Xin vai diễn đã khổ nhưng nhận được vai diễn tại Hoành Điếm cũng là quá trình trăm đắng ngàn cay.
Kỳ 2: Giấc mộng Hoành Điếm hay nơi chôn vùi thanh xuân?
Diễn viên bị phân biệt đối xử, nhân công rẻ mạt
Tổng thế Hoành Điếm bao gồm 13 kết cấu chính trải dài theo lịch sử và địa lý Trung Quốc: phố Quảng Châu, phố Hồng Kông, cung điện thời Minh- Thanh, cung Tần Vương,...
Tại Hoành Điếm, diễn viên được chia cấp bậc rõ ràng, thấp nhất Tổng thế Hoành Điếm bao gồm 13 kết cấu chính trải dài theo lịch sử và địa lý Trung Quốc: phố Quảng Châu, phố Hồng Kông, cung điện thời Minh- Thanh, cung Tần Vương,...là diễn viên quần chúng, tiếp đó là diễn viên được chỉ định riêng. Diễn viên được chỉ định riêng cũng chia thành 3 cấp bậc, càng được xuất hiện nhiều cảnh, có lời thoại càng có cấp bậc cao.
Diễn viên được chia làm nhiều cấp bậc khác nhau.
Chính vì sự phân biệt cấp bậc như vậy, những người nhận vai quần chúng thường bị xúc phạm nhân phẩm, bị coi rẻ không khác nào đạo cụ sống, cần thì dùng mà không cần thì chửi mắng. Nhiều diễn viên sau khi đi lên vai phụ từ diễn viên quần chúng thì không bao giờ nhận vai quần chúng nữa, thậm chí còn không dám nói chuyện với các diễn viên quần chúng khác trên phim trường vì sợ bị “hạ giá”.
Một cảnh huy động đông đảo diễn viên quần chúng trong tác phẩm "Anh Hùng" (đạo diễn Trương Nghệ Mưu).
Bên cạnh đó, còn có các diễn viên chuyên phụ trách các cảnh hành động (đánh nhau, nhảy lầu, các cảnh nổ bom, đóng thế cảnh nguy hiểm).
Thời gian gần đây, bởi số lượng người đổ về Hoành Điếm nhiều cũng như tiền đầu tư phim có hạn, tiền lương của diễn viên cũng bị chèn ép, một ngày 8 tiếng được 48 tệ, nếu quay ngoài giờ thì được 5 tệ một giờ. Đôi lúc nếu diễn các cảnh phải dầm mưa hoặc cảnh bom đạn, cảnh cạo đầu, diễn người chết… sẽ được thêm chút tiền bồi dưỡng.
Các diễn viên phụ đảm nhận vai phu kiệu sẽ nhận được tiền bồi dưỡng từ 5-10 tệ cho một vai diễn.
Mạnh Hưng Cường tốt nghiệp trường võ thuật tại Hà Nam đã lăn lộn tại Hoành Điếm nhiều năm, ngoài đóng thế còn diễn vai người chết: “Nhảy xuống biển, nhảy lầu, bị ngã ngựa đều là các cảnh cần đến võ sư. Các vai này khá khổ cực, bình thường sẽ được trả 200 tệ một ngày, cũng có đoàn phim trả 300 tệ”.
Các cảnh diễn viên bị trúng đạn cũng sẽ được thêm tiền. Tuy nhiên các diễn viên quần chúng rất ngại và sợ những vai diễn có liên quan đến bom đạn bởi bom nổ tuy là bom giả nhưng cũng đủ để gây đau đớn.
Với các cảnh trúng đạn, trong áo sẽ đặt một kíp nổ nhỏ để “máu” bắn ra như bị trúng đạn thật. Tuy nhiên, nếu diễn không đạt thì sẽ phải quay lại, vừa tốn đạo cụ vừa đau.
