Vì không biết trước việc bác sĩ sẽ làm ở vùng kín nên sản phụ đã giãy nảy lên.
Nhiều mẹ bầu ví sinh con không chỉ là thử thách về mặt sinh tử mà còn là quá trình "từ bỏ hết sĩ diện". Bởi ngoài nỗi đau về thể xác và nhiều nguy hiểm rình rập, người mẹ chẳng thể ngần ngại trước việc ai đang đỡ đẻ cho mình, hay mọi bộ phận riêng tư trên cơ thể mình đều bị phơi bày hết. Mẹ cũng gặp không ít trường hợp xấu hổ, ngượng đến chín mặt mà dù có bao nhiêu năm qua đi cũng không thể quên được.
Thậm chí ngay cả khi đã xác định được tinh thần là chấp nhận "rớt hết sĩ diện" đi nữa, sản phụ vẫn không thể ngờ được có nhiều tình huống mà mình lại bị gồng cứng người vì xấu hổ, để sau đấy phải đổi lấy sự hối hận. Lưỡng Lưỡng, một bà mẹ sinh năm 1995, sống tại Trung Quốc là một trong số đó.
(Ảnh minh họa)
Lưỡng Lưỡng mang thai con đầu lòng. Khi chuẩn bị sinh con, cô nghe bạn bè mình kể rất nhiều về chuyện sinh nở. Các bạn cô phàn nàn về việc bác sĩ nam đỡ đẻ nên cảm thấy xấu hổ rất nhiều khi sinh con, về nhà không dám kể với ai những chuyện tế nhị trong phòng sinh. Nhưng Lưỡng Lưỡng lại rất bình tĩnh và thậm chí còn cười nhạo bạn là "suy nghĩ quá cổ hủ".
Bà mẹ sinh năm 1995 chẳng thấy có vấn đề gì với việc chỉ còn lại duy nhất một bác sĩ nam ở khoa sản vào ngày sinh nở. Vậy nên dù cho cả khi chồng của Lưỡng Lưỡng không vui và tỏ vẻ bất mãn trước việc vợ mình sẽ được bác sĩ nam đỡ đẻ, cô cũng thấy bình thường. Cô thuyết phục chồng rằng sự an toàn của con là nhất, bác sĩ nam hay nữ đỡ đẻ cũng đều giống nhau. Cô cũng đã nghe nhiều bạn bè kể về các công đoạn khi đi sinh rồi, cũng không có gì nhạy cảm quá nên khuyên chồng yên tâm.
Tuy nhiên, bạn bè cô nói nhiều nhưng lại không ai nhắc đến bước chuẩn bị da trước khi sinh. Khi chuẩn bị da, nữ y tá bên cạnh đề nghị với bác sĩ đứng bên cạnh rằng cô ấy sẽ giúp Lương Lương chuẩn bị da. Nhưng Lương Lương nghe thấy liền giãy nảy lên và từ chối. Vì dù cô không biết việc chuẩn bị da là gì, nhưng cô nghĩ bác sĩ sẽ chuyên nghiệp hơn y tá. Vậy nên cô bảo với y tá: "Hãy để bác sĩ giúp tôi làm điều đó".
Nhưng không ngờ, chính câu nói ấy đã khiến Lương Lương hối hận vô cùng sau khi sinh con. Bởi khi bác sĩ bắt đầu tiến hành, bà mẹ 9X mới nhận ra rằng việc chuẩn bị da là cạo sạch lông trên âm hộ. Việc cạo lông vùng kín đột ngột này khiến Lương Lương rất lo lắng, cô giật bắn người khi bác sĩ nam chạm tay vào vùng tam giác để thực hiện bước chuẩn bị da. Điều này khiến cô bị lưỡi dao lia qua và xước một đường trên da, chảy máu. Dù bác sĩ vội vàng tiến hành cầm máu và khử trùng, ca sinh nở diễn ra suôn sẻ nhưng Lương Lương thi thoảng vẫn cảm thấy hơi đau vùng bị xước.
(Ảnh minh họa)
Cô cảm thấy hối hận vì nếu hỏi kỹ y tá về việc chuẩn bị da, cô đã hiểu đó là việc mà y tá thường làm hơn là bác sĩ. Và nếu một y tá nữ chuẩn bị da cho cô thì tốt hơn là một bác sĩ nam.
Khi đi sinh con và gặp bác sĩ nam, phụ nữ nên ứng xử ra sao?
Thả lỏng cảm xúc và đừng quá lo lắng
Những căng thẳng, lo lắng trong quá trình sinh nở dễ dẫn đến tình trạng cả người căng cứng, không giúp quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ. Thực tế dù việc gặp bác sĩ nam trong phòng đẻ khiến nhiều mẹ cảm thấy khó chịu trong lòng nhưng đối với bác sĩ nam, đỡ đẻ là công việc thường ngày. Họ gặp quá nhiều sản phụ và sẽ không có quá nhiều suy nghĩ về điều này.
Vì vậy, ở góc độ an toàn của bản thân và thai nhi, cách ứng xử phù hợp nhất của mẹ là thư giãn, tránh căng thẳng quá mức để làm chậm hay ảnh hưởng của quá trình sinh con.
Tin tưởng vào lợi thế của bác sĩ nam trong khoa sản
Về tương đối, bác sĩ sản nam sẽ có nhiều lợi thế hơn so với bác sĩ nữ. Trước hết là về trình độ chuyên môn, bác sĩ nam có thể nổi trội, rõ ràng khả năng kỹ thuật của họ rất vượt trội.
Ngoài ra, nam bác sĩ có thể lực rất lớn, nếu có một số tai nạn xảy ra, bác sĩ nam cũng ứng phó gọn gàng hơn. Ngoài ra, tâm trạng nam bác sĩ cũng ổn định hơn, bình tĩnh trước những "cơn gào thét" đến khản cổ của mẹ.
Tích cực hợp tác với sự chỉ dẫn của bác sĩ
Chỉ có hợp tác với bác sĩ giỏi thì quá trình chuyển dạ mới diễn ra suôn sẻ. Nên dù có gặp bác sĩ nam khi sinh con, vì trong lòng khó chịu, các mẹ cũng không nên nghi ngờ hay do dự không cần thiết mà hãy tích cực hợp tác, tin tưởng vào bác sĩ. Tránh gây ra những tình huống căng thẳng, bác sĩ có tâm lý tốt cũng sẽ có thể khiến quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn.