Có những chuyện đỏ mặt khi đi sinh mà đến già mẹ cũng không quên được, về nhà không dám kể với chồng.
Người đi trước vẫn thường nói “cửa sinh là cửa tử”, bước lên bàn đẻ là trận chiến cam go nhất trong đời phụ nữ. Nhưng ngoài những cố gắng hết sức về thể lực và đối mặt với nhiều nguy cơ, người mẹ còn cần phải trải qua vô số nhiệm vụ không tên khác. Nhiều trong số đó khiến các mẹ “ngượng đỏ mặt” mà dù có trải qua hàng chục năm sau cũng sẽ không thể quên được.
Bác sĩ nam đỡ đẻ
Rất nhiều bác sĩ nam làm việc trong khoa sản nên chuyện các mẹ gặp bác sĩ nam đỡ đẻ vẫn rất thường xảy ra. Nhưng cũng vì vậy nhiều mẹ có tư tưởng truyền thống không thể chấp nhận được và cảm thấy rất khó khăn, ngại ngùng.
Trên thực tế, các bác sĩ nam xử lý tốt hơn bác sĩ nữ trong một số trường hợp khẩn cấp và các bác sĩ nam cũng có thể lực tốt hơn để trợ giúp các sản phụ khi cần dùng sức. Mặc dù bác sĩ nam đỡ đẻ thuận lợi hơn nhưng nhiều chị em vẫn hi vọng gặp bác sĩ nữ đỡ đẻ, dù áp lực tâm lý cũng không quá lớn.
Phải trần truồng
Khi sinh thường, các mẹ sẽ được bác sĩ và y tá nhắc về việc cần cởi quần áo. Nếu là sinh thường thì vẫn có thể mặc áo ở nửa trên nhưng nếu sinh mổ thì phải cởi hết quần áo và trần truồng cả cơ thể. Vì vậy, thông thường khi bước vào phòng sinh, việc đầu tiên là mẹ bầu phải cởi bỏ quần áo.
Điều này gây ra những ngại ngùng và khó chịu đối với các mẹ, cảm giác đến ngày về già cũng không thể quên được. Nhưng vì một công cuộc vượt cạn thành công, mẹ bầu đừng lo lắng quá nhiều và hãy vượt qua sự bối rối của mình.
Đại tiện không tự chủ
Hầu hết các sản phụ sẽ không tránh khỏi tình trạng muốn đi đại tiện khi sinh thường. Đó là do phần đầu của thai nhi đang chui xuống, khi từ từ ra khỏi cơ thể sẽ tạo áp lực nhất định lên trực tràng của mẹ. Vì vậy nếu có phân còn sót lại trong trực tràng sẽ gây ra tình trạng đại tiện không tự chủ. Để ngăn ngừa tình trạng đi vệ sinh không kiểm soát, một số mẹ cố gắng kìm nén không són ra, nhưng như vậy sẽ làm tăng nguy cơ đẻ khó.
Cạo lông "vùng kín"
Khi sinh con, lông ở vùng kín có thể gây những ảnh hưởng trong quá trình sinh con hay gây nhiễm khuẩn sau sinh. Vì vậy, trước khi bước vào quá trình vượt cạn, vùng lông này cần được cạo sạch.
Thông thường, các y tá sẽ là người giúp sản phụ làm công việc này. Nhưng nếu gặp phải y tá, bác sĩ nam trong quá trình chuẩn bị sinh hay sinh con, các mẹ thường sẽ càng “ngượng chín mặt” và thậm chí không dám kể với chồng mình.