Phần lớn các diễn viên quần chúng tại Hoành Điếm đều thích diễn cảnh trúng độc chết vì vừa đơn giản, vừa không đau, chỉ cần trợn mắt sùi bọt mép, lẩm bẩm “rượu này/ thức ăn này có độc” là đạt. Vì diễn vai người chết được trả thù lao khá hơn nên có ngày một diễn viên quần chúng nhận “chết đi sống lại” đến chục lần.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể may mắn được nhận những cảnh đóng người chết hay cảnh nguy hiểm, một bộ phận không ít diễn viên tại Hoành Điếm cho hay: “Cát xê một tháng không tới 3000 tệ, còn thấp hơn cả lương công nhân”.
Không chỉ có đồng lương bạc bẽo, các diễn viên quần chúng còn than trời vì bị các đoàn làm phim đối xử tệ bạc: “Trang phục diễn của chúng tôi không biết là từ bao giờ, mùi rất kinh khủng. Chưa kể, có những đoàn làm phim còn đem cơm thiu cho diễn viên quần chúng ăn, quá thất đức!”
Tệ nạn quy tắc ngầm, cướp vai, cắt xén nhân công
Môi trường làm việc cạnh tranh cao, đãi ngộ thấp là nguyên nhân dẫn tới tệ nạn đi cửa sau, “quy tắc ngầm” diễn ra tại Hoành Điếm. Các diễn viên nữ thường đi chơi riêng với nhân viên đoàn làm phim để đổi vai diễn. Thời gian quay một dự án thường kéo dài hàng tháng trời, nên việc đổi tình lấy vai diễn không phải là việc gì mới mẻ với các đoàn làm phim.
Hàn Ất Ninh được mệnh danh là tiểu Đồng Lệ Á của Nam Kinh, cô cũng từng vật lộn mưu sinh tại Hoành Điếm, đồng thời là nạn nhân của "quy tắc ngầm". Hàn Ất Ninh tiết lộ, các diễn nữ không chỉ chịu quy tắc ngầm từ phía phó đạo diễn, đạo diễn mà còn cả phía nhân viên quản lý của hiệp hội.
Chuyện đổi tình lấy vai diễn quá thường xuyên dẫn đến hệ lụy cướp vai diễn. Các diễn viên nữ có một quy tắc bất thành văn: “Đừng nghĩ đạo diễn đồng ý cho bạn diễn vai này thì vai đó đã là của bạn, có thể ngay trước ngày khởi quay thì bạn bị đá ra khỏi đoàn phim vì phó đạo diễn nhường vai đó cho bạn gái."
Không chỉ các diễn viên nữ, các diễn viên nam cũng cố gắng tận dụng cửa sau. Nhiều người sẽ mua quà hoặc mời phó đạo diễn, đội trưởng trong hiệp hội diễn viên đi ăn những mong tìm được nhiều vai diễn hoặc có vai tốt hơn.
Bên cạnh đó, cắt xén lương của diễn viên cũng là một tệ nạn tại Hoành Điếm. Tại hiệp hội quản lý diễn viên chia ra làm nhiều cấp quản lý do số lượng diễn viên đông đảo, chính vì vậy bên cạnh phí dịch vụ phải nộp cho hiệp hội, đôi lúc sẽ thấy tiền lương bị hụt đi một khoản bồi dưỡng cho các quản lý.
Thay lời kết, hàng ngàn người đổ về Hoành Điếm mỗi năm nhưng cũng hàng ngàn người bị thất vọng về giấc mộng Chinawood của mình. Tuy nhu cầu nhân lực cao nhưng chất lượng quản lý kém cùng cách làm việc thiếu chuyên nghiệp của các đoàn phim là lý do khiến các diễn viên phụ dù sống và làm việc tại Hoành Điếm nhiều năm vẫn không có kỹ thuật diễn, không có nổi một cơ hội tỏa sáng, chỉ lay lắt vô danh như những người qua đường trong phim.