Ngoài gen di truyền, có 1 vị trí quan trọng trên cơ thể mẹ bầu quyết định chỉ số thông minh của thai nhi

Thy Dung - Ngày 15/02/2025 11:00 AM (GMT+7)

Trong nhiều năm qua, khi nhắc đến trí thông minh của trẻ, hầu hết mọi người đều tin rằng yếu tố di truyền từ cha mẹ đóng vai trò quyết định.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng sức khỏe và môi trường của người mẹ trong thai kỳ có thể có ảnh hưởng lớn hơn cả gen di truyền.

Một nghiên cứu quan trọng được công bố trên tạp chí Nature năm 1997 với tiêu đề "Tính di truyền của IQ" (The Heritability of IQ) đã mở ra một góc nhìn mới, cho thấy trí thông minh của trẻ không chỉ là kết quả của gen di truyền mà còn bị tác động mạnh mẽ bởi tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng và tâm lý của mẹ trong suốt thai kỳ.

Tử cung của mẹ - “Lớp học đầu tiên” của trẻ

Giới khoa học từ lâu đã coi tử cung của mẹ là môi trường đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng đến nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chế độ dinh dưỡng, sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ khi mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến IQ của con.

Tử cung của mẹ là môi trường đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tử cung của mẹ là môi trường đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Theo một tổng hợp nghiên cứu trên quy mô lớn, các nhà khoa học nhận thấy:

- Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của thai nhi: Nếu người mẹ không được cung cấp đủ các dưỡng chất quan trọng như DHA, sắt, axit folic và protein, sự phát triển não bộ của bé có thể bị hạn chế, làm suy giảm khả năng nhận thức sau khi sinh.

- Căng thẳng và trầm cảm khi mang thai làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến chỉ số IQ: Các nghiên cứu chỉ ra rằng mẹ bầu thường xuyên căng thẳng có thể làm tăng nồng độ cortisol – một loại hormone gây stress – từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi.

- Chất lượng giấc ngủ của mẹ trong thai kỳ có liên quan đến trí nhớ và khả năng học hỏi của trẻ: Các nhà khoa học tại Đại học Cambridge (Anh) nhận thấy rằng mẹ bầu mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc có thể làm chậm quá trình phát triển của não bộ thai nhi, ảnh hưởng đến khả năng tư duy và học hỏi sau này.

Nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng, môi trường thai nhi có thể có ảnh hưởng lâu dài hơn cả yếu tố di truyền, điều này thách thức quan niệm truyền thống rằng trí thông minh chủ yếu do gen quyết định.

Di truyền hay ảnh hưởng từ thai kỳ – yếu tố nào quan trọng hơn?

Trước đây, nhiều người tin rằng IQ của trẻ phụ thuộc đến 80% vào yếu tố di truyền từ cha mẹ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã thay đổi quan điểm này.

Bằng cách phân tích dữ liệu từ hơn 10.000 cặp mẹ con, các nhà khoa học đã xây dựng mô hình tính toán sự kết hợp giữa di truyền, môi trường thai nhi và ảnh hưởng từ mẹ.

Kết quả cho thấy:

- Tính di truyền của IQ chỉ chiếm 48%, thấp hơn nhiều so với những giả thuyết trước đây.

- Môi trường thai kỳ bao gồm dinh dưỡng, tâm lý và sức khỏe của mẹ – đóng vai trò quan trọng ngang ngửa hoặc thậm chí cao hơn yếu tố di truyền.

- Những đứa trẻ có mẹ khỏe mạnh, ít căng thẳng trong thai kỳ có IQ trung bình cao hơn 7-10 điểm so với những trẻ có mẹ gặp stress kéo dài khi mang thai.

Điều này cho thấy, một thai kỳ khỏe mạnh không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất mà còn có thể nâng cao trí thông minh và khả năng nhận thức sau này.

Tác động lâu dài của thai kỳ đối với trí tuệ của trẻ

Một nghiên cứu kéo dài 20 năm của Đại học Harvard đã theo dõi hơn 3.000 trẻ em từ khi còn trong bụng mẹ cho đến tuổi trưởng thành.

Trí thông minh được định hình ngay từ trong bụng mẹ.

Trí thông minh được định hình ngay từ trong bụng mẹ.

Kết quả cho thấy:

- Những đứa trẻ có mẹ bầu được chăm sóc sức khỏe tốt, ít bị căng thẳng và có chế độ dinh dưỡng đầy đủthường có chỉ số IQ cao hơn khi trưởng thành.

- Trẻ em sinh ra từ những bà mẹ bị stress kéo dài hoặc thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ có nguy cơ gặp khó khăn trong học tập, giảm khả năng tập trung và tiếp thu chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa.

- Một số trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị trầm cảm thai kỳ có nguy cơ cao mắc chứng lo âu và rối loạn phát triển thần kinh khi lớn lên.

Điều này cho thấy, trí thông minh không phải chỉ hình thành sau khi trẻ được sinh ra, mà nó đã được định hình ngay từ trong bụng mẹ.

Làm gì để giúp trẻ phát triển tốt ngay từ trong bụng mẹ?

Các chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu nên thực hiện những điều sau để giúp bé phát triển toàn diện:

1. Dinh dưỡng hợp lý

- Ăn thực phẩm giàu DHA, axit folic, omega-3, sắt và kẽm để hỗ trợ phát triển não bộ.

- Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản.

2. Kiểm soát căng thẳng

- Tập yoga, thiền hoặc đi dạo nhẹ nhàng để giảm căng thẳng.

- Hạn chế tiếp xúc với môi trường tiêu cực, giữ tinh thần thoải mái.

3. Ngủ đủ giấc

- Ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm để đảm bảo cơ thể sản xuất đủ hormone phát triển cho bé.

- Ngủ nghiêng bên trái giúp tăng cường lưu thông máu đến thai nhi.

4. Khám thai định kỳ

- Theo dõi sức khỏe thai nhi thường xuyên để phát hiện kịp thời bất thường.

- Tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ mẹ và bé.

5 kiểu mẹ bầu hứa hẹn sẽ sinh con thông minh vượt trội
Bên cạnh yếu tố di truyền thì khi mang thai một số thói quen của người mẹ trong cuộc sống hàng ngày cũng tác động không nhỏ đến việc phát triển trí...

Bà bầu cần biết

Theo Thy Dung
Nguồn: [Tên nguồn]14/02/2025 08:46 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bà bầu cần biết