp không xâm lấn da quá nhiều nhưng để đảm bảo an toàn, phụ nữ có thai và đang cho con bú tuyệt đối không được sử dụng phương pháp tiêm filler hay bất cứ các loại chất làm đầy nào. Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng cho biết thêm các đối tượng nên tránh xa biện pháp làm đẹp với filler bao gồm:
- Những người đang bị viêm xoang cũng không nên tiêm filler.
- Người đang làm răng hay phải khám nha khoa cũng không nên tiêm filler.
- Người đang gặp vấn đề về răng miệng, thường xuyên đến khám nha khoa, người đang chỉnh răng, đeo niềng răng, điều trị bệnh về răng... Sở dĩ như vậy là bởi vì các đối tượng này phải thường xuyên há to miệng nên sẽ làm filler sau khi tiêm dịch chuyển sang vị trí khác.
Tìm hiểu nguồn gốc và chọn các loại filler chất lượng
Một điều quan trọng không kém trước khi tiến hành tiêm filler chính là bạn phải lựa chọn nơi an toàn và có chất lượng filler cao. Như bạn đã biết, trong filler đều sẽ có những chế phẩm có cùng công thức cấu tạo từ Axit Hyaluronic (HA) nhưng tùy thuộc vào công nghệ điều chế sẽ cho ra những sản phẩm có chất lượng khác nhau. Vì vậy, các bạn phải tìm hiểu kỹ hơn về thông tin sản phẩm trước khi lựa chọn.
Hơn nữa, hệ lụy của việc tiêm filler kém chất lượng là khó lường trước, nhiều trường hợp phải cắt bỏ một vùng da, hoại tử cơ, nhiễm trùng, nhẹ nhất là mưng mủ, sưng tấy. Vì vậy, kiểm tra nguồn gốc filler, cũng như tìm hiểu rõ trung tâm thẩm mỹ định đến là điều tối cần thiết trước khi quyết định "nâng cấp" nhan sắc bằng chất làm đầy.
Mũi bị sưng đỏ, mưng mủ và có nguy cơ nhiễm trùng do tiêm filler sai cách hay kém chất lượng.
Mũi bị mưng mủ, chảy dịch vì filler kém chất lượng.
Chất lượng filler quyết định rất nhiều đến hiệu quả đạt được.
Sau khi tiêm filler phải làm gì?
Về mặt thẩm mỹ, tiêm filler là phương pháp làm đẹp an toàn, thân thiện và cho hiệu quả nhanh chóng. Bên cạnh đó, theo các bác sĩ chuyên khoa, tiêm filler không gây hại, tuy nhiên bạn vẫn cần phải chú trọng hết mức có thể. Đảm bảo các lưu ý trước khi tiêm thôi chưa đủ, sau khi tiêm filler, bạn phải chăm sóc, bảo vệ thật tốt để duy trì hiệu quả lâu dài hơn.
Theo đó, chuyên gia Nguyễn Hữu Quang cho biết: "Không sờ nắn, ấn tay vào vùng tiêm filler sau 1 tuần thực hiện. Bạn có thể gặp những triệu chứng như đỏ, đau, căng, sưng, bầm, ngứa, đổi màu da… ngay sau khi tiêm, nhưng hãy yên tâm vì chúng sẽ tự ổn định dần sau 2 - 3 ngày nên hãy bình tĩnh thăm khám, đừng quá lo lắng".
Sau khi tiêm filler, để hạn chế chất làm đầy chảy sang các bộ phận khác, bạn phải chăm sóc cẩn thận.
Ngoài ra, người vừa tiêm filler xong không nên ăn các thực phẩm đã từng dị ứng và có nguy cơ dị ứng như xôi, hải sản, thịt bò, thịt gà, rau muống, tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, rượu bia, cà phê, thuốc lá…
Sau khi tiêm filler bạn tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt, với các tia tử ngoại. Đồng thời, bạn không nên massage, xông hơi hoặc thực hiện các phương pháp làm đẹp có tác động lực đến bộ phận tiêm filler.
Khi ngủ cũng hạn chế nằm sấp hay nằm nghiêng, chỉ được nằm thẳng để tránh filler chảy tràn sang các bộ phận khác.
Lỡ tiêm filler không ưng ý phải làm sao?
Sau khi tiêm filler nhưng bộ phận đó lại bị lệch hoặc không ưng ý, bạn đừng lo lắng vì các bác sĩ có thể tiêm thêm một chút chất làm đầy để cho cân chỉnh lại bộ phận ấy ngay.
Trong trường hợp bạn dùng filler là HA, bác sĩ còn có thể sử dụng một loại enzyme để phân giải chất này và quá trình này gọi là quá trình tiêm tan filler.
Chuẩn bị kiến thức thật kỹ trước khi tiêm filler sẽ giúp bạn sở hữu nhan sắc hoàn hảo, an toàn nhất.
Hy vọng các chia sẻ, lời khuyên về những chuẩn bị trước và sau khi tiêm filler trên đây của TS.BS. Nguyễn Hữu Quang đến từ Bệnh viện Da liễu Trung ương sẽ giúp phái đẹp có được hành trang làm đẹp cẩn thận, suôn sẻ và thông thái nhất.
Tin liên quan
Mỹ nhân này đến 6 lần chinh chiến sắc đẹp, vượt qua mọi rào cản để chứng minh nhan sắc và thực lực.
Tin bài cùng chủ đề Sao phẫu thuật thẩm mỹ
Làm đẹp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của các ngôi sao, đặc biệt khi họ phải thường xuyên xuất hiện trước công chúng nhưng làm thể nào để họ luôn duy trì một hình ảnh hoàn hảo...