Trong quá trình sinh thường, nhiều sản phụ sẽ được các bác sĩ sản khoa chỉ định cắt tầng sinh môn - một thủ thuật chủ động mở rộng cửa âm đạo giúp cho trẻ nhanh chóng và dễ dàng ra ngoài hơn.
Vì sao phẫu thuật cắt tầng sinh môn không được bác sĩ khuyến khích với tất cả sản phụ?
Với những sản phụ đã từng trải qua một lần sinh nở thì khái niệm tầng sinh môn không còn quá xa lạ. Thực chất tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh dục của các chị em, có chiều dài từ 3-5cm và cấu tạo thành 3 tầng.
Tầng sinh môn có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như âm đạo, tử cung, bàng quang, trực tràng,... và là nơi giao hợp tiếp nhận tinh trùng. Trong quá trình chuyển dạ, tầng sinh môn giãn nở giúp cho âm đạo mở rộng chuẩn bị cho sự chào đời của em bé.
Những năm gần đây, thủ thuật cắt tầng sinh môn rất phổ biến đối với các sản phụ khi sinh thường. Nhưng dần dần thủ thuật này không còn được khuyến khích sử dụng dù cho việc cắt tầng sinh môn chỉ là thực hiện một vết mổ phẫu thuật để mở rộng đường sinh trong khi sinh nở.
Các bác sĩ sản khoa không khuyến khích việc cắt tầng sinh môn không cần thiết khi sinh thường để mẹ hồi phục nhanh hơn. (Ảnh minh họa)
Hiện nay nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc cắt tầng sinh môn thông thường không nhất thiết làm giảm nguy cơ bị rách nghiêm trọng, có thể dẫn đến các biến chứng như sản phụ sẽ đau nhiều hơn trong quá trình hồi phục và khả năng nhiễm trùng cao hơn.
Bởi thế, các bác sĩ sản khoa không khuyến khích việc cắt tầng sinh môn không cần thiết khi sinh thường. Ngược lại họ lựa chọn các phương pháp khác như xoa bóp tầng sinh môn và hướng dẫn các kỹ thuật rặn đẻ có kiểm soát. Quá trình này sẽ giúp các sản phụ sinh nở an toàn và khỏe mạnh hơn. Họ không còn phải chịu trận vết rách tầng sinh môn cũng nhưng không gây khó khăn cho việc đi đại tiện sau sinh.
7 sản phụ được bác sĩ chỉ định cắt tầng sinh môn khi sinh thường
Bên cạnh những sản phụ dễ sinh hoặc thai nhi có thân hình nhỏ gọn không cần thiết phải cắt tầng sinh môn thì có 7 sản phụ sau được bác sĩ chỉ định phải cắt tầng sinh môn trong quá trình vượt cạn như:
- Sản phụ có tầng sinh môn có độ linh hoạt kém, thường gặp ở những chị em sinh con đầu lòng.
- Sản phụ bị viêm âm đạo và phù nề sau sinh.
- Đầu thai nhi có đường kính lớn.
- Cơn co chuyển dạ của mẹ bầu không đủ mạnh.
- Sản phụ có độ tuổi từ 35 trở lên.
- Sản phụ mắc bệnh tim hoặc nhiễm độc thai nghén.
- Sản phụ xuất hiện dấu hiệu suy thai.
Sau khi cắt tầng sinh môn, nhiều sản phụ bị nhiễm trùng. (Ảnh minh họa)
Những biến chứng sản phụ phải đối mặt khi thực hiện cắt tầng sinh môn
Sau sinh, việc cắt tầng sinh môn có thể gây ra một số biến chứng mà nhiều sản phụ phải đối mặt:
- Vết cắt tầng sinh môn đau và lâu lành hơn so với vết rách tự nhiên khi vượt cạn.
- Có thể để lại sẹo lớn nhỏ. Một số vết sẹo lớn vừa gây xấu về thẩm mỹ vừa có thể ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, quan hệ tình dục của 2 vợ chồng sau sinh.
- Nhiễm khuẩn: Dọ vị trí của tầng sinh môn phía trước âm đạo và phía sau gần hậu môn, là nơi có chứa nhiều vi khuẩn. Bởi thế thực hiện cắt tầng sinh môn khiến vết thương dễ bị vi khuẩn xâm nhập, phải dùng tới khánh sinh để điều trị.