Sau khi mua tượng Thần Tài và trước khi đặt lên bàn thờ, gia chủ cần chắc chắn rằng tượng đã được làm sạch hoàn toàn.
Ngoài bàn thờ Gia Tiên, Ông Táo, nhiều gia đình buôn bán, kinh doanh còn có cả bàn thờ Thần Tài, Ông Địa tức là vị thần đem lại tiền tài, giàu có cho gia chủ.
Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa thường ở một góc nhà, ở dưới đất, trước cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc, chứ không phải ở nơi sạch đẹp, trang trọng như ban thờ Tổ tiên hay bàn thờ Thổ Công.
Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng, hoặc là chiếc thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh. Phía trong khám dán bài vị của Thần tài, Ông Địa được viết trên giấy đỏ, mực viết bằng kim nhũ. Trong đó, ngoài những thứ bắt buộc phải có trên bàn thờ, từ xưa nhiều gia đình còn đặt thêm 1 ít tỏi lên với ý nghĩa gọi may mắn vào nhà. Nhiều hộ kinh doanh hay nói với nhau rằng cuối năm mà đặt tỏi lên bàn thờ chắc chắc sẽ phất lộc, ăn Tết trong sung túc. Vậy tại sao phải đặt tỏi lên bàn thờ và nó có tác dụng gì?
1. Vì sao bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa lại hay chưng tỏi?
Nhiều gia đình tuy đã lập bàn thờ Thần Tài từ lâu nhưng lại không hề biết việc nên đặt tỏi trên bàn thờ. Theo ông bà ta, khi cúng, tốt nhất là gia chủ nên kèm theo 1 đĩa tỏi gồm 5 củ tươi nguyên, đẹp mắt, hoặc thậm chí cho cả bó tỏi cũng được.
Phong thủy cho rằng nên bày tỏi để có 2 vị thần dễ dàng bài trừ “các đạo chích vong binh” ám muội. Giúp đường tài vận của gia đình được hanh thông, gia đạo bình an hơn.
Thêm nữa, các bạn cũng nên đặt thêm một Ông Cóc (Thiềm Thừ) ở bên trái, nhớ ra sáng quay cóc ra, tối quay mặt cóc vào để tiền bạc và phúc khí không bị trôi ra ngoài.
2. Ngoài ra, khi đặt bàn thờ bạn cần lưu ý những điều sau:
Lau sạch tượng khi đem về nhà
Sau khi mua tượng Thần Tài và trước khi đặt lên bàn thờ, gia chủ cần chắc chắn rằng tượng đã được làm sạch hoàn toàn. Để mang đến tài khí tốt nhất, nên chuẩn bị lá bưởi đun nước, sau đó dùng một tấm vải mềm nhúng vào và lau sạch tượng. Tượng Thần Tài nên được đảm bảo sạch sẽ trong suốt quá trình thờ cúng, cần lau rửa một cách thường xuyên. Đặc biệt, khăn lau cho tượng nên được chuẩn bị riêng, tuyệt đối không sử dụng chúng cho những mục đích khác.
Trong trường hợp đặt tượng Thần Tài lên bàn thờ khi chưa được làm sạch, những bụi bẩn bám bên ngoài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính linh thiêng, việc thờ cúng gần như không mang đến kết quả như mong muốn của gia chủ.
Lau sạch bàn thờ vào 10/1, 14 âm lịch và cuối tháng
Bên cạnh tượng Thần Tài, bàn thờ là một trong những khu vực cần được chú ý làm sạch vào những khoảng thời gian nhất định. Cụ thể hơn, nên sử dụng nước hoa bưởi để lau bàn thờ. Vì theo quan niệm tâm linh, nước hoa bưởi có khả năng thanh tẩy và xua tan tà khí, giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ. Đặc biệt, nên lau bàn thờ Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng, ngày 14 âm lịch và ngày cuối tháng.
Tụ khí cho bàn thờ Thần Tài
Khi gia chủ đã hoàn tất công việc lập bàn thờ Thần Tài, trong 100 ngày đầu tiên bắt buộc phải thắp nhang liên tục để tụ khí cho bàn thờ. Bên cạnh đó, mỗi ngày cần phải thay mới và thắp một nén nhang. Vào những ngày lễ âm lịch như mùng 1 hoặc rằm, nên thắp 5 nén nhang xếp theo hình chữ thập. Trong trường hợp gia chủ muốn cầu xin một điều gì đó, hãy thắp 3 nén nhang theo hàng ngang. Đến ngày 23 tháng Chạp mới tiến hành rút chân nhang và hóa cùng tiền giấy. Sau khi hóa xong, nên đổ rượu vào đám tro.
Bố trí không gian trước và sau bàn thờ
Một trong những kiêng kỵ rất nhiều gia đình phạm phải khi đặt bàn thờ Thần Tài là khu vực phía trước và phía sau đều khá bừa bộn hoặc bám bẩn. Nếu xung quanh bàn thờ có quá nhiều vết bẩn, các vị Thần sẽ cảm thấy không được tôn trọng, điều này sẽ mang đến một vài ảnh hưởng không tốt cho tài lộc của các thành viên trong gia đình. Gia chủ cần đảm bảo không gian phía trước bàn thờ Thần Tài luôn sạch sẽ và thoáng mát, không có vật cản trở tầm nhìn.
Bên cạnh đó, bàn thờ nên được đặt dựa vào vách tường chắc chắn. Hạn chế đặt dựa vào cửa sổ, vị trí này sẽ khiến luồng khí tụ xung quanh bàn thờ bị xao động, vượng khí cũng theo cửa sổ thoát ra ngoài.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo