Đêm mưa lũ, sản phụ Huế bất ngờ chuyển dạ được cảnh sát giao thông dùng xe chuyên dụng đưa đi sinh

Thảo Nguyên - Ngày 15/10/2022 15:57 PM (GMT+7)

Cho đến 4h40 sáng sớm nay, chị Ngọc đã hạ sinh an toàn. Cháu bé mới sinh là con trai và nặng 3,5kg. 2 mẹ con đều hoàn toàn khỏe mạnh.

Thông tin này được Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết vào sáng nay 15/10/2022.

Theo đó, khoảng 3h30 ngày 15/10/2022, chị Nguyễn Thị Ngọc, SN 1998, ở Lộc Điền, Phú Lộc (Huế) nửa đêm bất ngờ chuyển dạ và được người nhà đưa lên Bệnh viện trung ương Huế sinh con.

Tuy nhiên khi đi qua đoạn Km 844 QL1A, đoạn qua xã Lộc Bổn, Phú Lộc thì đoạn đường này bị nước ngập sâu do mưa lũ. Do nước ngập nguy hiểm nên xe tải chị Ngọc xin quá giang đi đẻ không thể đi qua.

Đúng lúc này, trung tá Hoàng Phước Tế - trạm trưởng và Nguyễn Minh Tiến cán bộ trạm CSGT Phú Lộc đang làm nhiệm vụ hướng dẫn, điều hòa giao thông đã mau chóng dùng xe chuyên dụng đưa sản phụ đi sinh.

Chị Ngọc được CSGT đưa đi bệnh viện.

Chị Ngọc được CSGT đưa đi bệnh viện. 

Dù được cảnh sát giao thông đưa đi sinh nở nhưng khi qua thị xã Hương Thủy nước ngập quá sâu, sản phụ sắp sinh nên lực lượng CSGT đã vào liên hệ trung tâm y tế thị xã Hương Thủy để chị kịp thời sinh con, đảm bảo an toàn.

Cho đến 4h40 sáng sớm nay, chị Ngọc đã hạ sinh an toàn. Cháu bé mới sinh là con trai và nặng 3,5kg. 2 mẹ con đều hoàn toàn khỏe mạnh.

Được hỗ trợ sản phụ Ngọc sinh con an toàn trong ngày lũ, bản thân các cán bộ chiến sĩ đều rất vui và tự hào.

Được hỗ trợ sản phụ Ngọc sinh con an toàn trong ngày lũ.

Được hỗ trợ sản phụ Ngọc sinh con an toàn trong ngày lũ.

Mẹ bầu làm sao để giảm rủi ro sinh dọc đường?

Theo các bác sĩ sản phụ, để giảm rủi ro có thể sinh dọc đường, khi mang thai, điều quan trọng nhất là các sản phụ cần khám thai định kỳ, tầm soát nguy cơ sinh non.

Tuyệt đối không đi du lịch, đi công tác xa vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu bắt buộc phải đi, hãy tìm hiểu về cơ sở y tế gần nhất, di chuyển bằng phương tiện an toàn và ít mất thời gian nhất.

Ngoài ra, luôn mang theo sổ khám thai bên mình, để nếu có chuyển dạ thì đến bệnh viện đỡ mất thời gian hơn, bác sĩ có nhiều thông tin hơn, xử lý cũng dễ dàng hơn, đặc biệt trong những trường hợp thai kỳ có bất thường đi kèm.

Bên cạnh đó, các sản phụ cũng chú ý các dấu hiệu báo chuyển dạ: đau bụng từng cơn (gò tử cung), trằn bụng, ra nhớt hồng, có cảm giác muốn đi đại tiện... Những dấu hiệu này diễn tiến nhanh với các sản phụ đã sinh con 1-2 lần. Vì thế khi thấy các dấu hiệu này, sản phụ cần đi khám ngay.

Chuyến đi đẻ hú hồn của sản phụ 37 tuần nhập viện khi dây rốn thai nhi đã sa ra ngoài âm hộ
Khi sản phụ nhập viện, các bác sĩ đã phải chuyển ngay lên phòng phẫu thuật cấp cứu theo quy trình và phát báo động đỏ nội viện.

Câu chuyện đi đẻ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện đi đẻ