Vì không thấy dấu hiệu chuyển dạ nên mẹ bầu này cứ ở nhà dưỡng thai theo lời mẹ chồng khuyên.
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai đủ ngày là 40 tuần tuổi (tính đến ngày dự sinh). Tuy nhiên thai từ 38 tuần là đã trưởng thành và có thể nuôi sống dễ dàng bên ngoài tử cung mẹ. Vì vậy, trẻ được sinh ra từ 39 - 41 tuần sẽ có ít biến chứng nhất. Trẻ sinh non thường nhẹ cân, yếu ớt, đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật. Ngược lại, thai quá ngày cũng tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm cho mẹ và em bé, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng như câu chuyện của bà mẹ dưới đây.
Tiểu Lâm (22 tuổi) mang thai khi đang học năm cuối đại học nên phải bảo lưu kết quả, vội vàng kết hôn và chờ sinh con xong mới có thể học tiếp. Lần đầu mang bầu nên cô không có nhiều kinh nghiệm, việc gì cũng phải hỏi ý kiến mẹ chồng.
Vì không thấy dấu hiệu chuyển dạ, Tiểu Lâm đã giữ em bé trong bụng đến 43 tuần. (Ảnh minh họa)
Khi mang bầu đến tháng thứ 9 thai kỳ, bác sĩ đã dặn Tiểu Lâm nếu có bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ nào như vỡ ối, đau bụng, tử cung co thắt,... thì phải lập tức đến bệnh viện để sinh gcon. Vậy nhưng đến tận ngày dự sinh, mẹ bầu trẻ vẫn không có dấu hiệu nào kể trên. Cô đi kiểm tra và bác sĩ cho biết em bé vẫn ổn, cô về nhà chờ thêm vài ngày. Nhiều nhất 1 tuần sau nếu chưa có dấu hiệu sinh nở thì quay lại tái khám.
Vậy nhưng khi về nhà, Tiểu Lâm kể cho mẹ chồng nghe thì bà lại tỏ ra rất vui mừng. "Một ngày trong bụng mẹ bằng 10 ngày nuôi bên ngoài, mang bầu càng lâu thì em bé càng khỏe khoắn, bụ bẫm và thông minh. Con không phải lo", bà khẳng định. Sau đó, bà con lấy ví dụ những trường hợp bạn bè mang thai quá ngày dự sinh, giờ con đều là người tài giỏi nên Tiểu Lâm càng thêm tin tưởng.
2 tuần sau khi quá ngày dự sinh, cô không đi khám, vẫn ở nhà dưỡng thai. Một hôm Tiểu Lâm thấy bụng hơi đau nhói, cô nghĩ mình sắp sinh nhưng sắp xếp xong đồ để đi viện thì cơn đau biến mất. Vậy là Tiểu Lâm lại tiếp tục ở nhà chờ đợi.
Mãi đến khi mẹ bầu trẻ đã mang thai đến 43 tuần, một người chị họ đến thăm biết được mới vội vã giục cô đi bệnh viện kiểm tra ngay. Khi đến bệnh viện, bác sĩ vừa khám xong đã lập tức yêu cầu mổ gấp kẻo em bé nguy kịch.
Bác sĩ yêu cầu mổ gấp khi Tiểu Lâm nhập viện. (Ảnh minh họa)
Khi mổ lấy thai cho Tiểu Lâm, bác sĩ thấy nước ối của cô đục và bốc mùi nồng nặc đến mức một y tá thực tập dù đeo khẩu trang vẫn nôn thốc nôn tháo ngay tại chỗ. Em bé lấy ra cơ thể tím thai, không khóc. Các bác sĩ đã lập tức thông mũi miệng cho bé và tiến hành ép tim. Sau gần 5 phút bé mới có thể khóc lên rồi được đưa luôn đến phòng chăm sóc đặc biệt.
Bác sĩ cũng thông báo cho gia đình bé sẽ phải làm thêm nhiều kiểm tra vì nghi ngờ bị tổn thương não do thiếu oxy quá lâu. Vừa nghe đến đây, mẹ chồng Tiểu Lâm đã khóc ngất đi vì hối hận. Bà không ngờ vì lời khuyên thiếu hiểu biết của mình mà giờ đây cháu nội gặp vấn đề nghiêm trọng.
Thai quá ngày nguy hiểm thế nào?
Quan niệm để thai càng lâu trong bụng càng tốt là hoàn toàn sai lầm. Nó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như sau:
- Nếu bánh nhau vẫn hoạt động tốt, thai nhi tiếp tục phát triển lớn thêm, khi sinh có khả năng đẻ khó do con to (kẹt vai, sang chấn nhiều cho cả mẹ lẫn con hoặc không sanh được phải mổ lấy thai…). Thêm vào đó lượng nước ối có thể cạn dần, không gian hoạt động của em bé hẹp lại. Khi sinh em bé dễ bị suy hô hấp do cơn gò tử cung làm chèn ép dây rốn.
- Ngược lại nếu bánh nhau bị thoái hoá, thai nhi sẽ không được nuôi dưỡng tốt, có thể tử vong trong bụng mẹ hoặc trong khi sanh; hoặc em bé sẽ bị suy dinh dưỡng, da dẻ nhăn nheo và sức đề kháng kém.
- Thai quá ngày còn có thể xảy ra hiện tượng thai nhi thải phân su ra nước ối, chính em bé hít phải dễ dẫn đến ngạt. Nước ối đục cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tử cung của người mẹ.
Bà bầu nên làm gì khi quá ngày dự sinh?
Nếu người mẹ không chuyển dạ trước ngày dự sinh 40 tuần, trước tiên cần phải ổn định cảm xúc và bình tĩnh. Bởi vì miễn là việc siêu âm định kỳ bình thường, đừng quá lo. Nhưng hãy nhớ duy trì đếm chuyển động của thai nhi và sau đó lặng lẽ chờ khoảnh khắc con muốn ra đời.
Nếu không có chuyển động trong hơn 41 tuần, bạn cần để bác sĩ quyết định. Nếu sản phụ có một số biến chứng khi mang thai, chẳng hạn như huyết áp khi mang thai, tiểu đường thai kỳ, vv, bác sĩ có thể can thiệp y tế trong thời gian sinh dự kiến hoặc thậm chí sớm hơn để đảm bảo an toàn cho mẹ và trẻ ở mức độ lớn nhất.