Nếu đã từng sinh mổ lần 1 thì khi muốn đẻ tiếp, chị em phải biết khoảng cách tối thiểu giữa hai lần sinh là bao lâu để vết sẹo mổ không bị tổn thương và những lưu ý quan trọng khác dưới đây.
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Công Định - Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản (cơ sở 2), Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sản phụ muốn sinh mổ lần 2 cần lưu ý những điều sau:Khoảng cách sinh mổ lần 2 với lần 1
Điều gì xảy ra khi sinh mổ lần 2 cách lần 1 quá ngắn? Do vết sẹo mổ ở vùng bụng rất dễ bị tổn thương trong khi diễn ra quá trình sinh nở tiếp theo, chính vì vậy, nếu người mẹ sinh mổ lần 1, muốn sinh con tiếp thì phải đợi một thời gian để vết sẹo lành lại hoàn toàn.
Nếu khoảng thời gian sinh mổ lần 2 cách lần 1 quá ngắn thì dễ dẫn đến những biến chứng trong thai kỳ như hiện tượng nhau cài răng lược. Đây là hiện tượng một phần hay toàn bộ bánh rau bám bất thường hoặc xâm lấn vào lớp cơ tử cung. Việc bóc bánh rau trong trường hợp này có thể gây chảy máu số lượng lớn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng sản phụ.
Nếu nhau bám diện rộng, ăn ra ngoài các tạng như bàng quang có thể gây chảy máu ổ ạt, có thể phải cắt bỏ tử cung, ảnh hưởng và đe dọa đến tính mạng của người mẹ và thai nhi.
Thời gian sinh mổ lần 2 nên cách khoảng 2 năm kể từ khi sinh mổ lần đầu.
Thời gian sinh mổ lần 2 nên cách khoảng 2 năm kể từ khi sinh mổ lần đầu. Thời gian này đủ để giúp mẹ hồi phục hoàn toàn vết mổ và cũng là thời điểm tốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển của bé và sự an toàn của mẹ.
Nếu thời gian giữa lần sinh thứ nhất và lần mang thai thứ 2 là dưới 6 tháng thì khả năng tổn thương vết sẹo mổ của mẹ bầu sẽ rất cao vì lúc này vết sẹo vẫn chưa hoàn toàn liền lại. Và nếu thời gian sinh mổ giữa lần đầu tiên và lần thứ 2 là dưới 18 tháng thì khả năng vết sẹo bị tổn thương sẽ cao gấp 3 lần so với những lần mổ đẻ sau khoảng thời gian này.
Nếu chị em lỡ mang bầu lần 2 trước 24 tháng, các chị phải đi kiểm tra ngay để bác sĩ xác định xem cơ thể có đủ điều kiện để mang thai hay không.Kiểm tra tình trạng của vết mổ thai lần đầu
Khác với lần đầu tiên, siêu âm khi mang thai lần 2 không chỉ đơn giản để kiểm tra sức khỏe thai nhi mà còn để kiểm tra tình trạng vết mổ cũ của mẹ bầu.
Trong khi đi khám, mẹ bầu cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về lần sinh trước như thời gian mổ, lý do mổ, thời gian phục hồi, biến chứng sau sinh…Cẩn trọng với dấu hiệu bất thường tại vết mổ thai lần đầu
Tuy rất hiếm xảy ra nhưng vẫn không ít trường hợp các vết mổ lần đầu bị nứt trong lần mang thai thứ 2. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của mẹ. Chính vì vậy, bà bầu phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra vết mổ cũ, nếu xuất hiện những cơn đau, màu sắc bất thường, mẹ phải báo cho bác sĩ ngay.
Mẹ bầu cũng cần lựa chọn bác sĩ có chuyên môn tốt vì sinh mổ lần 2 không hề đơn giản như lần 1. Bác sĩ mổ đẻ lần 2 phải là người có chuyên môn tốt để kịp thời xử lý những vấn đề bất thường xảy ra.