Bà mẹ này rất tự hào vì mình sinh nở dễ dàng, chỉ vài phút là xong nhưng không ngờ điều này lại dẫn đến hậu quả khó nói.
Trong thời gian mang thai, chắc hẳn bà mẹ nào cũng mong muốn mình sẽ có một ca sinh dễ dàng, nhanh chóng để không phải chịu nhiều đau đớn. Vậy nhưng thực tế không phải lúc nào đẻ nhanh cũng là tốt. Việc chuyển dạ đột ngột, sinh con bất ngờ cũng có thể gây ra những vấn đề cho sức khỏe như trường hợp của bà mẹ dưới đây.
Bà mẹ họ Diệp (33 tuổi, sống tại An Huy, Trung Quốc) đã có kinh nghiệm hai lần sinh nở trước khi sinh bé thứ 3 vào tháng trước. Dó hai bé đầu chị đều chuyển dạ rất lâu, phải chờ gần 1 ngày mới có thể vào phòng đẻ nên đến lần mang thai bé thứ 3, chị trở nên chủ quan. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, bà mẹ này vẫn thong thả tắm rửa gội đầu, chuẩn bị đồ đạc rồi thậm chí là cho con lớn ăn xong mới gọi chồng về đưa đi đẻ. Vậy nhưng trong lúc chờ chồng, chị bỗng thấy cơn chuyển dạ chuyển biến rất nhanh, chưa gì đã rút xuống 3 phút một lần co thắt.
Chị Diệp có ca sinh thần tốc khi "rặn một phát ăn ngay". (Ảnh minh họa)
Sợ chồng về không kịp, chị Diệp chuyển sang gọi taxi rồi tự mình vào viện. Khi đến viện, cô đã đau đến mức quỵ xuống đất và lập tức được y tá đưa lên xe băng ca đẩy vào phòng đẻ, không kịp làm bất cứ thủ tục nào. Vào phòng đẻ, không đợt bác sĩ đeo găng tay và kiểm tra cơn gò, chị Diệp "mắc đẻ" quá nên rặn mạnh một phát và em bé đã chui tọt ra ngoài.
Con gái chị Diệp chào đời bụ bẩm, khóc to và hoàn toàn khỏe mạnh nhưng chị lại gặp vấn đề. Do chuyển dạ quá đột ngột và rặn sinh mạnh, tầng sinh môn của người mẹ rách toạc, tổn thương nặng. Các bác sĩ phải rất vất vả mới khâu lại được.
Sau 1 tháng sinh con, vết thương của chị Diệp dần dần hồi phục nhưng thỉnh thoảng cô lại thấy trên đáy quần lót có dính vết nâu đen bốc mùi. Sau vài lần quan sát, chị sốc nặng khi biết đây chính là phân. Khi đi khám, chị được chẩn đoán bị rò trực tràng âm đạo. Tình trạng của chị khá nặng do phát hiện muộn nên "vùng kín" bị viêm nhiễm. Không chỉ vậy, căn bệnh nhạy cảm khiến chị Diệp bất ổn tâm lý, hay cáu gắt, dễ tổn thương và mất ngủ. Sau đó gia đình phải đưa chị đi điều trị tâm lý.
Bà mẹ 3 con bị trầm cảm vì rò trực tràng âm đạo sau sinh. (Ảnh minh họa)
Còn về vấn đề rò trực tràng âm đạo thì do mới sinh nên chị chưa thể phẫu thuật. Bác sĩ chỉ có thể kê cho chị kháng sinh để chữa viêm và đợi 3 tháng sau kiểm tra lại rồi phẫu thuật.
Cách tránh rách tầng sinh môn khi sinh thường
Nếu không muốn phải chịu đựng cảnh rách tầng sinh môn khi đẻ thường, mẹ có thể áp dụng 4 bí quyết dưới đây ngay từ khi mang bầu.
Ăn uống, sinh hoạt khoa học
Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu ngồi, nằm nhiều và lười vận động thì nguy cơ bị rách khi sinh con sẽ rất cao. Vì vậy, tốt hơn cả mẹ nên tạo thói quen tập thể dục đều đặn trong thai kỳ. Tập thể thao không chỉ giúp cải thiện lưu thông máu và từ đó sẽ cải thiện độ đàn hồi cho da. Khi lượng máu được cải thiện đến vùng đáy chậu và âm đạo cũng sẽ cải thiện sức khỏe các cơ, mô. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng tốt và uống đầy đủ nước sẽ tốt cho da và sức khỏe cơ bắp.
Tập Kegel
Kegel là một bài tập giúp kéo dài và cải thiện sức lực của cơ sàn chậu và các cơ khác xung quanh. Cơ sản chậu khỏe mạnh, co giãn tốt sẽ giúp mẹ sinh thường dễ dàng hơn và không phải rạch tầng sinh môn.
Rặn đẻ đúng cách
Trong giai đoạn rặn đẻ, nhiều bà mẹ hay cố gắng rặn đẻ non khi cơn đau chưa tới và đây là nguyên nhân dễ khiến mẹ bị rách tầng sinh môn. Để hạn chế điều này, mẹ bầu nên tham gia các lớp học tiền sản hướng dẫn cách rặn, thở khi sinh thường và trong quá trình sinh cần nghe hướng dẫn của bác sĩ.
Massage tầng sinh môn
Massage đáy chậu khi mang thai được chứng minh là làm giảm nguy cơ bị rách khi sinh thường khá hiệu quả. Mẹ có thể dùng dầu oliu hoặc dầu dừa để massage nhẹ nhàng hàng ngày nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có cách massage đúng cách, hiệu quả.